Giới thiệu khái quát huyện Đức Hòa

đức hòa ở đâu

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

a. Vị trí địa lý, địa hình

– Huyện Đức Hòa nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Long An, có tọa độ địa lý là 1106016’11”-106031’57” kinh độ Đông và 0044’30”-11001’38” vĩ độ Bắc

+ Phía Bắc giáp huyện Củ Chi thành phố Hồ Chí Minh và huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh;

+ Phía Nam giáp huyện Bến Lức tỉnh Long An;

+ Phía Đông giáp huyện Hóc Môn, Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh;

+ Phía Tây giáp huyện Đức Huệ tỉnh Long An;

– Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và từ giữa huyện sang hai hướng Đông Tây và chia làm 4 vùng như sau:

+ Vùng có địa hình cao từ 4 – 6 m bao gồm xã Lộc Giang, An Ninh Đông, An Ninh Tây, Tân Mỹ và một phần Hiệp Hòa.

+ Vùng có địa hình khá cao từ 3 – 4 m bao gồm xã Mỹ Hạnh Nam, Mỹ Hạnh Bắc, Đức Lập Hạ, Đức Lập Thượng, Tân Phú và một phần Hiệp Hòa.

+ Vùng có địa hình trung bình từ 1,5 – 3 m bao gồm thị trấn Hậu Nghĩa, Đức Hòa, các xã như Hòa Khánh Đông, Hựu Thạnh, Đức Hòa Hạ, Hòa Khánh Nam và một phần Hòa Khánh Tây.

+ Vùng có địa hình thấp dưới 1,5 m bao gồm khu vực ven sông Vàm Cỏ Đông, kênh Thầy Cai – An Hạ thuộc các xã như Tân Phú, Hòa Khánh Tây, Hòa Khánh Nam, Hựu Thạnh, Đức Hòa Hạ, Tân Mỹ, Đức Lập Thượng, Đức Lập Hạ, Mỹ Hạnh Bắc, Hòa Khánh Đông.

b.Thời tiết, khí hậu

Đặc điểm thời tiết, khí hậu của huyện là nền nhiệt độ cao. Trung bình cả năm khoảng 27,70C với biên độ nhiệt ngày và đêm nhỏ. Khí hậu phân hóa thành 2 mùa rõ rệt, mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10 trùng với gió mùa Tây Nam) và mùa khô (từ tháng 11 năm nay đến tháng 4 năm sau trùng với gió mùa Đông Bắc). Lượng mưa trung bình cả năm khoảng 1.625-1.886 mm/năm, độ ẩm không khí trung bình 82 – 83%.

TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA

Đức Hòa có nền văn hóa lâu đời, phong phú và đa dạng. Được thể hiện rõ nhất với khu tích khảo cổ học An Sơn phát hiện người cổ có niên đại cách đây hơn 4.000 năm, khu di tích Bình Tả- Óc Eo thuộc nền văn hóa Óc Eo- Phù Nam có niên đại từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ VII.

Đức Hòa còn là địa phương lưu giữ những giá trị văn hóa phi vật thể tương đối lớn của tỉnh Long An với một trữ lượng văn nghệ dân gian lớn, phong phú và là nơi sản sinh ra nhiều nghệ nhân nổi tiếng. Tinh thần thượng võ, yêu nước còn để lại dấu ấn đậm nét trong những điệu “hò quốc sự”- một làn điệu dân ca đặc sắc- được phổ biến khá rộng rãi trong những thập niên đầu thế kỷ này mà những nghệ nhân của Đức Hòa đã từng đem tiếng hát, tiếng hò đó vượt ra ngoài ranh giới của huyện mình đến nhiều vùng, nhiều nơi.

Người dân Đức Hòa đa số là người Kinh nên các phong tục, lễ hội mang đậm dấu ấn của người Việt được thể hiện rõ trong lễ hội cúng đình, các lễ hội vào dịp Tết cổ truyền, du xuân được diễn ra nhộn nhịp, thu hút người dân và các phong tục đám tang, đám cưới, đám giỗ cúng ông bà, tổ tiên,… đều được nhân dân chú trọng và đóng vai trò quan trọng trong đời sống sinh hoạt văn hóa của người dân địa phương.

Người dân Đức Hòa theo đạo Phật là chủ yếu và một số ít nhân dân theo đạo Công giáo, tin lành, cao đài,… Chính vì vậy, cơ sở tôn giáo nhiều nhất là chùa với 43 ngôi, ngoài ra, có 7 Thánh thất cao đài, 3 nhà thờ công giáo, 3 nhà thờ Tin Lành, còn các cơ sở tôn giáo khác không đáng kể.

