Mọi người có thể quen thuộc với thuật ngữ “RAM” khi thảo luận về linh kiện máy tính nhưng họ chưa chắc đã biết về DRAM. Mặc dù không được biết rộng rãi như CPU, GPU, SSD hay RAM… đây vẫn được coi là một thành phần ảnh hưởng lớn đến chức năng hoạt động của PC. Hơn nữa, thị trường DRAM toàn cầu đã đạt tổng giá trị lên đến 17,46 tỷ USD chỉ trong quý 3 năm 2020. Đó là một lý do quan trọng khiến bạn cần biết câu trả lời cho câu hỏi “DRAM là gì?” trước khi mua máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay tiếp theo của mình.
DRAM là gì?
DRAM là viết tắt của Dynamic Random Access Memory với ý nghĩa là “Bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên động”. Đây là một loại RAM cụ thể mà bạn có lẽ rất quen thuộc khi đang sử dụng máy tính. Nói chung, tất cả các máy tính đều có RAM và DRAM là một loại RAM mà bạn sẽ thấy trong máy tính để bàn và máy tính xách tay hiện đại. Loại RAM này được Robert Dennard phát minh vào năm 1968 và được Intel đưa ra thị trường vào những năm 70.
Ưu điểm của DRAM
Nói chung, RAM nhanh hơn nhiều so với các loại bộ nhớ khác mà máy tính của bạn sử dụng và DRAM thậm chí còn nhanh hơn. Thông thường, DRAM nhớ dữ liệu nhanh hơn nhiều ổ cứng của bạn để giúp máy tính có thể truy cập tức thì các chương trình mà bạn muốn sử dụng.
DRAM có thể chứa nhiều dữ liệu hơn trên mỗi gigabyte so với các loại RAM khác, chẳng hạn như SRAM. Ngoài ra, loại RAM này cũng có ưu điểm là rẻ hơn đáng kể so với các loại bộ nhớ khác.
Nhược điểm của DRAM
Mặc dù DRAM có nhiều ưu điểm để khiến nó xuất hiện phổ biến trên mọi máy tính hiện đại, nó vẫn không hoàn hảo. Loại RAM này vẫn có những nhược điểm như sau:
- Sử dụng nhiều điện năng hơn: Bất cứ thứ gì nhanh hơn thường sẽ cần nhiều năng lượng hơn và DRAM cũng không ngoại lệ. So với các loại RAM khác, DRAM cần nhiều điện năng hơn để hoạt động.
- Tạo ra nhiều nhiệt hơn: Vì sử dụng nhiều năng lượng hơn, DRAM cũng sẽ nóng hơn khi hoạt động liên tục ở mức tải cao. Chính vì vậy, các hệ thống hàng đầu hoặc RAM cao cấp thường có hệ thống tản nhiệt chất lượng để cải thiện tuổi thọ của mọi thành phần trong máy tính.
- Không thể lưu trữ dữ liệu khi không có nguồn: Tất cả RAM đều là loại bộ nhớ dễ bay hơi, có nghĩa là mọi dữ liệu được đọc hoặc ghi đều bị mất khi máy tính tắt nguồn. Vì vậy, DRAM sẽ không thể sử dụng để lưu trữ dữ liệu lâu dài như ổ cứng.
DRAM có nhiệm vụ gì?
DRAM và tất cả các loại RAM đều là một loại bộ nhớ dễ làm thất thoát các bit dữ liệu trong các bóng bán dẫn. Bộ nhớ này thường được thiết kế nằm gần bộ xử lý để máy tính có thể dễ dàng và nhanh chóng truy cập nó cho tất cả các quá trình mà bạn yêu cầu. Khi bạn sử dụng máy tính, nó cần phải gọi lại dữ liệu và mã lập trình để CPU xử lý. Lúc đó, RAM hoặc DRAM đều là bộ nhớ để máy tính sử dụng, ghi lại và tạm thời lưu dữ liệu cũng như các mã lập trình đó theo thời gian thực. Tuy nhiên, vì các bóng bán dẫn cần điện để hoạt động, mọi thứ được lưu trữ ở DRAM/RAM đều sẽ biến mất khi bạn tắt PC. Đó là lý do tại sao chúng được coi là “bộ nhớ dễ bay hơi”.
