DLC Boot hiện nay đang là công cụ được nhiều người sử dụng trong việc sửa chữa, cứu hộ máy tính. Sản phẩm không chỉ được ưa chuộng bởi các kỹ thuật viên trong nước mà còn được nhắc đến tại các diễn đàn nước ngoài.
Sau đây, hãy cũng TopHits tìm hiểu về DLC Boot và cách tạo USB Boot với DLC Boot bạn nhé!
DLC Boot là gì?
Dành cho những ai còn chưa biết thì DLC Boot được phát triển bởi bạn Trần Duy Linh. Đây là công cụ dùng để sửa chữa, cứu hộ máy tính dành cho các kỹ thuật viên và những ai cần đến.
- TOP 5 Dòng Laptop Asus giá rẻ mới nhất
- TOP 5 dòng Laptop HP mới nhất
- TOP 6 dòng Laptop Mini giá rẻ được yêu thích
- Hướng dẫn cách reset máy tính Casio từ A – Z
- Phần mềm kiểm tra nhiệt độ CPU và GPU
Nếu như bạn dùng DLC Boot thành thạo thì bạn có thể khắc phục các lỗi trên máy tính một cách dễ dàng và nhanh chóng.
Chức năng của DLC Boot
DLC Boot có những chức năng nhất định mà có thể bạn đang tìm kiếm:
- Là một chiếc USB có khả năng nạp thông tin khi khởi động máy. Nó thường được nạp các hệ điều hành nhỏ gọn với mục đích giúp cứu dữ liệu chia ổ đĩa và tạo phân vùng ổ cứng mà không mất dữ liệu.
- Tạo phân vùng để cài Windows, test ổ cứng, test lỗi ram, phục hồi dữ liệu, fix lỗi hệ điều hành, tạo file ghost, bùng file ghost…
- Hỗ trợ boot từ CD, USB, LAN và cả trên Android. Ngoài ra, nó cũng tích hợp thêm module.
- Thêm bớt các thành phần của USB Boot dễ dàng.
- Có hỗ trợ Tiếng Việt.
Cách tạo USB Boot
Để tạo được USB Boot, bạn cần chuẩn bị:
- 1 USB tốt nhất là 8GB không chứa dữ liệu gì
- Một máy tính hệ điều hành Windows
- Phần mềm tạo USB Boot DLC Boot
Dưới đây là link tải DLC Boot 2019 Google Drive với dung lượng file tải về khoảng 3.12GB:
https://drive.google.com/file/d/1je4lHZI6lR1Yurmj4J9_dCcrUNzhM1jD/view
Ngoài DLC Boot 2019 Google Drive mới nhất thì còn các phiên bản cũ mới khác mà bạn không nên bỏ qua như:
- DLC Boot 2020 Google Drive
- DLC Boot 2017 Google Drive
- DLC Boot 2015 Google Drive
- DLC Boot 2016 Google Drive
Các bước để tạo USB DLC Boot 2019 như sau:
Bước 1: Giải nén và Setup
Sau khi tải file về máy, tiến hành chạy file DLCboot.exe với quyền Administrator.
Sau đó cắm USB vào.
Bước 2: Chọn định dạng
Chọn USB cần tạo boot và chọn định dạng tại phần USB Format để boot được cả 2 chuẩn UEFI và Legacy chúng ta chọn NTFS(UEFI) hoặc Fat32(UEFI).
- NTFS(UEFI) thì chúng ta có thể chứa thêm các file lớn hơn 4GB
- Fat32(UEFI) thì chúng ta chỉ có thể chứa file nhỏ hơn 4GB
- NTFS thường thì chỉ có thể boot được với Legacy và chứa file lớn hơn 4GB
Sau khi đã chọn xong, nhấn Create Boot. Quá trình sẽ được tạo tự động và bạn chỉ cần đợi đến khi có thông báo là xong.
Bước 3: Kiểm tra USB Boot vừa tạo
Nhấn vào mục Test USB Boot để kiểm tra xem USB Boot đã được tạo thành công hay chưa.
- Để mặc định là Hard Disk và phần Boot Device chọn đúng usb vừa tạo boot. Virtual disk là dung lượng ram ảo cần xài.
- EFI-x64 để kiểm tra usb với chuẩn UEFI
- Legacy BIOS là kiểm tra usb với chuẩn Legacy
Tạm kết về DLC Boot
Trên đây là các thông tin liên quan đến DLC Boot và cách tạo USB Boot với DLC Boot dành cho những ai cần.
Chúc các bạn áp dụng thành công!