Thông thường , chúng ta thường kiểm thử phần mềm với bộ testcase hay checklist sẵn có và so sánh kết quả thực tế với kết quả mong đợi . Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp với kịch bản sẵn có, chưa chắc đã cover hết tất cả các trường hợp và hết bug. Để giúp hiệu quả hơn, kiểm thử thăm dò – hay còn gọi là Exploratory Testing là một phương pháp kiểm thử khá hay mà tester nên sử dụng.
Trong bài viết này, tôi sẽ đi tìm hiểu về khái niệm, cũng như tại sao lại chọn Exploratory Testing.
- Exploratory Testing là cách tiếp cận quá trình test cho phép QA áp dụng kinh nghiệm, kỹ năng và kiến thức vốn có của người kiểm thử (QA) một cách hữu hiệu nhất.
- QA sẽ bắt đầu kiểm thử thăm dò thực tế ứng dụng dựa trên nhưng hiểu biết về việc các trường hợp sẽ xảy ra với từng trường hợp kiểm thử.
Đặc điểm của kiểm thử thăm dò :
-
Không phải là kiểm thử ngẫu nhiên nhưng nó là kiểm thử mang tính bột phát với mục đích tìm được các lỗi
-
Có cấu trúc và chặt chẽ
-
Dễ dàng quản lý
-
Không phải là một kĩ thuật nhưng là một phương pháp tiếp cận. Những hành động bạn thực hiện tiếp theo được điều chỉnh bởi những gì bạn đang làm
Ưu điểm
- Hữu ích khi tài liệu yêu cầu không đầy đủ hoặc có phần nào đó không đầy đủ
- Nó liên quan đến quy trình điều tra giúp tìm kiếm nhiều lỗi hơn so với kiểm thử thông thường
- Tìm thấy các lỗi mà thường bị bỏ qua bởi các kĩ thuật kiểm thử khác.
- Tìm thấy các lỗi mà thường bị bỏ qua bởi các kĩ thuật kiểm thử khác
- Giúp mở rộng tưởng tượng của người kiểm thử bởi việc thực hiện nhiều hơn các testcase, nâng cao hiệu suất của người kiểm thử
- Đi sâu vào những phần nhỏ của ứng dụng và bao phủ tất cả yêu cầu của ứng dụng
- Bao gồm tất cả các loại kiểm thử và bao phủ cả những kịch bản, trường hợp kiểm thử khác nữa
- Khuyến khích sáng tạo và trực giác
Nhược điểm:
- Hoàn toàn phụ thuộc vào kĩ năng của người kiểm thử
- Bị giới hạn bởi kiến thức trong phạm vi đó của người kiểm thử
- Không phù hợp khi thời gian test dài
- Những thách thức của kiểm thử thăm dò:
Có rất nhiều thách thức của kiểm thử thăm dò và chúng được giải thích như dưới đây:
- Học cách sử dụng ứng dụng hoặc hệ thống phần mềm là một thách thức.
- Khó để tái hiện lỗi.
- Xác định các công cụ cần thiết được sử dụng cũng có thể là thách thức.
- Xác định các test case tốt nhất để thực hiện cũng là điều khó khăn.
- Báo cáo kết quả kiểm thử cũng là thách thức vì nó không có kịch bản có sẵn để so sánh kết quả thực tế và kết quả mong muốn.
- Khó để ghi lại tất cả tài liệu trong suốt quá trình kiểm thử.
- Không biết được khi nào thì dừng kiểm thử bởi vì kiểm thử thăm dò thì không định nghĩa giới hạn kiểm thử.
Kiểm thử thăm dò có thể được sử dụng rộng rãi khi:
- Nhóm kiểm thử là những người đã có kinh nghiệm.
- Việc kiểm thử lặp lại sớm là cần thiết
- Đó là những ứng dụng quan trọng, độ ưu tiên cao, nghiêm trọng.
- Những người kiểm thử mới được join vào trong team dự án.
Những lời khuyên quan trọng cần nhớ về công nghệ test khám phá:
- Chuẩn bị các kịch bản kiểm thử để xác định tính ổn định của phần mềm.
- Kiểm tra toàn diện các trường hợp của ứng dụng dựa trên việc xác định yêu cầu.
- Tìm ra các yêu cầu cũng như các chức năng của ứng dụng.
- Tìm ra giời hạn của ứng dụng.
- Xác định phạm vi của dự án.
Loại test này là việc test ngẫu nhiên của QA. Việc tìm ra lỗi không chỉ phụ thuộc trên kinh nghiệm của nhân viên kiểm thử (QA) mà còn dựa trên kỹ năng.
Nhiều nhân viên kiểm thử đang nghĩ rằng loại test này cần đi kèm trong các hình ảnh, vì vậy đây là điểm chúng ta cần sử dụng trong kỹ thuật test thăm dò:
- Khi ứng dụng không có tài liệu đặc tả yêu cầu hoặc không có tài liệu cho việc test (test plan, checklist, test case…) hoặc tài liệu là nhỏ.
- Khi muốn hoàn thành công việc test trong một khoảng thời gian ngắn ngủi.
- Khi phải test ứng dụng sớm trong một chu kỳ phát triển của phần mềm.
Kiểm thử thăm dò được thực hiện để khắc phục những hạn chế của kiểm thử theo kịch bản có sẵn. Nó giúp trong việc cải thiện các bộ test cases / checklist. Trên đây là một số kiến thức cơ bản về Exploratory Testing, mọi người có thể tham khảo thêm và góp ý để bài viết hoàn thiện hơn.
Tham khảo : [1] https://www.tutorialspoint.com/software_testing_dictionary/exploratory_testing.htm
[2] https://www.guru99.com/exploratory-testing.html