DI TÍCH – DANH THẮNG – DANH NHÂN

Huyện Đức Hòa là địa phương có nhiều khu di tích lịch sử- văn hóa. Toàn huyện, có 4 khu di tích lịch sử- văn hóa cấp quốc gia được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra quyết định công nhận và 10 khu di tích tích lịch sử- văn hóa cấp tỉnh được UBND tỉnh Long An ra quyết định công nhận.

Hai trong bốn di tích lịch sử- văn hóa cấp quốc gia được xem là đại diện, tiêu biểu cho nền văn hóa lâu đời: Khu tích khảo cổ học An Sơn tại xã An Ninh Tây phát hiện người cổ có niên đại cách đây 4.000 năm và khu di tích Bình Tả- Óc Eo thuộc xã Đức Hòa Hạ tiêu biểu nền văn hóa Óc Eo- Phù Nam có niên đại từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ VII. Điều này, chứng tỏ nơi đây là khu vực có người dân định cư, sinh sống từ rất sớm, các hiện vật khai quật được tiêu biểu cho nền văn hóa lâu đời, chủ yếu là những công cụ bằng đá phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt của người dân theo nghề nông nghiệp lúa nước cùng các hiện vật đồ gốm, đồ trang sức phục vụ đời sống sinh hoạt tập thể, cộng đồng. Hiện nay, hai di tích này được Nhà nước khoanh vùng, bảo vệ và sẽ tiếp tục tổ chức những cuộc khai quật mở rộng hơn để phục vụ cho nghiên cứu.

Hai khu di tích lịch sử cách mạng tiêu biểu cho truyền thống đấu tranh cách mạng anh hùng của quân và dân Đức Hòa trong kháng chiến. Di tích vườn nhà ông Bộ Thỏ tại xã Đức Hòa Thượng ghi dấu sự kiện thành lập chi bộ Đảng cộng sản Việt Nam đầu tiên của tỉnh Chợ Lớn vào năm 1930- nay là một phần của thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An. Di tích này được quy hoạch và đang tiến hành xây dựng thành khu lưu niệm và phục dựng lại quang cảnh lúc sự kiện thành lập chi bộ diễn ra.

Một khu di tích lịch sử cách mạng tiêu biểu thứ hai là khu di tích Ngã tư Đức Hòa, nằm trên địa bàn thị trấn Đức Hòa. Vào năm 1930, nơi đây diễn ra cuộc biểu tình lớn nhất Nam bộ lúc bấy giờ dưới sự lãnh đạo của Đảng mà tiêu biểu là đồng chí Châu Văn Liêm- quê Cần Thơ và đồng chí Võ Văn Tần- quê Đức Hòa, Long An với sự tham gia của 5.000 nông dân. Khu di tích Đức Hòa với những địa điểm như: Dinh Quận gắn với cuộc biểu tình ngày 4/6/1930 của hơn 5000 nhân dân Đức Hòa nay được trưng dụng xây dựng phòng trưng bày hiện vật đồng chí Võ Văn Tần được xây dựng trong khuôn viên công viên văn hóa có tượng đài đồng chí Võ Văn Tần; Đài xử bắn các chiến sĩ tham gia cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ 1940-1941… là những chứng tích lịch sử tố cáo tội ác của bọn thực dân xâm lược, và là niềm tự hào của người dân Đức Hòa nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung về tinh thần đấu tranh không mệt mỏi để giành lấy nền độc lập tự do.

Ngoài bốn di tích lịch sử- văn hóa cấp quốc gia nêu trên, Đức Hòa có 10 khu di tích lịch sử văn hóa được UBND tỉnh Long An công nhận có một di tích kiến trúc nghệ thuật Chùa Linh Nguyên và di tích Đình Mỹ Hạnh là những đặc trưng cơ bản và tiêu biểu cho truyền thống về lịch sử và văn hóa huyện Đức Hòa.

Ngoài các khu di tích lịch sử- văn hóa, huyện Đức Hòa còn có khu nhà cổ Phước- Lộc- Thọ nằm trên địa bàn xã Hựu Thạnh với diện tích rộng 5,5ha, phục dựng lại 22 ngôi nhà cổ trên mọi miền đất nước, có không gian rộng, thoáng mát, mang dáng vẻ cổ xưa, cây cảnh được bố trí đẹp mắt, khu vui chơi trẻ em, hồ bơi nhân tạo,… thu hút người dân trong và ngoài địa phương đến tham quan, du lịch.

