Tại sao cần phải điều trị tủy răng? Đây là thắc mắc của nhiều bệnh nhân khi bị đau răng và đi khám nha khoa được chỉ định thực hiện thủ thuật này. Diệt tủy răng sẽ điều trị triệt để tình trạng viêm tủy răng, song sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến chức năng và độ bền của răng sau này.
14/08/2021 | Phương pháp điều trị tình trạng đau do viêm tủy răng27/05/2021 | Bác sĩ giải đáp: Chữa tủy răng có đau không?17/05/2021 | Tại sao cần triệt tủy răng? Triệt tủy răng cối có nguy hiểm không?
1. Bác sĩ Nha khoa giải thích: Tại sao cần phải điều trị tủy răng?
Tủy răng là một tổ chức liên kết gồm nhiều mạch máu nhỏ và dây thần kinh nằm giữa răng. Vì thế khu vực này ít bị tấn công do có sự bảo vệ vững chắc của cả thân và chân răng. Tuy nhiên do lý do nào đó, có thể là ngoại lực gây nứt vỡ răng hay sâu răng, khiến vi khuẩn xâm nhập vào trong tủy răng có thể gây viêm nhiễm.
Tủy răng có thể bị nhiễm khuẩn gây viêm do vi khuẩn tấn công
Thực tế viêm nhiễm là phản ứng của cơ thể chống lại vi khuẩn gây bệnh trong tủy răng. Tùy vào mức độ bệnh mà bệnh nhân có những triệu chứng đau răng, lung lay răng, viêm chảy máu,… Nếu viêm tủy răng nhẹ, hầu hết bác sĩ đều chỉ định điều trị bằng thuốc và chăm sóc, giúp thúc đẩy quá trình tự làm lành cũng như tái khoáng.
Tuy nhiên, với trường hợp viêm tủy răng nặng, có lỗ sâu và khu vực viêm ảnh hưởng rộng thì bắt buộc phải điều trị diệt tủy răng càng sớm càng tốt. Điều này giúp tủy răng hoại tử không lan rộng ra các răng và khu vực xung quanh, giảm tình trạng đau nhức khó chịu.
Viêm tủy răng là bệnh không thể tự phục hồi, vì thế cần điều trị sớm, không nên chủ quan để bệnh tiến triển gây những biến chứng nặng. Khi bệnh nghiêm trọng, điều trị tủy răng có thể không còn hiệu quả, vùng xương quanh răng bị thoái hóa bị bắt buộc phải nhổ loại bỏ răng.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ sẽ hạn chế bệnh về răng
Vì thế khi có những triệu chứng đau nhức, viêm tủy răng, bệnh nhân cần sớm tới nha sĩ để thăm khám và điều trị. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ xem xét điều trị tủy răng hoặc nhổ răng, mỗi kỹ thuật đều có rủi ro và gây ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe người bệnh. Vì thế hãy trao đổi với nha sĩ có kinh nghiệm để được tư vấn điều trị và chăm sóc tốt nhất.
2. Quá trình điều trị tủy răng thực hiện như thế nào?
Với tủy răng bị viêm, tình trạng càng kéo dài thì đau đớn càng nghiêm trọng, còn gây viêm và hoại tử lan sang các khu vực răng khác. Vì thế bác sĩ sẽ chỉ định điều trị diệt tủy răng càng sớm càng tốt, những phần tủy răng bị viêm nhiễm, hoại tử sẽ được loại bỏ hoàn toàn. Sau đó bác sĩ sẽ vệ sinh và trám bít ống tủy, tránh viêm nhiễm tái phát.
Do tủy răng nằm sâu trong khoang tủy nên kỹ thuật này có thể gây đau đớn dù đã được dùng thuốc gây tê. Dưới đây là quy trình diệt tủy răng trong điều trị viêm tủy, sâu răng.
2.1. Bước 1: Kiểm tra tình trạng viêm tủy
Các trường hợp viêm tủy răng nặng, hình thành lỗ sâu và không thể điều trị bằng thuốc sẽ được chỉ định điều trị diệt tủy răng. Vì thế trước khi chỉ định, bác sĩ sẽ khám tổng quát sức khỏe răng miệng của người bệnh để đánh giá tổng quát mức độ viêm. Kỹ thuật chụp phim X-quang giúp quan sát cấu trúc răng chi tiết, cũng giúp xác định vị trí và mức độ răng bị viêm tủy.
