Độ tương phản màn hình máy tính là một trong những thước đo chất lượng hiển thị hình ảnh quan trọng của mỗi màn hình máy tính (laptop, PC) nói riêng và nhiều thiết bị điện tử khác nói chung. Đây cũng là một trong những tiêu chí mà nhiều người dùng cân nhắc khi lựa chọn màn hình. Vậy độ tương phản màn hình máy tính là gì? Bạn đã biết khi nào cần chỉnh độ tương phản màn hình máy tính hay chưa? Mời các bạn cùng xem qua bài viết bên dưới để tìm ra câu trả lời nhé.
Bài viết tham khảo từ chuyên trang công nghệ Datation.
Xem thêm: Tìm hiểu các loại cổng kết nối trên máy tính: Bạn đã biết hết chưa?
Độ tương phản màn hình máy tính là gì?
Chắc hẳn đã không ít lần các bạn nghe đến cụm từ độ tương phản màn hình rồi đúng không nhỉ? Nhưng bạn nghe qua là một chuyện còn để hiểu thì là một chuyện khác. Do đó, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem độ tương phản màn hình máy tính là gì nhé.
Theo Viện tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ, độ tương phản màn hình máy tính là sự khác biệt tuyệt đối về độ sáng giữa hai màu trắng và đen khi cả hai màu này được hiển thị cùng một lúc trên màn hình máy tính. Nói một cách đơn giản, độ tương phản là sự khác biệt giữa hai màu đen và trắng trên màn hình máy tính.
Giữa mức đen – trắng gần nhau nhất được gọi là ‘step’, trong khoảng mức sáng nhất (max level) với mức tối nhất (min level). Nếu màn hình của bạn càng có nhiều “step” thì màn hình đó hiển thị càng sắc nét. Ví dụ, độ tương phản 2000:1 cho biết màn hình máy tính của bạn sẽ hiển thị màu trắng sáng hơn màu đen 2000 lần và trong đa số các trường hợp thì con số này càng cao càng tốt.
Tính đến thời điểm hiện tại thì chúng ta vẫn chưa có tiêu chuẩn cụ thể để đo độ tương phản trên màn hình. Nhà sản xuất máy tính thường làm việc này bằng cách đo độ sáng tối đa trên mỗi điểm ảnh, sau đó so sánh với chính nó, lúc không được truyền tín hiệu. Chính vì thế, khá khó để kiểm chứng được thông số này và không phải lúc nào kết quả cho ra cũng chính xác.
Hiện có 2 loại độ tương phản màn hình bao gồm:
- Độ tương phản tĩnh (static contrast): Độ tương phản tĩnh là tỉ lệ giữa 2 điểm sáng nhất và điểm tối nhất trên màn hình trong cùng một thời điểm xác định.
- Độ tương phản động (dynamic contrast): Độ tương phản động được đo bằng cách so sánh giữa điểm tối nhất và sáng nhất mà màn hình có thể đạt được.
Tại sao độ tương phản lại quan trọng đối với màn hình máy tính?
Đầu tiên, độ tương phản càng cao thì màn hình máy tính hiển thị càng sắc nét và điều đó giúp chúng nhìn thấy được nhiều chi tiết hơn trong một hình ảnh. Bởi vì khi độ tương phản càng cao thì các vùng sáng và tối trong một hình ảnh được hiển thị rõ ràng, các khung cảnh sẽ thể hiện rõ nét hơn. Ví dụ, việc chúng ta xem một khung cảnh trời tối ở màn hình có độ tương phản thấp thì màu đen lại có cảm giác giống màu ghi hơn và điều này sẽ làm người xem khá khó chịu.
Tiếp theo, độ tương phản còn thể hiện được mức độ sâu của màu đen mà màn hình máy tính của bạn có thể hiển thị. À, mình bổ sung thêm thông tin cho các bạn đó là hầu hết các laptop trên thị trường hiện nay đều có thể xuất ra được một màu trắng có độ sáng như nhau. Do đó, mình khuyên các bạn nếu có chọn mua laptop thì bạn nên so sánh khả năng hiển thị màu đen của từng chiếc để lựa chọn ra mẫu laptop có màn hình với chất lượng tốt nhất.
Độ tương phản cao đồng nghĩa với việc chất lượng hình ảnh cao hơn, điều này giúp ích rất nhiều cho những bạn làm các công việc liên quan đến thiết kế, đồ họa,… cần một màn hình hiển thị chuẩn xác hay nếu bạn muốn có trải nghiệm xem phim, xem nội dung trên máy tính ấn tượng hơn thì cũng nên quan tâm đến yếu tố này nhé.
Liệu có phải độ tương phản màn hình máy tính càng cao thì càng tốt hay không?