Huyện Đức Hòa còn có con sông Vàm Cỏ Đông chảy dài dọc theo chiều dài địa giới hành chính của huyện, có quang cảnh của miền sông nước đặc trưng của vùng Tây Nam Bộ, ghe xuồng tấp nập qua lại, có tiềm năng khai thác du lịch miền sông, nước.

LỊCH SỬ

1. Lịch sử hình thành và phát triển huyện Đức Hòa

Đức Hòa nguyên là tên gọi của một thôn trong 74 thôn của tổng Long Hưng, huyện Tân Long, phủ Tân Bình, trấn Phiên An (Sách Gia Định thành thông chí, tập trung, trang 34). Khi tỉnh Chợ Lớn được thành lập vào năm 1909 thì Đức Hòa là tên của một trong 5 làng của tổng Cầu An Hạ. Năm 1913, tên Đức Hòa được chính thức đặt tên cho đơn vị hành chính cấp quận gồm hai tổng: Cầu An Hạ và Cầu An Thượng. Năm 1950, Ủy ban kháng chiến hành chính Nam bộ ra quyết định hợp nhất hai huyện Đức Hòa và Đông Thành (huyện Đức Huệ ngày nay) lấy tên là Đức Hòa Thành thuộc tỉnh Gia Định Ninh (Chợ Lớn- Tây Ninh- Gia Định hợp lại). Năm 1956, khi tỉnh Chợ Lớn nhập với Tân An thì huyện Đức Hòa là một huyện của tỉnh Long An. Từ đó đến nay, huyện Đức Hòa có một vài lần thay đổi về địa giới hành chính nhưng tên Đức Hòa vẫn không thay đổi.

Về phía Ngụy quyền Sài Gòn khi thiết lập chế độ cai trị ở miền Nam, đến năm 1963, ra quyết định cắt hai huyện Đức Hòa và Đức Huệ của Long An đem nhập với hai huyện Trảng Bàng và Củ Chi, lập thành một tỉnh mới là tỉnh Hậu Nghĩa, tồn tại đến ngày giải phóng.

Đức Hòa là một huyện của tỉnh Long An có vị trí địa lý thuận lợi nằm ở cửa ngõ phía Tây Bắc thành phố Hồ Chí Minh nên có mối quan hệ gắn bó khá đặc biệt với vùng đất Củ Chi, Hóc Môn, Bà Điểm về chính trị, kinh tế, văn hóa và họ hàng thân thuộc. Khi thực dân Pháp thiết lập chế độ cai trị lên vùng đất Nam bộ thì đã có cuộc liên minh chiến đấu khá đẹp giữa nhân dân vùng này mà điển hình là cuộc khởi nghĩa “Mười tám thôn vườn trầu” hay còn gọi là cuộc khởi nghĩa “Thập Bát Phù Viên”. Vào mùa xuân năm 1884, Tổng lãnh binh Phan Công Hớn- người Hóc Môn cùng Chánh lãnh binh Nguyễn Văn Quá- người làng Đức Hòa đã lãnh đạo nhân dân đứng lên khởi nghĩa, giết tên đốc phủ Trần Tử Ca khét tiếng độc ác.

Bước qua thời kỳ hoạt động cách mạng có Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo, truyền thống ấy được nhân lên gấp bội. Trong những đợt khủng bố trắng của kẻ thù vào những năm 1930 và sau cuộc khởi nghĩa Nam kỳ năm 1940 thất bại, máu của người Đức Hòa đổ ra hòa chung với máu của người dân Hóc Môn, Bà Điểm trên đường phố, trên đường đất quê hương.

Bước sang thập niên 20 của thế kỷ XX, Đức Hòa là nơi hội tụ những nhà hoạt động cách mạng như: Nguyễn An Ninh, Châu Văn Liêm, Võ Văn Tần,… Đặt biệt, Đức Hòa là địa bàn hoạt động cách mạng nổi bật với sự kiện thành lập chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên của tỉnh Chợ Lớn do đồng chí Võ Văn Tần sáng lập vào ngày 6/3/1930 tại nhà ông Bộ Thỏ, làng Đức Hòa, nay là xã Đức Hòa Thượng, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Từ đó, nhân dân Đức Hòa hoàn toàn tin tưởng và quyết tâm đấu tranh theo đường lối của Đảng vạch ra. Tiêu biểu là sau sự kiện này, 5.000 nông dân Đức Hòa đã đồng loạt kéo về dinh quận Đức Hòa biểu tình, đòi yêu sách dưới sự lãnh đạo của đồng chí Bí thư liên tỉnh ủy Chợ Lớn- Gia Định là đồng chí Châu Văn Liêm. Đây là cuộc biểu dương lực lượng lớn nhất Nam bộ lúc bấy giờ.

