DTI là gì? Làm thế nào để kiểm soát DTI hiệu quả – ZaloPay

DTI là gì? Làm thế nào để kiểm soát DTI hiệu quả – ZaloPay

Dti là gì

Chỉ số DTI là gì?

DTI là viết tắt của từ Debt to Income, có nghĩa là hệ số nợ trên thu nhập. Đây là thước đo để đánh giá khả năng tài chính của một khách hàng cho biết khả năng thanh toán và hoàn trả các khoản nợ hàng tháng.

Công thức tính hệ số DTI

Không chỉ các tổ chức tài chính hay ngân hàng có thể kiểm tra khả năng trả nợ của khách hàng nhờ chỉ số DTI mà mỗi cá nhân cũng có thể tự tính được. Công thức tính DTI như sau:

DTI = Tổng các khoản phải thanh toán nợ mỗi tháng/Tổng thu nhập mỗi tháng

Trong đó, tổng các khoản phải thanh toán nợ mỗi tháng gồm mọi chi phí chi tiêu thẻ tín dụng, các khoản đang vay nợ tín chấp và thế chấp.

Công thức tính hệ số DTI

Ví dụ cụ thể về cách tính DTI

Tổng thu nhập hàng tháng của bạn là 15 triệu đồng. Bạn đang vay một khoản tiền tại ngân hàng A, mỗi tháng bạn phải trả là 1 triệu đồng.

Ngoài ra, bạn đang sử dụng tối đa số tiền trong thẻ tín dụng có hạn mức 40 triệu đồng. Như vậy là bạn cần thanh toán cho thẻ tín dụng hàng tháng là 5% x 40 = 2 triệu đồng.

Hiện tại, bạn đang cần vay thêm vốn tín chấp tại ngân hàng B với số tiền là 100 triệu đồng. Hình thức thanh toán trả góp trong vòng 12 tháng, lãi suất mỗi tháng là 1%. Nếu ngân hàng phê duyệt khoản vay và giải ngân thì mỗi tháng bạn cần trả số tiền khoảng 8.4 triệu đồng.

Bạn có thể áp dụng cách tính DTI của mình như sau:

DTI = (1 + 2 + 8.4) / 15 = 76%

Tuy nhiên, ngân hàng B có quy định đối với khách hàng có thu nhập 15 triệu thì DTI không được vượt quá 60%. Như vậy, ngân hàng B có thể đưa ra 2 phương án để khách hàng lựa chọn:

  • Bạn cần thanh toán toàn bộ khoản vay tại ngân hàng A.
  • Hoặc kéo dài kỳ hạn khoản vay 100 triệu đồng lên kỳ hạn là 24 tháng.

Ý nghĩa của hệ số DTI

DTI là chỉ số thể hiện mối liên quan giữa nợ và thu nhập. Giả sử bạn tính DTI của mình là 20% có nghĩa là bạn cần chi trả 20% trong tổng thu nhập của mình cho các khoản nợ.

Khi nắm được hệ số DTI, bạn sẽ biết được tình hình tài chính hiện tại của mình ra sao. Hệ số DTI cao báo hiệu các khoản nợ của bạn đang quá nhiều so với thu nhập hàng tháng. Trái lại, hệ số DTI thấp cho thấy các khoản nợ đang nằm ở mức an toàn so với thu nhập của bạn.

Ý nghĩa của hệ số DTI

Hiện nay, hầu hết các công ty tài chính và các ngân hàng đều tính DTI trước khi quyết định phê duyệt cho khách hàng vay vốn. Việc tính DTI không chỉ áp dụng cho hình thức vay tín chấp mà cả vay thế chấp cũng áp dụng. Các ngân hàng sẽ ưu tiên khoản vay cho các khách hàng có chỉ số DTI thấp.

Tại sao phải kiểm soát chỉ số DTI?

Việc kiểm soát DTI rất quan trọng đối với mỗi cá nhân hay doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh. Nếu như số tiền thanh toán nợ quá nhiều sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống hay hoạt động kinh doanh.

Về phương diện cá nhân, việc kiểm soát chỉ số DTI còn là cách để quản lý tài chính cho bản thân. Nếu như con số DTI vượt trên mức 50% thì bạn cần thực hiện một số biện pháp như giảm chi tiêu hay tìm cách để tăng thu nhập.

Còn đối với các tổ chức tài chính hay ngân hàng thường căn cứ vào chỉ số DTI để đưa ra quyết định cho khách hàng vay vốn hay không. Bởi hệ số này rất quan trọng trong việc đánh giá người vay có khả năng thanh toán nợ hay không.

Làm thế nào để giảm hệ số DTI?

Có thể thấy, kiểm soát chỉ số DTI là cách để quản lý tài chính một cách hiệu quả. Vậy làm thế nào để giảm hệ số DTI đến mức an toàn? Mời độc giả cùng theo dõi một số phương pháp sau:

Hạn chế chi tiêu mỗi tháng

Một cách để giảm hệ số nợ trên thu nhập hiệu quả là giảm bớt những khoản vay nợ. Hãy cân nhắc việc sử dụng thẻ tín dụng có cần thiết hay không? Các ngân hàng thường tung ra hình thức tiêu tiền trước, trả tiền sau với nhiều voucher giảm giá hấp dẫn người tiêu dùng. Vậy nên bạn hãy thận trọng khi sử dụng các voucher này để tránh việc sa đà vào những khoản chi tiêu không cần thiết.

Làm thế nào để giảm hệ số DTI?

Kéo giãn thời gian trả nợ

Trong trường hợp mà bạn đã hạn chế tối đa các khoản chi tiêu hay khoản vay nhưng chỉ số DTI vẫn ở mức cao thì phải làm thế nào? Câu trả lời đó là hãy giãn thời hạn vay. Việc này có thể giúp làm giảm hệ số DTI. Tuy nhiên bạn cũng cần cân nhắc vì giãn thời hạn vay đồng nghĩa với việc bạn phải trả lãi nhiều hơn.

Tăng thu nhập cá nhân

Việc tăng thu nhập mỗi tháng sẽ giúp bạn thanh toán các khoản nợ nhanh chóng và dễ dàng hơn. Hiện nay có rất nhiều cách để tăng nguồn thu nhập như làm nghề tay trái hay đầu tư chứng khoán, ngoại hối,…

Qua bài viết của ZaloPay, chắc hẳn bạn đọc đã hiểu được DTI là gì cũng như ý nghĩa của hệ số này. Từ đó, các cá nhân, tổ chức biết được cách quản lý và kiểm soát tài chính một cách hiệu quả.