Đổi ngoại tệ ở các tiệm vàng được không? Có bị phạt không?

đổi đô ở đâu

Khi dất nước ngày càng phát triển thì việc một đất nước mở cửa để trao đổi và buôn bán phát triển nền kinh tế và du lịch,… thì không thể nào thiếu được các hoạt động trao đổi muâ bán ngoại tệ để thuận tiện cho các hoạt động của người nước ngoài tại Việt Nam và người Việt Nam tại nước ngoài. Tuy nhiên khi sống trong thời kì phát triển như ngày này, việc trao đổi tiền tệ giữa các nước trên thế giới phổ biến hơn bao giờ hết thì Nhà nước ta lại càn cần phải quản lý chặt chẽ và xiết chặt việc trao đổi buôn bán ngoại tệ trong lãnh thổ Việt Nam. Vậy thì việc đổi ngoại tệ ở các tiệm vàng được không? Hoạt động đổi ngoại tệ ở các tiệm vàng có bị phạt không?

Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Khái quát về ngoại tệ và tiệm vàng?

Ngoại tệ được biết đến trong tiếng anh với tên gọi đó chính là: “Foreign exchange”

Ngoại tệ, hoặc ngoại hối, là việc chuyển đổi tiền tệ của một quốc gia thành một quốc gia khác. Trong nền kinh tế tự do, tiền tệ của một quốc gia được định giá theo quy luật cung và cầu. Nói cách khác, giá trị của một loại tiền tệ có thể được gắn với tiền tệ của một quốc gia khác, chẳng hạn như đô la Mỹ hoặc thậm chí với một rổ tiền tệ. Giá trị tiền tệ của một quốc gia cũng có thể do chính phủ của quốc gia đó quy định.

Tuy nhiên, nhiều quốc gia thả nổi tiền tệ của họ so với các quốc gia khác, điều này khiến chúng luôn biến động.

Giá trị của bất kỳ loại tiền cụ thể nào được xác định bởi các lực lượng thị trường dựa trên thương mại, đầu tư, du lịch và rủi ro địa chính trị. Ví dụ, mỗi khi khách du lịch đến thăm một quốc gia, họ phải thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ bằng đồng tiền của quốc gia sở tại. Do đó, một khách du lịch phải đổi tiền tệ của nước mình sang nội tệ. Trao đổi tiền tệ kiểu này là một trong những yếu tố cầu đối với một loại tiền tệ cụ thể.

Ngoại tệ, còn được gọi là ngoại hối, là việc chuyển đổi tiền tệ của một quốc gia thành một quốc gia khác.Giá trị của bất kỳ loại tiền cụ thể nào được xác định bởi các lực lượng thị trường liên quan đến thương mại, đầu tư, du lịch và rủi ro địa chính trị.Ngoại hối được xử lý trên toàn cầu giữa các ngân hàng và tất cả các giao dịch đều nằm dưới sự bảo trợ của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) .Một yếu tố quan trọng khác của nhu cầu xảy ra khi một công ty nước ngoài tìm cách kinh doanh với một công ty khác ở một quốc gia cụ thể. Thông thường, công ty nước ngoài sẽ phải thanh toán bằng đồng nội tệ của công ty. Vào những thời điểm khác, nhà đầu tư từ quốc gia này có thể mong muốn đầu tư vào quốc gia khác và khoản đầu tư đó cũng phải được thực hiện bằng nội tệ. Tất cả những yêu cầu này tạo ra nhu cầu ngoại hối và góp phần vào quy mô rộng lớn của thị trường ngoại hối. Trao đổi ngoại tệ được xử lý trên toàn cầu giữa các ngân hàng và tất cả các giao dịch đều nằm dưới sự bảo trợ của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS).

Tiệm vàng có thể hiểu một cách đơn giản nhất ở đây đó chính là nơi mà các chủ thể có nhu cầu có thể thực hiện những hoạt động như trao đổi, mua bán các loại vàng bạc đá quý có giá trị tại đây. Đối với mỗi nhu cầu của các chủ thể khác nhau thì quy mô mỗi tiệm vàng lớn, nhỏ khác nhau.

Xem thêm: Quy định về việc sử dụng ngoại tệ trong hợp đồng thương mại

2. Đổi ngoại tệ ở các tiệm vàng được không?

Từ trước đến nay, pháp luật Việt Nam hiện hành có đưa ra quy định về việc để đồng tiền đô la lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam nhưng lại với một mật độ nhất định. Cũng chính vì sự cho phép này mà rất nhiều các ngân hàng hiện nay đều được cấp phép mua bán ngoại tệ. Ngoài ra, các bạn có thể đổi tiền đô la ở các tiệm vàng có giấy phép của nhà nước. Bên cạnh đó thì việc các chủ thể vẫn thực hiện việc đổi tiền đô ở các của hàng sẽ bị phạt.

