Để phần thi Speaking được giám khảo IELTS ghi nhận, một trong những yếu tố không thể bỏ qua là sự mạch lạc khi trình bày. Trong bài viết này, cùng The IELTS Workshop đi tìm hiểu về Discourse Markers – những cụm từ nhằm hỗ trợ các thí sinh cải thiện tính mạch lạc và tăng độ tự nhiên của bài nói.
Discourse Markers là gì?
Trước khi đến với định nghĩa về Discourse Markers, hãy cùng xét một vài ví dụ sau:
- So, this is the best film that I’ve ever watched. You see, recently there hasn’t been any movie that can reach this level of awesomeness. (Chà, có thể nói rằng đây là một trong những bộ phim hay nhất mà tôi từng xem. Bạn thấy đó, gần đây không có bộ phim nào có thể đạt tới sự đỉnh cao giống phim này.)
- Honestly, I must say that I’m not really fond of coffee. You know, not everyone can stand the bitterness of it. (Thực ra, phải nói rằng tôi không thực sự thích cà phê lắm. Bạn biết đó, không phải ai cũng có thể chịu đựng được vị đắng của nó.)
Có thể thấy, những từ như so, honestly được thêm vào để thể hiện thái độ của người nói.
Trong khi đó, you see, you know có phần không đi theo ngữ pháp về cấu trúc câu mà bạn có thể được học. Đây được gọi là những từ thừa (fillers), được người nói tự thêm vào để tránh những khoảng ngừng nghỉ khi nói.
Trong giao tiếp, chúng đều là là những cụm từ được người bản ngữ thường xuyên sử dụng. Những từ này là discourse markers.
Như vậy, Discourse Markers là những từ và cụm từ nối được sử dụng để mở đầu hoặc kết thúc những câu văn, đoạn hội thoại và những bài viết. Với vai trò liên kết, dẫn dắt và sắp xếp những ý tưởng, chúng giúp cho các câu và phân đoạn được sử dụng trở nên mạch lạc và có hệ thống hơn.
Ngoài ra, các Discourse Markers còn được sử dụng để nhấn mạnh thái độ, cảm nhận của người nói.
Discourse Markers xuất hiện từ band 5 trong tiêu chí chấm điểm IELTS Speaking, cụ thể là Fluency and Coherence (Độ trôi chảy và mạch lạc)
Phân loại và sử dụng các Discourse Markers
Việc sử dụng từ nối giúp hành văn/lời nói lưu loát và tự nhiên hơn giống người bản địa. Cụ thể, có thể phân các chúng theo chức năng như:
- Addition (bổ sung)
- Cause/Effect (nguyên nhân)
- Sequencing (từ nối)
- Constrasting (phản đối)
- Emphasizing (nhấn mạnh)
- Comparison (so sánh)
- Example (đưa ra ví dụ)
- Conclusion (kết luận)
- …
Discourse Markers để sắp xếp, tổ chức ý trong câu
Giống với Tiếng Việt, khi giao tiếp bằng Tiếng Anh, người nói cần có những “tín hiệu” về điều mình sắp nói. Điều này cần thiết để giúp người nghe có thể nắm bắt nội dung truyền tải rõ ràng hơn.
Các discourse markers để mở đầu hoặc chuyển sang một chủ đề mới:
- Mở đầu chủ đề:
- Chuyển chủ đề:
- Khi câu trả lời có độ dài tương đối, ví dụ, miêu tả một chuỗi sự kiện, quy trình, cần có những từ để giúp sắp xếp lại trình tự các ý. Những từ để giúp sắp xếp các ý này là sequence words.
Những từ này rất thông dụng trong những phần thi yêu cầu mô tả một chuỗi sự kiện như Describe an event trong IELTS Speaking Part 2, hoặc, mô tả một quy trình, như Process/Diagram trong IELTS Writing Task 1.
- Trong quá trình miêu tả, nếu có một sự kiện khác đột ngột xuất hiện, bạn có thể sử dụng những Discourse Markers sau để tăng chi tiết cho diễn biến sự việc.
- Trong các chủ đề xuất hiện cuộc hội thoại có sự tranh luận giữa các ý, ta có thể sử dụng những từ sau với vai trò nhấn mạnh sự đối lập với ý trước đó:
Discourse Markers để nhấn mạnh cảm xúc của người nói
Bổ sung những Discourse Markers vào trong câu còn làm tăng, giảm hoặc thay đổi sắc thái, giọng điệu của câu một cách rõ rệt.
Khi trả lời các câu hỏi, sẽ thật khó có thể nào tin được nếu câu trả lời của bạn không có sự ngắt nghỉ, chững lại trừ khi bạn đã học thuộc câu trả lời, điều mà chúng ta nên tránh trong bài thi IELTS. Vậy nên, để khiến cho câu nói tự nhiên, đồng thời tạo thêm thời gian cho bản thân, ta dùng những từ nối sau để thể hiện và làm rõ suy nghĩ của mình:
- Nếu người nói có sự phân vân, sử dụng các từ discourse marker mang tính tương đối:
- Các discourse marker thể hiện sự chắc chắn:
Ứng dụng Discourse Markers vào IELTS Speaking
Khi tham gia phần thi IELTS Speaking, thí sinh cần tránh kiểu trả lời liên tục mà không có ngắt nghỉ, bởi giám khảo sẽ nghĩ rằng đó là một câu trả lời đã được “học thuộc”.
Thay vào đó, hãy sử dụng những discourse markers một cách hợp lí. Việc này giúp khiến cho câu trả lời tự nhiên, đồng thời tạo thêm thời gian cho bản thân để suy nghĩ với những chủ đề khó.
Tham khảo cách ứng dụng discourse markers trong video Câu trả lời mẫu dưới đây của giáo viên TIW nhé:
Bên cạnh đó IELTS Speaking, nếu thí sinh không nắm rõ một chủ đề nào đó, thí sinh hoàn toàn có thể thành thật về việc này.
Vì vậy, không còn cơ hội nào tốt hơn để ta sử dụng những từ nối sau như là những từ lấp đầy khoảng thời gian trống (còn gọi là những Fillers):
Tạm kết
Discourse Markers là một yếu tố quan trọng trong giao tiếp tiếng Anh nói chung và phần thi IELTS Speaking nói riêng. Sử dụng discourse markers chính xác và linh hoạt trong IELTS giúp bạn có thể trình bày trôi chảy, mạch lạc, từ đó tăng tính thuyết phục cho phần nói. Bạn có thể học thêm về cách ứng dụng Discourse Markers trong Speaking cũng như các kỹ thuật xây dựng câu trả lời khác trong khóa học Junior 5.0 IELTS của The IELTS Workshop.
Khánh Nam – Giáo viên The IELTS Workshop Hà Nội