Director là gì? Phân biệt Director và CEO – HRchannels

Director là gì? Phân biệt Director và CEO – HRchannels

Director là gì

Director và CEO là những chức danh chỉ vị trí quản lý cấp cao thường gặp trong doanh nghiệp. Đồng thời người đảm nhận chức danh này có vai trò rất quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại, phát triển của của doanh nghiệp. Vậy Director là gì? Làm sao để phân biệt Director và CEO? Bạn đọc hãy theo dõi bài viết sau của Ms Uptalent để hiểu rõ hơn nhé!MỤC LỤC1- Các khái niệm về Director 1.1 Director là gì? 1.2 Board of Director là gì? 1.3 Managing Director là gì? 1.4 Operation Director là gì?2- Phân biệt giữa Director và CEOViệc làm lương cao

1- Các khái niệm về Director

1.1 Director là gì?

Director được dịch sang tiếng Việt là Giám đốc. Khi nói đến Director bạn có thể hiểu đó là chức danh của những người đứng đầu các bộ phận, phòng ban của một công ty hay tổ chức. Những người này giữ vai trò điều hành và định hướng các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.director là gì >>> Xem thêm: CEO và Chairman có gì khác nhau?

1.2 Board of Director là gì?

Board of Director viết tắt là BOD, có nghĩa là Hội đồng quản trị. Đây là cụm từ được dùng để chỉ một nhóm các cá nhân được bầu làm người đại diện cho các cổ đông của một doanh nghiệp. Những cá nhân này sẽ thường xuyên tham gia các cuộc họp để lập ra các chính sách quản lý và thực hiện việc giám sát hoạt động của doanh nghiệp.

Thông thường các công ty niêm yết đại chúng đều phải có hội đồng quản trị. Ngoài ra, một số tổ chức tư nhân và phi lợi nhuận cũng có hội đồng quản trị.

BOD sẽ đưa ra quyết định với tư cách là người ủy thác thay mặt cho các cổ đông. Thông thường họ sẽ cân nhắc các vấn đề về tuyển dụng và sa thải các giám đốc điều hành cấp cao, chính sách cổ tức, chính sách quyền chọn và chính sách lương của cấp điều hành. Đồng thời BOD cũng chịu trách nhiệm đặt ra các mục tiêu vĩ mô, hỗ trợ công tác điều hành và đảm bảo các nguồn lực của doanh nghiệp được quản lý tốt.

Mặc dù không có quy định cụ thể về số lượng thành viên trong một hội đồng quản trị, nhưng hầu hết một hội đồng quản trị thường có từ 3 đến 31 thành viên. Theo một số nhà phân tích thì số lượng thành viên tối ưu nhất nên là 7.

Hội đồng quản trị bao gồm các thành viên hội đồng quản trị nội bộ và thành viên hội đồng quản trị độc lập. Đồng thời họ nên đại diện cho lợi ích của cả cấp quản lý và cổ đông.

Thành viên hội đồng quản trị nội bộ thường là một giám đốc điều hành cấp cao, cổ đông lớn hoặc các bên liên quan khác như đại diện công đoàn. Những thành viên này không được trả lương khi tham gia vào hội đồng quản trị. Trong khi đó, thành viên hội đồng quản trị độc lập không tham gia vào các hoạt động nội bộ hàng ngày của công ty và thường được trả thêm thù lao khi tham dự các cuộc họp.

Tùy theo vị trí địa lí mà cấu trúc hội đồng quản trị có thể khác nhau. Tại một số quốc gia châu Âu và châu Á, hội đồng quản trị thường được chia thành ban điều hành và ban giám sát.

Ban điều hành sẽ bao gồm những thành viên được bầu bởi nhân viên, cổ đông và chịu sự lãnh đạo của CEO hoặc cấp quản lý. Những thành viên này sẽ phụ trách các hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp. Còn ban giám sát được lãnh đạo bởi một người khác, không phải là giám đốc điều hành và giải quyết các vấn đề tương tự như hội đồng quản trị.board of director>>> CEO là gì? CEO cần sở hữu tố chất nào?

