Trong quá trình lựa chọn các kích thước ống luồn dây điện để thi công công trình, nhiều người dùng không chuyên có thể sẽ gặp một chút bối rối trước các ký hiệu về thông số kỹ thuật và thường thắc mắc đường kính danh nghĩa là gì? Đường kính chính xác như thế nào? danh nghĩa là đường kính trong hay ngoài? … Bài viết đưới đây sẽ cùng các bạn giải đáp các thắc mắc trên nhé.
Khái niệm đường kính danh nghĩa là gì?
Khái niệm này có nhiều cách hiểu khác nhau. Có thể hiểu một cách nôm na rằng đường kính danh nghĩa của ống thép (ký hiệu là DN) là đường kính bên trong của ống, hay còn gọi là cỡ ống thường được dùng để gọi kèm với tên của ống, được tính tròn số theo đơn vị là mm hoặc inch. Ví dụ: ống DN90, ống DN40, … Trong khi đó, đường kính chính xác là đường kính đúng của nó khi đo trên thực tế, ví dụ ống ø21 thì kích thước chính xác là ø20.5, được làm tròn thành ø21.
Theo Wikipedia, đường kính danh nghĩa nếu được ký hiệu là DN (là viết tắt của tên tiếng Anh “diametre nominal” hay “nominal diameter”) là đường kính trong danh nghĩa, là tiêu chuẩn kích thước ống của châu Âu, đơn vị đo kích thước của ống sẽ được tính bằng milimet.
Nếu được ký hiệu là NPS (viết tắt của “Nominal Pipe Size”), đường kính ngoài danh nghĩa là ký hiệu của kích thước ống tiêu chuẩn của Bắc Mỹ, được áp dụng cho kích thước chuẩn của ống ở nhiệt độ và áp suất cao hoặc nhiệt độ và áp suất thấp.
Kích thước của ống sẽ có hai yếu tố đặc trưng là: Kích thước ống danh định (đơn vị đo là inch) và chỉ số danh định (schedule hay Sched/ Sch).
Giải thích một số ký hiệu về đường kính ống
– Inch còn được viết tắt là in hoặc kí hiệu dấu phẩy trên (“), là đơn vị chiều dài được sử dụng chủ yếu ở nước Mỹ và Canada. Tại Việt Nam, đơn vị này thường được dùng trong ngành công nghiệp ống thép để diễn tả độ dài hay độ dày thành ống.
Quy đổi: 1 inch = 25,4mm = 0,0254m
– Phi: Là đơn vị thể hiện đường kính ngoài (OD – Outside diameter – đơn vị tính mm).
– Sch: Là viết tắt của độ dày thành ống, thường được đi kèm chỉ số danh định Schedule hay Sched và viết tắt là Sch, dùng để thể hiện chiều dày, cấp ống cũng như đường kính ngoài của ống thì tùy theo tiêu chuẩn khác nhau mà độ dày cũng khác nhau. Ví dụ ống thép Sch40, Sch80, …
Kích thước danh nghĩa của ống
Để cho tiện lợi, người ta đã tạo ra một bảng để quy đổi sẵn đường kính danh nghĩa về kích thước chính xác của độ dày thành ống như sau:
– Bảng NPS cho kích thước ống từ 1/8 – 3 ½
– NPS 4 tới NPS 9
– NPS 10 tới NPS 24
Lịch sử ra đời khái niệm đường kính danh nghĩa
Trước năm 1927, khi đề cập đến một số thông số liên quan đến lĩnh vực ống thép hoặc ống sắt rèn mới chỉ có một số khái niệm về bề dày ống được tiêu chuẩn hóa như là: Tiêu chuẩn khối lượng ống, ống rất cứng và ống siêu cứng. Tuy nhiên cả ba loại tiêu chuẩn ống này đều không thể nào phù hợp và đáp ứng với mọi nhu cầu của thực tế.
Vào tháng 3 – 1927, hiệp hội tiêu chuẩn Mỹ (The American Standards Association) đã thành lập một ủy ban về tiêu chuẩn hóa kích thước của ống thép rèn và ống sắt rèn. Theo đó, ủy ban này đã nghiên cứu và cho ra đời hệ thống chỉ số danh định để chỉ rõ độ dày của thành ống. Kể từ đây, các loại ống được phân chia khác nhau dựa trên độ dày của thành ống. Thế nhưng, trên thực tế lại có một điều khá thú vị đó là các chỉ số danh định lại có giá trị khá khác so với độ dày thực của thành ống.
Từ khi các chỉ số và tên danh định được lập ra, cho đến nay đã có nhiều phiên bản, cải tiến và bổ sung mới cho bảng kích thước ống dựa theo nhu cầu sử dụng thực tế và tiêu chuẩn của Viện Dầu khí Mỹ API, ASTM và các cơ quan khác có liên quan.
Thực tế ứng dụng của đường kính danh nghĩa
Tùy theo tiêu chuẩn của các quốc gia khác nhau mà quy định về đường kính và độ dày ống có khác nhau ít nhiều. Chẳng hạn: theo tiêu chuẩn ASTM đường kính danh nghĩa là 21.3mm nhưng theo tiêu chuẩn BS thì lại là 21.2mm. Khi chọn ống cần căn cứ vào tiêu chuẩn mà công trình áp dụng, yêu cầu về áp suất làm việc, loại chất đi trong ống, môi trường ứng dụng để có thể lựa chọn một cách phù hợp. Trên thực tế sẽ không có tiêu chuẩn nào có thể đáp ứng hết cho mọi công trình.
Thực tế sử dụng tại Việt Nam
Tại Việt Nam, chúng ta thường hay sử dụng ký hiệu DN (có đơn vị đo là inch) để chỉ đường kính trong danh nghĩa nhiều hơn. Trong sản xuất, đường kính danh nghĩa được sử dụng kèm theo với tên của sản phẩm với chức năng nhận dạng, phân loại các ống có kích thước với nhau. Đường kính danh nghĩa có thể không phù hợp với bất kỳ các kích thước nào của sản phẩm nhưng trong phạm vi của sản phẩm đó thì vẫn có thể tương ứng với một số lượng lớn các kích thước khác và dung sai được tiêu chuẩn hóa cao.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về đường kính danh nghĩa là gì, những ứng dụng và kích thước của chúng. Hi vọng rằng bài viết đã giúp bạn có những thông tin hữu ích cho mình nhé.