Đỉnh Fansipan ở đâu? Chiều cao thật sự của đỉnh núi Fansipan, dải thực vật và kinh nghiệm khi leo đỉnh Fansipan đơn giản và dễ dàng.
Đỉnh Fansipan đã trở nên vô cùng nổi tiếng cùng với đó là mong muốn chinh phục đỉnh Fansipan tuyệt đẹp. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin hữu ích như đỉnh Fansipan nằm ở đâu, cao bao nhiêu mét, kinh nghiệm leo núi như thế nào?
Đỉnh Fansipan ở đâu?
Cái tên Phan Si Păng hay còn được viết là Phan Xi Păng, đỉnh núi này nằm ở dãy núi của Hoàng Liên Sơn, cách xa khoảng 9km về hướng Tây Nam với thị trấn của Sa Pa.
Đỉnh Fansipan nằm ở phía Tây Bắc của Việt Nam, nó tiếp giáp với hai tỉnh thành gần đó là Lai Châu và Lào Cai. Ý nghĩa của cái tên này đối với người dân ở đây đó là một viên đá to lớn nằm chênh vênh. Người dân còn gọi với cái tên khác là “Hủa Xi Pan”.
Chiều cao của đỉnh Fansipan là nhiêu mét
Đỉnh núi Fansipan là đỉnh núi cao nhất Việt Nam, có độ cao khủng khiếp 3.143 mét. Đỉnh Fansipan không chỉ là đỉnh núi cao nhất của Việt Nam, mà ở ba nước Đông Dương Fansipan cũng là ngọn núi cao nhất. Được miêu tả là “nóc nhà Đông Dương”.
Ngọn núi cao lớn này được hình thành vào thời kỳ giáp ranh giữa hai kỷ Permi – Trias của Đại Cổ sinh và đại Trung sinh. Đỉnh núi Fansipan mỗi năm sẽ cao lên khoảng 0.032 mét.
Cách đây khoảng 260-250 triệu năm đỉnh núi Fansipan đã bắt đầu xuất hiện.
Dải thực vật ở đỉnh Fansipan
Hệ thực vật “Nóc nhà Đông Dương” này cũng hết sức phong phú. Hệ thực vật đa dạng với sự phân chia theo độ cao. Lên đến 1.680 loài cây và các loại cây này được chia ra thành 679 chi, thuộc 7 nhóm.
- Ở phía dưới của chân núi thường có một số loại cây quen thuộc như cây mít, gạo, cơi, với số lượng lớn. Nó cũng Góp phần làm thành những Gốc gạo, gốc mít…
- Nếu đi lên phía trên thêm 700 mét nữa, ta sẽ thấy rừng nguyên sinh dày đặc và rậm rạp, với các loại dây leo chi chít với nhau. Ở đó người ta gọi là vành đai nhiệt đới.
- Trên đoạn từ 700 mét tiếp theo, rất nhiều các cây hạt trần hay còn gọi là cây Powmu. Cây hạt trần có chiều cao trung bình từ 50 đến 60 mét, rất to cao và lớn.
- Bắt đầu từ độ cao với 2800 mét, sẽ bắt gặp những bụi trúc rất thấp mà người ta thường gọi với cái tên bụi trúc lùn, chỉ với chiều cao từ 25-30cm. Thân của câu bụi trúc trơ trụi, bên trên ngọn có một vài lá gọi là trúc phất trần. Bên cạnh đó, ở đây cũng xuất hiện một vài loại cây thuộc họ hoàng liên, hoa hồng…
Hành trình chinh phục đỉnh Fansipan “nóc nhà Đông Dương”
Đỉnh Fansipan từ lâu đã vô cùng nổi tiếng bởi đây không chỉ là “nóc nhà của Đông Dương” cao nhất ở Việt Nam mà hệ thực vật ở đây cũng đa dạng và đẹp không kém. Ngọn núi Fansipan luôn thu hút được rất nhiều khách du lịch đến đây, mong muốn được chinh phục địa điểm tuyệt vời này.
Hành trình đi đến ngọn núi cao nhất Việt Nam
Bạn có thể bắt tàu hỏa để đi từ Hà Nội đến với Lào Cai, khoảng 333km. Sau đó, bạn tiếp tục hành trình đi từ Lào Cai đến Sapa, mọi người thường sẽ đi bằng ô tô, độ dài khoảng 38km. Tiếp đến bạn có thể di chuyển bằng xe máy hoặc xe ô tô để từ Sapa đến đỉnh đèo Trạm Tôn.