Một màn hình máy tính có độ tương phản cao đồng nghĩa với việc cho chất lượng hình ảnh tốt hơn nhưng cái gì quá thì cũng không tốt đúng không nào các bạn? Các chuyên gia cũng khuyên chúng ta nên chọn màn hình có độ tương phản tĩnh trong khoảng 1100:1 đến 2000:1 là đủ cho màn hình của máy tính hiện nay.
Bạn cũng cần lưu ý là trong môi trường có nhiều ánh sáng sẽ có ảnh hưởng tới khả năng hiển thị của máy tính do màn hình bị ánh sáng bên ngoài hắt vào. Vì thế, nếu thực sự muốn xem được độ tương phản của một chiếc máy tính cao đến đâu, bạn nên thử ở trong môi trường ít ánh sáng với các chương trình có nhiều cảnh tối như phim ảnh.
Khi nào thì bạn cần chỉnh độ tương phản màn hình máy tính?
Có lẽ bạn nghĩ câu hỏi này hơi ngớ ngẩn một chút nhưng việc chỉnh độ tương phản màn hình máy tính đúng cách không chỉ giúp trải nghiệm hiển thị của chúng ta được tốt hơn mà còn bảo vệ mắt của chúng ta được tốt hơn. Nhưng khi nào thì chúng ta mới cần điều chỉnh độ tương phản màn hình máy tính?
– Khi bạn đang sử dụng máy tính trong môi trường nhiều ánh sáng như ban ngày, dưới ánh nắng mặt trời, khó quan sát các nội dung hiển thị trên màn hình.
– Khi sử dụng máy tính trong môi trường thiếu ánh sáng, làm việc ban đêm trong phòng không có đèn và cần giảm độ sáng màn hình để tránh chói mắt.
– Muốn xem hình ảnh, video hoặc bất kỳ các chương trình đồ họa khác với độ nét cao, màu sắc đậm hơn cũng như giảm chói mắt với tông màu trắng.
Còn sau đây là các bước để chúng ta có thể chỉnh độ tương phản màn hình trên máy tính của bạn. Hướng dẫn sau đây được thực hiện trên máy tính chạy Windows 10 nhưng bạn cũng có thể thực hiện tương tự với máy tính chạy các phiên bản Windows 7, 8, 8.1,…
Bước 1: Nhập Calibrate display color tại thanh tìm kiếm > Chọn Calibrate display color để mở tính năng điều chỉnh màu sắc hiển thị.
Bước 2: Nhấn vào nút Next liên tiếp 4 lần để bỏ qua các chỉ dẫn.
Bước 3: Đến lần Next thứ 4, ở bảng Adjust gama, điều chỉnh tăng giảm độ tương phản màn hình (mặc định ở mức trung bình) phù hợp với mắt nhìn của mình > Nhấn Next để lưu cài đặt.
Bước 4: Sau khi điều chỉnh bấm nút Next liên tiếp 8 lần, bấm vào nút Finish để lưu lại là hoàn tất.
Tổng kết
Qua bài viết trên, chúng ta có thể thấy rằng độ tương phản màn hình máy tính là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến quá trình trải nghiệm của người dùng. Bên cạnh đó thì chúng ta cũng biết thêm rằng, màn hình không cần phải có tỷ lệ tương phản quá cao mới là tốt mà chỉ cần ở mức vừa đủ thôi. Vậy bạn đã hiểu hết về độ tương phản trên màn hình máy tính hay chưa? Nếu bạn có góp ý gì thêm thì hãy để lại ý kiến bên dưới cho chúng mình được biết nhé, cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi.
Xem thêm: Tìm hiểu về ép xung: Nên hay không nên ép xung?
Biên tập bởi Quốc Huy Hãy để lại thông tin để được hỗ trợ khi cần thiết (Không bắt buộc): Gửi góp ýCam kết bảo mật thông tin cá nhân
Bài viết liên quan
-
Samsung giới thiệu máy tính AIO mới tại Hàn Quốc với thiết kế giống iMac
3 ngày trước
-
Chế độ Sleep Mode: Tiện ích hay nguy cơ bảo mật tại công ty? Liệu bạn đã rõ chưa?
17/04
-
Google ‘chỉ’ cách truyền dữ liệu dễ dàng và đáng tin cậy giữa Android và máy tính
01/04
-
Chính thức: Microsoft miễn phí tải xuống ứng dụng Outlook cho macOS
07/03
-
Intel ra mắt vi xử lý Core i7-13790F và Core i5-13490F hoàn toàn mới
13/02
-
Apple sẽ không ra mắt Mac Studio chip M2 Ultra vì lý do này
06/02