Critical Path – Phương pháp đường găng trong quản lý dự án (2023)

Critical Path – Phương pháp đường găng trong quản lý dự án (2023)

đường găng tiến độ là gì

Video đường găng tiến độ là gì

Cập nhật lần cuối vào 03/01/2023 bởi Phạm Mạnh Cường

Critical path là gì?

Critical path là đường có tổng thời gian dài nhất trên sơ đồ mạng (schedule network diagram). Vì vậy, mỗi 1 công việc trên critical path đều rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến dự án có hoàn thành đúng tiến độ không.

Ví dụ:

Một critical path gồm các công việc A -> D -> H -> I -> K; Nếu D bị chậm tiến độ 02 ngày thì sẽ làm trễ ngay tới ngày kết thúc.

Để đảm bảo tiến độ dự án bạn chỉ có cách duy nhất là đẩy nhanh tiến độ bằng cách rút ngắn H, I, K được đủ 02 ngày.

Lịch sử ra đời

Trong những năm 1960, Dupont nghiên cứu phát triển rất nhiều chất liệu mới đòi hỏi phải có các quy trình sản xuất chi tiết.

Nhu cầu của các doanh nghiệp tư nhân và quốc doanh về những vật liệu mới đã vượt quá khả năng của Dupont trong việc xây dựng những thiết bị và quy trình cần thiết để sản xuất hàng loạt, vì thế Dupont đã xây dựng Phương pháp Đường găng (Critical Path Method, viết tắt là CPM) nhằm giúp xác định chính xác hơn những ràng buộc về tài nguyên có ảnh hưởng thế nào đến thời gian đưa ra thị trường.

Ngày nay rất nhiều người coi CPM là phương thức tiếp cận mặc định trong việc vẽ sơ đồ mạng cho những dự án có ràng buộc về tài nguyên.

Xem thêm: What is the Critical Path Method (CPM)? PM in Under 5 minutes

Lợi ích của critical path là gì?

Trong lĩnh vực quản lý dự án, phương pháp đường găng hay phương pháp đường tới hạn (Critical path method – CPM) được áp dụng nhằm phân tích cơ sở cho việc thành công của dự án.

Việc xác định critical path và kiểm soát sự trì hoãn các công việc trên đường critical path sẽ giúp bạn kiểm soát tốt được tiến độ dự án.

Làm thế nào để xác định đường critical path?

  • Xác định tất các công việc cần làm để hoàn thành một dự án theo cấu trúc phân cấp công việc (WBS).
  • Xác định thời gian và nguồn lực để hoàn thành các công việc.
  • Xác định sự phụ thuộc công việc:
    • SS (Start to Start), FS (Finish to Start), SF (Start to Finish), FF (Finish to Finish).
  • Xác định danh sách mốc mục tiêu.
  • Sau khi đã phân tích đủ dữ liệu cho 4 bước trên, bạn sẽ tiến hành đi ngược và đánh dấu các công việc từ thời điểm kết thúc về thời điểm bắt đầu của dự án qua các công việc phụ thuộc để rồi tìm ra đường dài nhất, đó chính là bạn đã xác định được critical path.

Vì sao nên trực quan hoá Critical Path bằng biểu đồ Gantt?

  • Lập kế hoạch dự án và vẽ đường critical path bằng đồ họa nhằm dễ kiểm soát các công việc này để đảm bảo dự án về đích đúng kế hoạch theo mục tiêu ban đầu.
  • Ví dụ sử dụng sơ đồ gantt có hỗ trợ critical path để hiển thị đường này.

Cần xem xét góc độ nào gì để đảm bảo tiến độ dự án?

Sau khi đã xác định được critical path, bạn nên xem xét lại các công việc trên critical path này dưới 2 góc độ để đảm bảo chắc chắn hơn cho tiến độ dự án:

  • Đánh giá lại thời gian
  • Đánh giá lại nguồn lực

Nên làm gì để phát hiện ra nguy cơ trễ tiến độ bằng Critical Path?

Đặt cảnh báo ở mức độ cao hơn theo cơ cấu tổ chức dự án khi việc này có nguy cơ chậm tiến độ (chỉ số SPI).

Ví dụ: Công việc không thuộc critical path (công việc bình thường) có nguy cơ chậm thì cảnh báo đến người phụ trách, người phối hợp, quản trị dự án; …

Công việc thuộc critical path mà có nguy cơ chậm thì ngoài gửi cảnh báo như công việc bình thường khi đó sẽ gửi đến các line khác trong cơ cấu dự án như: Điều phối viên, Trưởng ban chỉ đạo, Trợ lý, Giám đốc dự án.

Nếu công việc trên Critical Path đã bị trễ thì nên làm gì?

Khi 1 công việc trên critical path bị chậm, bạn cần và nhất thiết quản lý phê duyệt thay đổi (Change Request) nhằm đảm bảo mọi sự chậm trễ hoặc ảnh hưởng chậm trễ đến dự án đều được phê duyệt.

Kích hoạt Project Status Light để các bên liên quan trong cơ cấu tổ chức dự án nắm được và tìm giải pháp có thể như bổ sung nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ các công việc khác trên critical path.

Trong trường hợp tiếp tục không cải thiện được tình hình dự án có thể được đưa sang trạng thái thành lập hội đồng đánh giá (HC) nhằm đưa ra các giải pháp và chỉ đạo để dự án về đích kịp tiến độ.

Kiến thức trong bài viết được trích xuất từ khóa luyện thi chứng chỉ PMP của PMA. Hi vọng rằng những kiến thức trên có thể giúp bạn thành công hơn trong quản lý dự án.