Có bao giờ bạn cảm thấy, điều xui rủi luôn đến với bạn vào những lúc không may nhất? Đó chính là biểu hiện của “Định luật Murphy (định luật bánh bơ)”. Cùng JobsGO khám phá kỹ hơn về định luật này trong bài viết dưới đây nhé!
1. Định luật Murphy là gì?
Murphy là gì? Định luật Murphy là hay còn gọi là định luật bánh bơ. Nó được đặt theo tên của chuyên gia tên lửa Edward A. Murphy – là người đã khám phá ra định luật này.
Định luật Murphy nói rằng: “Anything that can go wrong, will go wrong”, tức là nếu có bất kỳ điều xấu nào có thể xảy ra, nó sẽ xảy ra. Điều này còn được Murphy chứng minh thông qua hiện tượng “bánh mì phết bơ” vào năm 1949. Đó cũng là lý do tại sao định luật này còn có tên gọi khác là định luật bánh bơ.
Thí nghiệm bánh bơ cụ thể như sau: Nếu bạn có một chiếc bánh mì sandwich được phết bơ 1 mặt thơm ngon thì chắc chắn, sẽ có trường hợp chiếc bánh rơi úp vào mặt có bơ đó. Từ đó, bạn có thể hiểu một cách đơn giản về định luật Murphy rằng, điều xấu luôn có cơ may xảy ra và nó luôn xảy đến vào thời điểm bất ngờ nhất.
>> Xem thêm: Chủ nghĩa khắc kỷ là gì?
2. Nguồn gốc của định luật Murphy
Nguồn gốc thực sự của định luật Murphy là từ thí nghiệm đánh giá phản ứng của con người trong quá trình giảm tốc nhanh chóng của tên lửa. Thời gian đầu, họ buộc hình nộm vào xe trượt tên lửa sau đó cho tên lửa tăng tốc tăng tốc lên đến 1000 km/ giờ rồi đột ngột dừng lại. Tuy nhiên, các sĩ quan không bị thuyết phục với kết quả dựa trên hình nộm. Họ cảm thấy sẽ đáng tin cậy hơn nếu thử nghiệm bằng người thật.
Đại tá Stapp, một trong những người tham gia dự án này, đã tự nguyện tham gia thí nghiệm thay thế cho vị trí hình nộm còn Edward Murphy được giao trách nhiệm thiết kế dây nịt để đeo quanh Đại tá Stapp. Bản thiết kế cuối cùng là bộ dây đai với 16 cảm biến để đo lực G (lực hấp dẫn) tác động lên đối tượng (Colonel Stapp). Tuy nhiên, sai sót đã xảy đến khi mà Edward Murphy không ngờ nhất. Sau thí nghiệm, tất cả cảm biến được quấn quanh người Stapp lại chẳng ghi lại bất kỳ một chỉ số nào.
Sau khi kiểm tra cẩn thận, Edward Murphy nhận ra rằng mọi cảm biến trong tổng số 16 cảm biến đều được cấu hình không chính xác. Thậm chí không có một cấu hình nào được cài đặt đúng. Chính vì thế, Murphy đã phải thốt lên trong bất lực rằng: “Anything that can go wrong, will go wrong” tức là “Bất cứ điều sai sót gì có thể xảy ra, nó sẽ xảy ra”.
>> Xem thêm: Cách sống lạc quan trong cuộc sống
3. 14 định luật Murphy cho thấy cuộc sống thật “đen tối”
14 định luật Murphy như giúp chúng ta “nhìn thẳng” vào những tiêu cực của cuộc sống để có cách đối diện với chúng:
- Định luật bánh bơ 1: Một điều gì xấu có thể xảy ra, nó sẽ xảy ra.
- Định luật bánh bơ 2: Nói luôn dễ hơn làm.
- Định luật bánh bơ 3: Mọi việc thường diễn ra lâu hơn dự kiến.
- Định luật bánh bơ 4: Nếu có thể xảy ra sai sót, cái gây thiệt hại nhất sẽ sai.
- Định luật bánh bơ 5: Điều vốn không thể sai, nó vẫn cứ sai.
- Định luật bánh bơ 6: Nếu bạn dự đoán chỉ có 4 cách xảy ra sai sót trong quy trình, cách thứ 5 sẽ xảy ra.