1.3 Managing Director là gì?

Managing Director ​(MD) là giám đốc điều hành. Đây là người chịu trách nhiệm lớn nhất trong một công ty. Họ sẽ là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động của công ty, báo cáo về tình hình kinh doanh của công ty theo tháng, quý hoặc năm cho chủ tịch hay BOD và lên kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp trong tương lai.

Một Managing Director giỏi phải có những phương pháp kinh doanh và quản lý nhân sự hiệu quả. Đồng thời họ cũng phải trực tiếp quản lý các chiến lược bán hàng, chính sách quảng bá và marketing của doanh nghiệp. Với vai trò như vậy Managing Director sẽ có những đặc quyền riêng. Họ có thể triệu tập hội đồng quản trị và quản lý các liên lạc trong hội đồng.

Mặc dù phải chịu sự chi phối của chủ tịch và các thành viên hội đồng quản trị, nhưng Managing Director vẫn là người đưa ra các quyết định quan trọng và chịu trách nhiệm về sự phát triển của doanh nghiệp. Managing Director sẽ thực hiện các kế hoạch, chiến lược được hội đồng thông qua và đưa ra những hướng dẫn cụ thể để hoàn thành các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

Ở một khía cạnh khác, Managing Director còn là người đại diện thương hiệu trong các sự kiện hoặc trước giới truyền thông. Tuy nhiên vai trò truyền thông của họ không mạnh như CEO. managing director là gì >>> Có thể bạn quan tâm: Tổng giám đốc là ai? Mô tả công việc của tổng giám đốc

1.4 Operation Director là gì?

Operation Director theo nghĩa Tiếng Việt được hiểu là người quản lý Điều hành hoặc Giám đốc vận hành. Người này có trách nghiệm chỉ đạo và giám sát các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp nhằm đảm bảo hoàn thành tốt nhất các mục tiêu đã đề ra.

Tuỳ thuộc vào từng ngành nghề mà Operation Director sẽ nắm giữ những vai trò khác nhau. Song vai trò chính của họ vẫn là đảm bảo mọi động của doanh nghiệp được vận hành trơn tru, sinh ra lợi nhuận và hoàn thành các mục tiêu kinh doanh. Cụ thể Operation Director thường giữ 4 vai trò sau: kiểm soát thông tin tài chính và ngân sách, quản lý chuỗi cung ứng và hàng tồn kho, quản lý nhân sự và quản lý các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

2- Phân biệt giữa Director và CEO

Director và CEO đều là chức danh của những người giữ vị trí điều hành và có vai trò rất quan trọng trong một doanh nghiệp. Thực tế hai chức danh này khá giống nhau và thường được sử dụng thay thế cho nhau.

Mặc dù khi nhìn vào định nghĩa bạn sẽ khó có thể phân biệt được Director và CEO. Nhưng bạn có thể hiểu thế này, Director là chức danh thường được sử dụng tại các quốc gia Châu Âu, còn CEO được dùng phổ biến tại các quốc gia Châu Mỹ.

Tại Châu Mỹ, Director chỉ được dùng để chỉ vị trí cấp quản lý, chuyên xử lý các công việc hàng ngày của doanh nghiệp. Trong khi đó CEO là chức vụ có quyền lực rất lớn. Bởi vậy nếu ở Châu Mỹ mà bạn gọi CEO là Director thì bạn đang hạ thấp chức vụ của họ.

Trên đây Ms Uptalent đã gửi đến bạn đọc những khái niệm về Director và cách phân biệt Director và CEO. Hy vọng sau bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ hơn Director là gì và biết khi nào nên dùng Director, khi nào nên dùng CEO.

Từ trước đến nay vị trí Director luôn được nhiều người hướng đến bởi quyền lực và mức thu nhập hấp dẫn mà nó mang đến. Nếu bạn tự tin với năng lực của mình thì hãy nhanh tay nắm bắt những cơ hội việc làm Director tại HRchannels nhé!Dịch vụ headhunting - Săn đầu người

HRchannels – Headhunter – Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080 Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com Website: https://hrchannels.com/ Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet