Việc bảo vệ bản quyền nội dung hiện nay đã không còn quá xa lạ đối với chúng ta. Tuy nhiên việc bảo vệ bản quyền đối với lĩnh vực công nghệ, quản lý website và nội dung trực tuyến thì còn khá mới mẻ. Để bảo vệ bản quyền và tránh hành vi “ăn cắp chất xám”, DMCA sẽ hỗ trợ và can thiệp vào những tình huống vi phạm bản quyền. Vạy để hiểu thêm về chứng chỉ DMCA là gì? Cách để báo cáo vi phạm bản quyền?
1. Chứng chỉ DMCA là gì?
DMCA là từ viết tắt của Digital Millennium Copyright Act, được hiểu là luật bảo vệ bản quyền tác giả. Đây là luật do tổng thống Mỹ Bill Clinton thông qua và chính thức ban hành ngày 28/11/1998.
DMCA ra đời nhằm mục đích bảo vệ bản quyền của tất cả các sản phẩm công nghệ. Đồng thời, luật cũng quy định rõ về hình thức xử lý những hành vi vi phạm bản quyền bao gồm bẻ khóa, kinh doanh các sản phẩm công nghệ trái phép.
Khi Website của bạn đã đăng ký DMCA, các bài viết trên Website của bạn sẽ được bảo vệ. Khi có một trang Copy bài của bạn để đăng tải lại, bạn có thể báo cáo hành vi sao chép. Google sẽ nhanh chóng xem xét và thực hiện các biện pháp xử phạt.
Ngược lại, nếu bạn không đăng ký chứng chỉ DMCA thì sao? Nếu Google chưa kịp Index bài của bạn còn bên copy lại vô tình được Index trước, điều này sẽ trở nên phức tạp. Lúc này, không những bạn không thể báo cáo kẻ copy mà còn có thể bị báo cáo ngược lại bởi những kẻ trộm dữ liệu của mình.
Chính vì lý do này, chứng chỉ DMCA có ý nghĩa rất quan trọng. Bạn nên đăng ký chứng chỉ này để trán dữ liệu trên Website của mình bị đánh cắp hay sử dụng trái phép.
DMCA là từ viết tắt của “Digital Millennium Copyright Act”.
Xem thêm: Đăng ký bản quyền trang website có được không?
2. Cách để báo cáo vi phạm bản quyền:
Cách thức để trang web của bạn được DMCA bảo hộ bản quyền nội dung, bạn cần thêm đoạn code của DMCA vào website, như thế sẽ có thể giải quyết minh bạch các tranh chấp sau này nếu xảy ra. Đồng thời, DMCA có thể thiết lập chứng nhận cho website của bạn, khi bất kỳ trường hợp nào bị bạn phát hiện lấy cắp nội dung từ trang web của mình thì có thể ngay lập tức báo cáo cho DMCA để được giải quyết.
Khi nhận được thông tin tố cáo, DMCA sẽ gửi thông báo đến chủ quản lý của trang web vi phạm. Nếu không nhận được phản hồi từ người quản lý website vi phạm thì DMCA sẽ gửi thông tin đến bên cung cấp dịch vụ OSP/ISP để có những biện pháp xử lý.
Để giúp DMCA có thể bảo vệ bản quyền của nội dung trang web và giải quyết minh bạch các tranh chấp sau này, bạn phải thêm đoạn code của DMCA vào website muốn được trang này bảo hộ bản quyền. Nhờ thế, DMCA có thể thiết lập được chứng nhận và khi bạn phát hiện bất kỳ website nào lấy cắp nội dung từ trang web của mình thì có thể báo cho DMCA.
Sau đó, DMCA thông báo cho chủ quản của trang web vi phạm. Trong trường hợp, người quản lý website không phản hồi thì DMCA sẽ thông báo đến bên cung cấp dịch vụ OSP/ISP để có biện pháp xử lý.
Có khá nhiều phương thức khác nhau giúp bạn báo cáo bản quyền. Dưới đây là những cách cơ bản nhất mà bạn có thể thực hiện. Cùng xem nhé.
2.1. Báo cáo trực tiếp trên Website của DMCA:
Đây là cách báo cáo bản quyền có tính phí. Bạn có thể thực hiện như sau:
Bước 1: Đăng nhập vào DMCA với tài khoản và mật khẩu mình đã đăng ký.
Lựa chọn Takedowns > Start a Take down.
Điền đầy đủ thông tin yêu cầu trong cửa sổ này để DMCA thực hiện việc kiểm tra bản quyền một cách triệt để.
Nhấn chọn “Proceed to checkout”. Thao tác này sẽ giúp bạn gửi yêu cầu kiểm tra bản quyền của Website vi phạm.
2.2. Báo cáo thông qua Google:
Đây là cách báo cáo hoàn toàn miễn phí. Hiện tại, nó đang được rất nhiều người yêu thích, sử dụng khi phát hiện những nội dung vi phạm bản quyền.
Truy cập vào trang yêu cầu xóa nội dung vi phạm khỏi Google. Địa chỉ trang: https://support.google.com/legal/troubleshooter/1114905?hl=vi.
Chọn một loại sản phẩm của Google mà bạn đang muốn báo cáo và thực hiện yêu cầu xóa bỏ.
Click vào: “Tôi có vấn đề pháp lý chưa được đề cập ở trên”.
Click vào mục “Tôi đã tìm thấy nội dung có thể đang vi phạm bản quyền của mình”
Chọn “ Có”.
