Dòng cắt của Aptomat là gì?
Aptomat( Circuit Breaker ) là một thiết bị đóng cắt điện tự động giúp bảo vệ hệ thống điện trong các trường hợp ngắn mạch, quá tải, sụt áp, rò điện,…, các aptomat hiện nay đa phần đều chứa 2 chữ CB : MCB, MCCB,ELCB, RCBO,….
Dòng cắt của aptomat là khả năng ngắt dòng khi quá tải, sụt áp hay có sự cố về điện, giúp cho thiết bị vận hành ổn định hơn và chuẩn xác hơn. Nhờ có dòng cắt từ chính thiết bị mà khi quá tải điện, ngắn mạch hay rò rỉ điện thì dòng cắt này thực hiện ngay nhiệm vụ của mình giúp thiết bị đóng cắt tốt nhất đem đến sự an toàn cao cho người sử dụng và an toàn cho các thiết bị điện đứng sau.
Xem thêm: Hướng dẫn cách chọn aptomat cho gia đình
Các thông số kĩ thuật của Aptomat
– In: Dòng điện định mức. Ví dụ: MCCB 3P 250A 36kA, In = 250A.
– Ir: là dòng hoạt động được chỉnh trong phạm vi cho phép của Aptomat. Ví dụ aptomat chỉnh dòng 250A có thể điều chỉnh từ 125A đến 250A.
– Ue: Điện áp làm việc định mức.
– Icu: Dòng cắt ngắn mạch là khả năng chịu đựng dòng điện lớn nhất của tiếp điểm trong 1 giây.
– Icw: Khả năng chịu dòng ngắn mạch trong 1 đơn vị thời gian.
– Ics: khả năng cắt thực tế khi xảy ra sự cố của thiết bị. Khả năng này phụ thuộc vào từng nhà sản xuất do công nghệ chế tạo khác nhau. Ví dụ cùng một hãng sản xuất nhưng có 2 loại MCCB là Ics = 50% Icu và Ics = 100% Icu.
– AT: Ampe Trip (dòng điện tác động)
– AF: Ampe Frame (dòng điện khung). Ví dụ NF250A 3P 200A và NF250A 3P 250A đều có AF = 250A nhưng một cái sẽ tác động khi dòng vượt quá AT = 200A, một cái sẽ tác động khi dòng vượt quá AT = 250A. Thông số AT/AF cho biết độ bền của tiếp điểm đóng cắt. Ví dụ Aptomat 250AT/400AF sẽ có độ bền cao hơn Aptomat 250AT/250AF, kích thước aptomat 400AF cũng lớn hơn, giá thành cao hơn.
– Characteritic cuver: là đường cong đặc tính bảo vệ của CB (đường cong chọn lọc của CB). Đây là thông số rất quan trọng, quyết định cho việc chọn CB ở vị trí nào trong hệ thống điện.
– Mechanical/electrical endurace: Số lần đóng cắt cơ khí cho phép/ số lần đóng cắt điện cho phép.
Xem thêm: Aptomat chống rò chống giật và những lưu ý khi lắp đặt
Một số hãng sản xuất Aptomat trên thị trường
Aptomat Schneider
Aptomat Mitsubishi:
Aptomat LS:
Aptomat Chint:
Trên đây là các thông tin của mà chúng tôi chia sẻ để giải đáp về Dòng cắt của Aptomat là gì. Hi vọng với những kiến thức này sẽ giúp bạn nắm được các kiến thức về Aptomat và tìm được giải pháp tốt nhất cho dự án của bạn.
Hãy liên hệ với Công ty CP thiết bị điện Hoàng Phương để được tư vấn và mua được sản phẩm chính hãng với giá cả hợp lí nhất.
Xem thêm:
Các thiết bị trong tủ điện công nghiệp:Nút nhấn, Công tắc, Cầu chì, Aptomat, RCD,Rơle nhiệt, Rơle trung gian, Rơle thời gian, Contactor ….
Nguồn: Internet