Cách dùng truyền thống bằng những thanh tre nối liền từ trên núi đưa nước sạch sinh hoạt xuống cho người dân sử dụng thời xưa nay đã được hiện đại hóa để trở thành phương thức vận chuyển hàng hóa xuyên quốc gia, hệ thống đường ống nối dài vượt mọi địa hình, băng rừng vượt biển được hình thành để vận chuyển những hàng hóa như chất lỏng, xăng dầu,… đi qua các khu vực.
Vậy vận tải đường ống là gì? Phương thức vận tải này có những ưu nhược điểm nào? Hãy cùng CNSG tìm hiểu ngay dưới bài viết này!
Vận tải bằng đường ống là gì?
Vận tải đường ống là phương thức vận chuyển mà quá trình vận chuyển hàng hóa diễn ra liên tục, dạng hình ống thiết kế đi qua nhiều địa hình khác nhau từ điểm xuất phát đến điểm đích, hệ thống đường ống có thể nối từ quốc gia này sang quốc gia khác.
Phương thức vận tải đường ống là cách thức vận tải cố định, hàng hóa chất lỏng sẽ đi qua đường ống, di chuyển đến những không gian địa lý đến nơi cần nhận hàng, hình thức này đòi hỏi nhiều hiệp định chặt chẽ về việc cung cấp, phân chia các sản phẩm trước khi tiến hành xây dựng và vận chuyển.
Mặt hàng vận chuyển thường là các dạng chất lỏng, nhiên liệu, dòng chảy xuyên quốc gia qua đường ống thường được tính toán rất kỹ lưỡng để đảm bảo an ninh quốc gia và an toàn cho hàng hóa vận chuyển.
Chất liệu của những đường ống nước này cũng được nghiên cứu và kiểm nghiệm về tính chất an toàn, có tuổi thọ cao không hoen rỉ, có thể chịu được các điều kiện áp lực của dòng nước chảy hay điều kiện thời tiết, sự ăn mòn của muối biển,…
Ưu điểm nhược điểm vận tải đường ống
Ưu điểm
- Hình thức vận tải đường ống có thể kết hợp cùng lúc thiết kế và xây dựng các tuyến đường vận tải đường bộ, vận tải đường sắt hay vận tải đường thủy.
- So với các phương thức vận tải khác, phương thức vận tải bằng đường ống thường có khối lượng vận chuyển lớn, có thể vận chuyển hàng hóa đặc biệt là các chất lỏng, đây cũng là ưu điểm lớn giải quyết vấn đề vận chuyển chất lỏng gây nguy hiểm trên đường bộ, đường sắt,…
- Phương thức vận tải đường ống cắt giảm khâu đóng gói hàng hóa trước khi vận chuyển, giúp tiết kiệm được thời gian và công sức, các công cụ thiết bị đóng gói.
- Hệ thống đường ống được thiết kế xây dựng ngầm dưới đất, dưới biển cố định, không gây trở ngại cho các phương thức giao thông khác.
- Nhờ cắt giảm bước đóng gói hàng hóa, những mặt hàng vận chuyển qua đường ống nước như chất lỏng, khí cũng giảm bớt được tối đa những tổn thất, mất mát và hao hụt trên chặng đường di chuyển.
- Nhờ phương thức vận tải đường ống, các chất lỏng khí ở khu vực khó khai thác, vùng sâu vùng xa, nơi có địa hình phức tạp vẫn có thể vận chuyển dễ dàng.
- Đặc biệt, việc vận chuyển bằng đường ống không chiếm quá nhiều diện tích đất, không gây ô nhiễm môi trường trong quá trình vận chuyển.
Nhược điểm
- Phương thức vận tải này chuyên dụng cho các loại hàng hóa đặc thù như chất lỏng, khí, những hàng hóa chất rắn có khối lượng và kích thước lớn thường không được vận chuyển bằng phương thức này.
- Hệ thống giao thông đường ống muốn hoàn thiện xuyên quốc gia cần đầu tư với chi phí lớn, các khu vực trạm bơm thủy lực cũng cần được bổ sung với mức chi phí không hệ nhỏ.
- Hệ thống vận tải đường ống thường nối liền các quốc gia, khu vực và vùng lãnh thổ, đi qua những địa hình phức tạp và có tính chất nối liền nên rất khó để kiểm soát an toàn, kiểm tra an ninh, chỉ cần một lỗ hổng nhỏ có thể khiến hàng hóa thất thoát trữ lượng rất lớn.
Điều kiện tiêu chuẩn kỹ thuật bảo đảm an toàn đường ống
- Để đường ống vận chuyển được các mặt hàng an toàn, nhà thiết kế là kỹ sư và các chuyên gia cần tính toán kỹ lưỡng đảm bảo được tiêu chuẩn về chất liệu và độ dày thành đường ống.
- Độ sâu của đường ống cũng là tiêu chí về thông số đáng quan tâm, tiêu chí này cần được xác định chính xác đặt ngầm tối thiểu tính từ mặt bằng hoàn thiện tới đỉnh ống.
- Khi vận tải đường ống cần đảm bảo được biện pháp an toàn, tránh tuyệt đối các phương tiện đường thủy hoạt động không thể đâm, va vào đường ống.
- Ngoài ra, hệ thống đường ống khi được xây dựng và hoàn thành để áp dụng cho vận chuyển bằng phương thức này cũng cần được bổ sung các giải pháp kỹ thuật tăng cường chống va đập, chống rung động đối với đường ống chôn ngầm chạy cắt ngang qua đường giao thông bộ hoặc đường sắt.
- Điều kiện tiêu chuẩn luôn xác định để đảm bảo khoảng cách an toàn quy định hai đường ống liền kề (1 ống đặt ngầm, 1 ống đặt nổi), giữa hai đường ống chôn ngầm đặt song song, đường ống chôn ngầm đặt xiên.
Đường ống vận tải những gì?
Phương thức vận tải đường ống thường được sử dụng rộng rãi với hệ thống đa quốc gia, trao đổi về nguồn nhiên liệu, các chất lỏng như xăng, dầu, gas, hóa chất,….