- Định luật bánh bơ 7: Mọi điều đều có xu hướng đi từ tệ đến…tệ hơn.
- Định luật bánh bơ 8: Nếu bạn thấy mọi điều đang diễn ra tốt đẹp, hẳn bạn đã bỏ lỡ một điều gì đó.
- Định luật bánh bơ 9: Thiên nhiên luôn đứng về phe những lỗi sai tiềm ẩn.
- Định luật bánh bơ 10: Mẹ thiên nhiên thích xem ta như trò đùa.
- Định luật bánh bơ 11: Không thể hạn chế được những sai lầm do kẻ ngốc gây ra, bởi họ là những thiên tài.
- Định luật bánh bơ 12: Nếu bạn đang rất muốn làm một điều gì đó, sẽ có hàng đống các thứ khác cần làm trước đó.
- Định luật bánh bơ 13: Mọi giải pháp đều tạo ra vấn đề mới.
- Định luật bánh bơ 14: Điều gì đó không thể tự sai, ai đó sẽ xuất hiện và làm cho nó bị sai.
>> Xem thêm: Luật hấp dẫn: Bí quyết để thành công và hạnh phúc
4. Ví dụ về định luật Murphy
Trong cuộc sống xung quanh bạn, luôn tồn tại những vận xui bất ngờ khiến chúng ta tin vào định luật Murphy. Một vài ví dụ như:
- Chúng ta vẫn biết đến chiếc tàu Titanic huyền thoại, chiếc tàu tưởng như sẽ không bao giờ chìm, vậy mà nó vẫn chìm xuống giữa lòng Đại Tây Dương.
- Một tuần có 7 ngày, bạn luôn mang theo ô bên người và trời những hôm đó đều rất tạnh ráo. Tuy nhiên, trời sẽ đổ mưa vào đúng ngày còn lại, khi mà bạn đang tung tăng với bộ đồ đẹp cùng lớp makeup xinh xẻo và… bạn quên không mang ô.
- Hay bạn đi mua đồ trong siêu thị và đang xếp hàng để tính tiền. Bạn thấy hàng bên cạnh bạn ít người hơn, bạn liền chuyển qua đó. Nhưng khi bạn vừa đến, máy thanh toán bất ngờ bị hỏng. Cuối cùng, bạn vẫn phải quay lại hàng ban đầu và đứng chờ sau một lượt dài khách.
- Hoặc là, bạn luôn đem theo chìa khóa nhà vào thời gian mọi người đều ở nhà và quên chìa khóa khi không ai có mặt ở nhà.
- Máy chiếu hỏng vào đúng thời điểm nhóm bạn thuyết trình cũng là một ví dụ của định luật Murphy.
Đây đều là những ví dụ cho thấy điều xấu có khả năng xảy ra vào thời điểm mà bạn không ngờ nhất.
5. Định luật Murphy không phải lúc nào cũng đúng
Thật vậy, không phải trong tất cả các trường hợp, định luật Murphy luôn đúng. Bởi sẽ có một vài tình huống, những điều tiêu cực nhất chưa chắc đã xảy ra. Tuy nhiên, phần trăm xảy ra của định luật bánh bơ vẫn là rất lớn. Đặc biệt nó sẽ luôn đến vào thời điểm mà bạn đinh ninh rằng nó không thể.
6. Bài học rút ra từ định luật Murphy
Vậy, rút được bài học gì từ định luật Murphy? Nhìn chung, định luật bánh bơ dạy chúng ta không bao giờ được chủ quan trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Vì dù xác suất nhỏ nhất, điều rủi ro vẫn có thể xảy ra. Khi đã lường trước những điều không may, bạn sẽ có thể chuẩn bị một tâm thế sẵn sàng để đối phó với nó. Và lúc này, bạn sẵn sàng đối mặt và vượt qua điều đó bằng một tâm thế bình thản.
Hy vọng những thông tin trên đây về định luật Murphy sẽ giúp bạn có thêm cái nhìn đa chiều về những điều sẽ xảy ra trong cuộc sống. Mình tin rằng, khi tiêu cực qua đi, điều tốt đẹp nhất sẽ đến với bạn.
(Theo JobsGO – Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)