Tùy thuộc vào nội dung vi phạm là gì, bạn hãy đưa ra lựa chọn báo cáo phù hợp.
Chọn “Biểu mẫu này” để điền thông tin về tác phẩm, nội dung kỹ thuật số của bạn đang bị vi phạm bản quyền.
Điền đầy đủ thông tin được nhắc đến trong biểu mẫu. Chọn lời tuyên thệ và chữ ký.
3. Các nội dung được DMCA bảo vệ:
Các nội dung sau sẽ được DMCA bảo vệ bản quyền:
+ Hình ảnh do chính bạn chụp.
+ Video bạn tự làm.
+ Các đồ họa do bạn tự thiết kế.
+ Các văn bản do bạn biên soạn.
+ Những ứng dụng bạn tự thiết kế.
+ Các chương trình bạn tự viết.
+ Hồ sơ cá nhân hoặc profile công ty.
4. Hình phạt cho các website khi vi phạm DMCA:
Tùy vào mức độ vi phạm bản quyền mà DMCA có những biện pháp xử phạt khác nhau. Cụ thể:
+ Mức nhẹ: Tất cả các nội dung vi phạm sẽ bị xóa khỏi kết quả tìm kiếm của Google, Yahoo, Bing cũng như những công cụ tìm kiếm khác.
+ Mức nặng: Website vi phạm sẽ bị xóa sổ hoàn toàn khỏi thanh công cụ tìm kiếm.
5. Lý do nên đăng ký DMCA:
Đối với người quản lý website, việc đăng ký DMCA là điều cần thiết và bắt buộc. Vì nó giúp bảo vệ nội dung của trang web trước những người có hành vi copy nội dung. Đồng thời, giúp bảo vệ chính bạn khỏi chiêu trò “report DMCA” của những người làm SEO không chân chính.
Thực tế, có không ít trường hợp nội dung website do chính admin tự biên soạn nhưng lại bị copy đem về web khác và web này được đăng ký bản quyền DMCA trước. Lúc này, trang web copy bài đã báo cáo với DMCA và tất nhiên website viết bài nguyên bản sẽ bị phạt. Tất cả link bài viết bị gỡ khỏi công cụ tìm kiếm. Điều này gây ra nhiều thiệt hại cho doanh nghiệp.
Nếu gặp tình huống này, bạn vẫn có thể kháng cáo. Tuy nhiên, nếu thành công thì cũng tốn từ 2 – 4 tuần. Với khoảng thời gian này thì công ty đã gặp không ít tổn thất về doanh thu, khách hàng.
Như vậy, có thể hiểu, bản chất của DMCA cũng giống như luật đăng ký bản quyền sở hữu trí tuệ mà nước ta đang áp dụng. Vì thế, nếu ý thức được việc đăng ký DMCA ngay từ giai đoạn ban đầu của vận hành website, sẽ giúp bạn tránh được rủi ro từ những kẻ chuyên đi copy.
Việc đăng ký DMCA là bắt buộc đối với chủ các website, điều này không chỉ giúp cho nội dung của bạn được bảo vệ khỏi những kẻ lấy cắp trực tuyến, mà còn bảo vệ bạn khỏi những hành vi “DMCA Report” từ những Black Hat SEO. Bởi thực tế, những trường hợp như thế đã xảy ra rất nhiều lần.
Hành vi trắng trợn này là việc có những trang web đã đăng ký DMCA trước bạn, sau đó những kẻ này thực đã copy nội dung do chính bạn sáng tạo và tố cáo website khiến trang web của bạn nhận hình phạt từ DMCA. Tất cả nội dung của bạn sẽ bị gỡ khỏi các trang công cụ tìm kiếm và điều này thật sự là một sự tổn thất đối với doanh nghiệp của bạn.
DMCA cũng hỗ trợ những trường hợp kháng cáo, tuy nhiên quá trình này nếu thành công cũng phải chờ đợi khoảng 2 đến 4 tuần. Đấy thực sự là một khoảng thời gian rất dài và khiến bạn mất đi rất nhiều doanh thu cũng như khách hàng.
Chính vì thế, không chần chừ nữa, ngay lập tức hãy đăng ký DMCA để bảo vệ nội dung và website của mình nhé.
Lưu ý: DMCA có hai hình thức miễn phí và trả phí, về phần đăng kí thì miễn phí hay trả phí cũng như nhau. Với dịch vụ DMCA Free (Miễn phí) bạn vẫn có thể bảo vệ bản quyền website của bạn nhưng chỉ được 1 website duy nhất cho một tài khoản.
Tuy nhiên, nếu bạn đăng ký trả phí thì một tài khoản có thể bảo vệ được nhiều website và có nhiều ưu đãi cho tài khoản của bạn. Cụ thể là DMCA PRO sẽ hỗ trợ bạn quản lý các trường hợp vi phạm, trong khi bản miễn phí sẽ không hỗ trợ bạn việc này mà bạn cần gửi yêu cầu tới DMCA để họ xem xét và phản hồi.
Với DMCA PRO sẽ hỗ trợ bạn kiểm tra không giới hạn trên internet nội dung mà bạn cho rằng bị sao chép, còn với FREE DMCA sẽ chỉ hỗ trợ bạn tìm tối đa 2 website vi phạm mà thôi…
Tóm lại, DCMA bản PRO và FREE cũng không quá khác nhau là mấy, chỉ là bản PRO sẽ có lợi thế hơn khi bạn xảy ra tranh chấp bản quyền mà thôi.