Lộ trình như thế trước đây rất mất thời gian, mất tới 5 – 6 ngày cả đi cả về. Nhưng hiện nay, với công nghệ tiên tiến cùng với việc thành thạo, sức khỏe tốt giúp rút ngắn xuống 3 ngày thậm chí chỉ trong 1 ngày.
Vì sự yêu thích đỉnh Fansipan từ khắp mọi nơi, cáp treo đã được xây dựng trong khoảng thời gian thời tiết khắc nghiệt và địa hình không mấy thuận lợi, vô cùng hiểm trở. Cáp treo đã có thể giúp cho hành trình chinh phục đỉnh Fansipan đỡ vất vả hơn với độ cao khoảng 3.143 mét đi từ thung lũng của Mường Hoa thẳng tiến tới “nóc nhà Đông Dương”.
Mức tiền cho giá vé đi cáp treo khá phù hợp đi lên đỉnh Fansipan như sau:
- Người lớn từ 700.000 nghìn đồng/ người
- Trẻ em là 400.00 nghìn đồng/ người
- Trẻ em có chiều cao từ 1 mét trở xuống được miễn phí
Thời gian từ tháng 9- tháng 3 của năm sau sẽ là khoảng thời gian phù hợp nhất để chinh phục đỉnh Fansipan.
Kinh nghiệm khi leo đỉnh núi Fansipan
Hiện nay phục vụ cho nhu cầu chinh phục đỉnh Fansipan, người ta đã xây dựng nên cáp treo để cho quá trình đi đến “nóc nhà Đông Dương” dễ dàng hơn. Thế nhưng, nếu ai thích tự mình khám phá, thích mạo hiểm thì tự mình chinh phục mà không cần đến cáp treo sẽ thú vị hơn.
Thông thường nếu bạn tự mình di chuyển đến đỉnh Fansipan sẽ mất khoảng 2 ngày.Địa điểm dừng chân đầu tiên là Sapa, bạn sẽ dừng ở Trạm Tôn và hành trình leo núi bắt đầu. Khoảng vào cuối ngày, bạn sẽ dừng lại ở độ cao khoảng 2.800 mét. Dừng chân nghỉ ngơi ăn uống, nghỉ qua đêm tại địa điểm này. Hôm sau, tiếp tục hành trình chinh phục đỉnh núi 3.143 mét khoảng tầm 10 giờ sáng. Quay trở về nơi bắt đầu là Trạm Tôn khoảng 7-8 giờ tối để kết thúc chuyến đi. Mộ lưu ý quan trọng là bạn không được xả, vứt rác trong rừng, trong quá trình đi mà phải mang đi đốt hoặc bỏ trong túi riêng để đem về bỏ đúng nơi quy định.
Trong quá trình đi nên mang theo áo ấm dày vì về đêm nhiệt độ sẽ xuống rất thấp. Đem theo thuốc dự phòng trường hợp sức khỏe không tốt xảy ra và hãy đem theo nhiều đồ ăn liền cần thiết như mì tôm, xúc xích, kimbap….
Bên cạnh đó, những dụng cụ cần đeo theo cho hành trình leo núi: áo mưa (thời tiết ở đây thường xảy ra mưa, sương mù), lều để cắm trại qua đếm, túi ngủ con sâu, giày chuyên leo núi.
Trong lúc di chuyển đến đỉnh Fansipan bạn có thể dễ dàng check-in tại những địa điểm như chợ Sapa, thác tình yêu nổi tiếng Suối Vàng, Ô Quy Hồ..
Bài viết trên đây đã cung cấp đầy đủ những thông tin cùng hành trình di chuyển đến đỉnh núi Fansipan ở đâu. Mong rằng bạn sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời ở “nóc nhà Đông Dương”
Như vậy, bài viết đã cung cấp cho các bạn các thông tin hữu ích về đỉnh Fansipan ở đâu, cao bao nhiêu mét, lộ trình chinh phục cũng như kinh nghiệm leo núi. Hi vọng với các thông tin này, các bạn có thể yên tâm chinh phục ước mơ một lần đặt chân lên “nóc nhà Đông Dương”.
- Xem thêm: Danh sách 63 tỉnh thành Việt Nam: Diện tích, dân số, số đơn vị hành chính
Địa Lý –
-
Danh sách 63 tỉnh thành Việt Nam: Diện tích, dân số, số đơn vị hành chính
-
Cách vẽ bản đồ Việt Nam trên giấy A4 đơn giản và dễ dàng