Đức Hòa còn là nơi hoạt động của Xứ ủy Nam kỳ. Nơi đây đã khai sinh những đơn vị vũ trang nổi tiếng thời đánh Pháp như Chi đội 15, tiền thân của Trung đoàn 308. Là nơi thành lực lượng giải phóng quân liên quận Hóc Môn- Bà Điểm- Đức Hòa năm 1945 với sự tham gia của các đồng chí: Tô Ký, Nguyễn Bình,…

Khi thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta và thiết lập chế độ cai trị vùng đất Đức Hòa vào cuối năm 1946, Đức Hòa đã trở thành một căn cứ địa, là chỗ dựa, là bàn đạp vững chắc ngay bên cạnh trung tâm đầu não của địch, bất chấp mọi thủ đoạn đánh phá ác liệt của kẻ thù.

Trong thời kỳ diễn ra cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1954- 1975, Đức Hòa vừa gánh vác trách nhiệm của một hành lang chiến lược nối liền con đường huyết mạch của cách mạng từ miền Tây đến miền Đông, vừa giữ vững vị trí của một bàn đạp vào đô thị Sài Gòn, vừa là hậu phương nuôi giấu bảo vệ lực lượng cách mạng, góp phần rất lớn vào thắng lợi của cuộc tổng tấn công Xuân Mậu Thân 1968 và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975.

Đức Hòa đã góp phần vào thắng lợi của hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược với những anh hùng vang danh trong sử sách. Đó là các đồng chí trong Ban chấp hành trung ương Đảng: Võ Văn Tần, Võ Văn Ngân, đó là Thiếu tướng Huỳnh Văn Một, đó là anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Thị Hạnh, Thượng tướng Thi Văn Tám- bộ trưởng bộ công an- thứ trưởng bộ quốc phòng,…

Kết thúc hai cuộc chiến tranh, huyện Đức Hòa được Nhà nước tuyên dương anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân với 24 đơn vị, 35 cá nhân Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, 361 Mẹ Việt Nam anh hùng,…

2. Truyền thống văn hóa, lễ hội, tôn giáo:

Đức Hòa có nền văn hóa lâu đời, phong phú và đa dạng. Được thể hiện rõ nhất với khu tích khảo cổ học An Sơn phát hiện người cổ có niên đại cách đây hơn 4.000 năm, khu di tích Bình Tả- Óc Eo thuộc nền văn hóa Óc Eo- Phù Nam có niên đại từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ VII.

Đức Hòa còn là địa phương lưu giữ những giá trị văn hóa phi vật thể tương đối lớn của tỉnh Long An với một trữ lượng văn nghệ dân gian lớn, phong phú và là nơi sản sinh ra nhiều nghệ nhân nổi tiếng. Tinh thần thượng võ, yêu nước còn để lại dấu ấn đậm nét trong những điệu “hò quốc sự”- một làn điệu dân ca đặc sắc- được phổ biến khá rộng rãi trong những thập niên đầu thế kỷ này mà những nghệ nhân của Đức Hòa đã từng đem tiếng hát, tiếng hò đó vượt ra ngoài ranh giới của huyện mình đến nhiều vùng, nhiều nơi.

Người dân Đức Hòa đa số là người Kinh nên các phong tục, lễ hội mang đậm dấu ấn của người Việt được thể hiện rõ trong lễ hội cúng đình, các lễ hội vào dịp Tết cổ truyền, du xuân được diễn ra nhộn nhịp, thu hút người dân và các phong tục đám tang, đám cưới, đám giỗ cúng ông bà, tổ tiên,… đều được nhân dân chú trọng và đóng vai trò quan trọng trong đời sống sinh hoạt văn hóa của người dân địa phương.

Người dân Đức Hòa theo đạo Phật là chủ yếu và một số ít nhân dân theo đạo Công giáo, tin lành, cao đài,… Chính vì vậy, cơ sở tôn giáo nhiều nhất là chùa với 43 ngôi, ngoài ra, có 7 Thánh thất cao đài, 3 nhà thờ công giáo, 3 nhà thờ Tin Lành, còn các cơ sở tôn giáo khác không đáng kể.

3. Giới thiệu về các di tích- danh thắng:

Huyện Đức Hòa là địa phương có nhiều khu di tích lịch sử- văn hóa. Toàn huyện, có 4 khu di tích lịch sử- văn hóa cấp quốc gia được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra quyết định công nhận và 10 khu di tích tích lịch sử- văn hóa cấp tỉnh được UBND tỉnh Long An ra quyết định công nhận.