Do đó, để đáp ứng được như cầu đổi tiền đô sang tiền Việt của khách hàng thì dưới đây là một số gợi ý để khách hàng có thể thực hiện được việc trao đổi ngoại tệ của mình tại Việt Nam thông qua: Đổi tiền Đô ở ngân hàng, Đổi tiền ở tiệm Vàng, Đổi tiền ở khách sạn, resort lớn, Đổi tiền Đô ở cây ATM, Đổi tiền Đô ở sân bay. Tuy nhiên đổi tiền đô ở đâu thì các chủ thể thực hiện giao dịch này cũng cần nhớ tìm hiểu kỹ về đơn vị hay cơ sở đổi tiền ngoại tệ đó có được nhà nước cấp phép hay không?

Thông thường, hay nói cách khác là đa phần thì người Việt khi thực hiện một vấn đề hay bất kỳ giao dịch nào thì cũng muốn né tránh các thủ tục rườm rà phướng tạp nên đa phần đều trọn r tiệm vàng để thực hiện giao dịch đổi ngoại tệ của mình được nhanh chóng nhất. Do đó, mà tác giả có khẳng định rằng tiệm vàng luôn là địa chỉ quen thuộc của nhiều người khi có nhu cầu muốn đổi tiền Đô la sang tiền Việt. Thế nhưng, một trong những tình hướng éo le trong thời gian vừa qua có trường hợp đổi 100 USD ở tiệm vàng bị phạt 90 triệu đồng làm xôn xao dư luận.

Từ việc sử phạt của cơ quan chức năng trong trường hợp vừa được nêu ra ở trên thì có thể thấy rằng không phải tiệm vàng nào cũng có đủ điều kiện để có thể thực hiện hoạt động đổi ngoại tệ. Mà chỉ có nhưng tiệm vàng được cấp phép thì mới được thực hiện việc đổi ngoại tệ này theo như quy định tại thông tư 20/2011/TT-NHNN ngày 29/8/2011 đã quy định rất rõ ràng, việc mua, bán ngoại tệ tiền mặt của cá nhân chỉ được thực hiện tại những địa điểm được Nhà nước cấp giấy phép. Những hành vi đổi tiền USD tại tiệm vàng không được phép là hành vi vi phạm pháp luật. Như vậy, có thể khẳng định được rằng các chủ thể có thể thực hiện hoạt động đổi ngoại tệ của mình tại các tiệm vàng được cấp phép và không được thực hiện tại các tiệm vàng không được pháp luật cấ theo như quy định của pháp luật hiện hành.

Xem thêm: Áp dụng tỷ giá khi thanh toán tiền cho lao động của doanh nghiệp nước ngoài

3. Đổi ngoại tệ ở các tiệm vàng có bị phạt không?

Theo như đã đưa ra nhận định ở trên của tác giả dựa trên Thông tư 20/2011/TT-NHNN quy định việc mua, bán ngoại tệ tiền mặt của cá nhân với tổ chức tín dụng được phép do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành thì khi các chủ thể tham gia việc đổi ngoại tệ ở các tiệm vàng được cấp phép thì sẽ không bị phạt. Còn đối với những chủ thể thực hiện việc đổi ngoại tệ tại các tiệm vàng không được cấp phép thì sẽ bị sử phạt theo như quy định tại Nghị định 88/2019/NĐ-CP do Chính phủ ban hành, thay vì áp dụng một mức phạt chung chung từ 80 đến 100 triệu đồng ở các tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ. Cụ thể:

Thứ nhất, đối với hoạt động mua, bán ngoại tệ dưới 1.000 USD hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương sẽ phạt cảnh cáo.

Thứ hai, đối với hoạt động mua, bán ngoại tệ có giá trị từ 1.000 – 10.000 USD phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng.

Thứ ba, đối với hoạt động mua, bán ngoại tệ có giá trị từ 10.000 – 100.000 USD phạt tiền từ 20 đến 30 triệu đồng.

Cuối cùng, đối với hoạt động mua, bán ngoại tệ từ 100.000 USD trở lên, mức phạt tiền sẽ từ 80 đế 100 triệu đồng.

Bên cạnh đó thì cũng có rất nhiều chủ thể thắc mắc về việc nên đổi ngoại tệ ở đây để không bị phạt thì theo như quy định của Pháp luật Việt Nam về việc mua bán ngoại tệ đã khá rõ ràng. Các chủ thể có thể đổi ngoại tệ tại các ngân hàng nhưng phổ biến nhất vẫn là các hoạt động mua bán USD tại các tiệm vàng. Do đó, khi có nhu cầu mua, bán ngoại tệ, khách hàng cần phải thực hiện tại các địa điểm được cấp phép thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng. Vậy thì bên cạnh việc đổi tiền ngoại tệ ở các ngân hàng, khách hàng có thể tìm tới một số cơ sở kinh doanh, tiệm vàng được cấp phép ở khu vực phố Hà Trung hoặc một số tiệm vàng như PNJ, Bảo Tín Minh Châu, SJC, Mi Hồng, Ngọc Thẫm, Kim Tín…

Như vậy, theo như quy định mà tác giả đã nêu ra ở trên thì có thể thấy rằng, khi các chủ thể đổi ngoại tệ ở tiệm vàng có bị phạt hay không còn tùy thuộc vào từng trường hợp đúng với quy định của pháp luật hay trái với quy định của pháp luật. Để tránh bị xử phạt, khi có nhu cầu mua bán ngoại tệ khách hàng cần tìm đến những địa điểm được Nhà nước cấp phép.