Các loại DRAM
Bộ nhớ DRAM chỉ là một loại RAM. Đối với DRAM, nó cũng có một số loại phổ biến như sau:
- SDRAM: Loại DRAM được đồng bộ hóa với bus hệ thống. Đây là tên chung cho những loại DRAM khác nhau được đồng bộ hóa với tốc độ xung nhịp tối ưu của vi xử lý. SDRAM có thể chạy ở tốc độ xung nhịp cao hơn nhiều so với bộ nhớ thông thường.
- DDR SDRAM: Loại DRAM có các tính năng của SDRAM nhưng với tần số truyền dữ liệu tăng gấp đôi.
- ECC DRAM: Loại DRAM này có thể tìm thấy dữ liệu bị hỏng và sửa chữa chúng nhờ vào mã sửa lỗi (ECC) tích hợp.
- DDR2, DDR3, DDR4 và DDR5: Nhiều máy tính hiện sử dụng dòng chip DRAM DDR. Các công nghệ được cải tiến theo từng thế hệ và biểu thị bằng dãy số. Ví dụ, DDR5 nhanh hơn và hiệu quả hơn DDR2, DDR3 hoặc DDR4.
Nếu bạn mua một thanh RAM mới để nâng cấp cho máy tính để bàn của mình, rất có thể đó sẽ là sản phẩm dùng chip DDR4. Mặc dù DDR5 là tiêu chuẩn bộ nhớ RAM mới nhất, tuy nhiên nó lại chưa phổ biến như DDR4. Để sử dụng các loại RAM này, bạn sẽ cần có CPU và bo mạch chủ tương thích.
DRAM nhanh như thế nào?
Bạn có thể biết tốc độ chính xác của sản phẩm DRAM bằng cách kiểm tra thông số kỹ thuật. Bạn sẽ thấy một con số được đo bằng “MHz” được liệt kê trên bao bì hoặc trang web của nhà sản xuất. Con số này giải thích có bao nhiêu chu kỳ đọc và ghi dữ liệu có thể xảy ra mỗi giây. Ví dụ, nếu một thanh DRAM có ghi tốc độ 3200MHz thì điều đó có nghĩa là nó có thể đọc và ghi 3200 lần mỗi giây.
Mặc dù vậy, độ trễ hoặc thời gian để DRAM hoạt động cũng ảnh hưởng đến tốc độ DRAM. Thông số này thay đổi theo từng sản phẩm và không phải là một con số có thể đo lường được. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo thông số của nhà sản xuất để xem chỉ số CL của DRAM. Chỉ số này càng cao, độ trễ sẽ càng cao.
Kết luận
Như vậy, FPT Shop đã cung cấp cho bạn rất nhiều thông tin về DRAM. Chúng ta có thể tổng hợp mọi thứ về DRAM như sau:
- DRAM là một dạng RAM và nó có một số loại riêng.
- DRAM là bộ nhớ dễ bay hơi giống như tất cả loại RAM khác, vì vậy nó không thể chứa dữ liệu khi không có nguồn.
- DRAM nhanh và có các tùy chọn tốc độ cũng như độ trễ khác nhau. Bạn hãy tìm kiếm loại DRAM có chỉ số tốc độ (MHz) cao hơn và độ trễ (CL) thấp hơn khi build PC.
- Hầu hết DRAM đang hiện hữu trong các sản phẩm RAM DDR4.
Vậy là FPT Shop đã mang đến cho bạn những thông tin DRAM là gì? Ưu và nhược điểm của DRAM .Nếu bạn đang có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến DRAM thì đừng ngần ngại để lại bình luận ở ngay bên dưới bài viết này nhé.
Xem thêm:
CAS Latency là gì? Giải thích về thời gian CL trong thông số RAM
Giải mã hiện tượng xung đột RAM và đi tìm cách khắc phục
Hướng dẫn cách vệ sinh RAM máy tính chuẩn nhất