Hai trong bốn di tích lịch sử- văn hóa cấp quốc gia được xem là đại diện, tiêu biểu cho nền văn hóa lâu đời: Khu tích khảo cổ học An Sơn tại xã An Ninh Tây phát hiện người cổ có niên đại cách đây 4.000 năm và khu di tích Bình Tả- Óc Eo thuộc xã Đức Hòa Hạ tiêu biểu nền văn hóa Óc Eo- Phù Nam có niên đại từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ VII. Điều này, chứng tỏ nơi đây là khu vực có người dân định cư, sinh sống từ rất sớm, các hiện vật khai quật được tiêu biểu cho nền văn hóa lâu đời, chủ yếu là những công cụ bằng đá phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt của người dân theo nghề nông nghiệp lúa nước cùng các hiện vật đồ gốm, đồ trang sức phục vụ đời sống sinh hoạt tập thể, cộng đồng. Hiện nay, hai di tích này được Nhà nước khoanh vùng, bảo vệ và sẽ tiếp tục tổ chức những cuộc khai quật mở rộng hơn để phục vụ cho nghiên cứu.

Hai khu di tích lịch sử cách mạng tiêu biểu cho truyền thống đấu tranh cách mạng anh hùng của quân và dân Đức Hòa trong kháng chiến. Di tích vườn nhà ông Bộ Thỏ tại xã Đức Hòa Thượng ghi dấu sự kiện thành lập chi bộ Đảng cộng sản Việt Nam đầu tiên của tỉnh Chợ Lớn vào năm 1930- nay là một phần của thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An. Di tích này được quy hoạch và đang tiến hành xây dựng thành khu lưu niệm và phục dựng lại quang cảnh lúc sự kiện thành lập chi bộ diễn ra.

Một khu di tích lịch sử cách mạng tiêu biểu thứ hai là khu di tích Ngã tư Đức Hòa, nằm trên địa bàn thị trấn Đức Hòa. Vào năm 1930, nơi đây diễn ra cuộc biểu tình lớn nhất Nam bộ lúc bấy giờ dưới sự lãnh đạo của Đảng mà tiêu biểu là đồng chí Châu Văn Liêm- quê Cần Thơ và đồng chí Võ Văn Tần- quê Đức Hòa, Long An với sự tham gia của 5.000 nông dân. Khu di tích Đức Hòa với những địa điểm như: Dinh Quận gắn với cuộc biểu tình ngày 4/6/1930 của hơn 5000 nhân dân Đức Hòa nay được trưng dụng xây dựng phòng trưng bày hiện vật đồng chí Võ Văn Tần được xây dựng trong khuôn viên công viên văn hóa có tượng đài đồng chí Võ Văn Tần; Đài xử bắn các chiến sĩ tham gia cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ 1940-1941… là những chứng tích lịch sử tố cáo tội ác của bọn thực dân xâm lược, và là niềm tự hào của người dân Đức Hòa nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung về tinh thần đấu tranh không mệt mỏi để giành lấy nền độc lập tự do.

Ngoài bốn di tích lịch sử- văn hóa cấp quốc gia nêu trên, Đức Hòa có 10 khu di tích lịch sử văn hóa được UBND tỉnh Long An công nhận có một di tích kiến trúc nghệ thuật Chùa Linh Nguyên và di tích Đình Mỹ Hạnh là những đặc trưng cơ bản và tiêu biểu cho truyền thống về lịch sử và văn hóa huyện Đức Hòa.

Ngoài các khu di tích lịch sử- văn hóa, huyện Đức Hòa còn có khu nhà cổ Phước- Lộc- Thọ nằm trên địa bàn xã Hựu Thạnh với diện tích rộng 5,5ha, phục dựng lại 22 ngôi nhà cổ trên mọi miền đất nước, có không gian rộng, thoáng mát, mang dáng vẻ cổ xưa, cây cảnh được bố trí đẹp mắt, khu vui chơi trẻ em, hồ bơi nhân tạo,… thu hút người dân trong và ngoài địa phương đến tham quan, du lịch.

Huyện Đức Hòa còn có con sông Vàm Cỏ Đông chảy dài dọc theo chiều dài địa giới hành chính của huyện, có quang cảnh của miền sông nước đặc trưng của vùng Tây Nam Bộ, ghe xuồng tấp nập qua lại, có tiềm năng khai thác du lịch miền sông, nước.