Điều trị tủy răng thường gây đau nhức cho người bệnh
Nếu có thắc mắc về kỹ thuật điều trị tủy răng này, hãy trao đổi thêm với nha sĩ để được giải đáp.
2.2. Bước 2: Vệ sinh răng miệng, gây tê
Trước khi thực hiện thủ thuật, răng miệng của bạn cần được vệ sinh sạch sẽ để tránh nhiễm trùng cũng như gây khó khăn cho bác sĩ thao tác. Các công việc làm sạch răng bao gồm: súc miệng, diệt khuẩn, loại bỏ cao vôi răng,…
Sau khi làm sạch, bác sĩ sẽ gây tê tại chỗ cho vùng răng chuẩn bị điều trị tủy và có thể cả các vùng xung quanh nếu viêm ảnh hưởng xa. Thông thường, thủ thuật và gây tê sẽ được thực hiện trong phòng vô trùng khép kín.
2.3. Bước 3: Đặt đế cao su
Bước chuẩn bị cuối cùng trước khi điều trị diệt tủy là đặt đế cao su, điều này đảm bảo cho khu vực xung quanh răng chuẩn bị thao tác luôn khô ráo, sạch sẽ. Nếu không, môi trường ẩm ướt thường xuyên của răng miệng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, gây khó khăn cho thao tác của bác sĩ.
2.4. Bước 4: Thực hiện điều trị diệt tủy răng
Đầu tiên, bác sĩ cần tạo đường thông nhỏ từ ngoài răng vào trong ống tủy bằng mũi khoan nha khoa chuyên dụng. Lực mũi khoan vừa đủ để tạo một lỗ thông nhỏ, có thể gây đau đớn nhẹ cho người bệnh song do có thuốc tê nên bạn vẫn cảm thấy thoải mái. Sau thao tác này, nha sĩ sẽ mở tủy để xác định chiều dài ống tủy.
Cần hút hết tủy răng viêm nhiễm để tránh bệnh lan rộng
Dụng cụ hút chuyên dụng sẽ được đưa vào trong ống tủy để hút hết những mô tủy bị viêm nhiễm và hoại tử. Sau đó là thực hiện làm sạch và điều chỉnh hình dạng ống tủy. Khi đảm bảo không còn bất cứ mô tủy bị viêm, hoại tử nào sót lại trong răng, thao tác diệt tủy răng sẽ kết thúc.
2.5. Bước 5: Trám bít ống tủy
Sau khi loại bỏ hoàn toàn tủy viêm, tủy hoại tử, tình trạng viêm nhiễm và đau nhức sẽ được cải thiện. Tuy nhiên, lỗi thông hở tạo ra có thể bị nhiễm trùng cho vi khuẩn trong miệng tấn công. Vì thế, bác sĩ cần trám bít lại răng hoặc lỗ thông trên răng bằng nhựa đa khoa chuyên dụng.
Nhựa này sẽ bít tắc toàn bộ ống thông trên răng được tạo ra trước đó, có độ cứng tương tự nên không gây khó khăn cho việc nhai nuốt của người bệnh. Nếu bạn muốn yêu cầu thẩm mỹ cao hơn, có thể bọc sứ cho những răng đã điều trị diệt tủy.
Răng sau điều trị tủy nên được trám hoặc bọc sứ
Chuyên khoa Răng bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những địa chỉ khám chữa các bệnh về răng hàm mặt uy tín với đội ngũ chuyên gia, bác sĩ trình độ chuyên môn giỏi, luôn quan tâm chăm sóc bệnh nhân như người thân trong gia đình cùng với trang thiết bị y tế tiên tiến, hiện đại luôn làm hài lòng khách hàng tới khám chữa bệnh tại đây.
Như vậy, bài viết này đã giải đáp đến bạn đọc lý do tại sao cần phải điều trị tủy răng. Đây là biện pháp bắt buộc khi viêm tủy răng đã tiến triển đến giai đoạn nặng, không đáp ứng tốt điều trị với thuốc. Sau thủ thuật diệt tủy răng khá đơn giản, tuy nhiên, răng sau khi diệt tủy thường yếu, dễ lung lay hơn nên việc chăm sóc là rất quan trọng.