Thương mại công bằng
Khái niệm
Thương mại công bằng trong tiếng Anh được gọi là Fair trade.
Thương mại công bằng là chiến lược nhằm giảm nghèo và phát triển bền vững thông qua việc thúc đẩy sự công bằng trong thương mại.
Thương mại công bằng thực chất là sự hợp tác đặt trên nền tảng của đối thoại, minh bạch, sự tôn trọng đối với con người và môi trường tự nhiên.
Vai trò
Thương mại công bằng góp phần vào sự phát triển bền vững bằng cách đề ra những điều kiện thương mại lành mạnh hơn và bảo đảm quyền lợi của các nhà sản xuất và công nhân, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển về mặt xã hội, kinh tế và môi trường của các nhà sản xuất và chủ đất qui mô nhỏ ở các nước đang phát triển.
“Thương mại công bằng là một quan hệ đối tác thương mại dựa trên đối thoại, minh bạch và tôn trọng, hướng đến một sự công bằng hơn trong thương mại quốc tế.
Nó góp phần cho phát triển bền vững bằng cách cung cấp các điều kiện kinh doanh tốt hơn, đảm bảo về quyền lợi cho các nhà sản xuất và người lao động yếu thế trong xã hội – đặc biệt là các quốc gia phía nam bán cầu.
Tổ chức Thương mại công bằng, được kiểm chứng bởi khách hàng, là sự tham gia tích cực trong hỗ trợ các nhà sản xuất, nâng cao nhận thức và vận động cho sự thay đổi trong các qui tắc và thực hành của thương mại quốc tế truyền thống.”
(Theo Tổ chức Thương mại công bằng Thế giới)
Khái niệm và thực hành thương mại này gắn với nhận thức xã hội mà chúng ta không thấy được trong các lí thuyết thương mại tự do kiểu mới, được đề xuất bởi Tổ chức Thương mại Thế giới, hay trong các gói cải cách kinh tế bị áp đặt đối với các nước đang phát triển trong các Chương trình tái cấu trúc của Quĩ tiền tệ Quốc tế và của Ngân hàng Thế giới.
Tại sao lại cần thương mại công bằng?
– Người tiêu dùng có biết và có thể tham gia ảnh hưởng tới mức thu nhập thoả đáng cho người sản xuất
Không phải tất cả các giao dịch thương mại đều công bằng. Những người nông dân và công nhân là những người đứng đầu chuỗi sản xuất và thường không nhận được những lợi nhuận thoả đáng trong thương mại nên vẫn chịu mức giá và lương thấp.
Người tiêu dùng có thể gây ảnh hưởng tới mức giá và lương tốt hơn cho người sản xuất không?
– Người sản xuất có thể có điều kiện và thoả thuận tốt hơn
Tại sao thế giới vẫn là nơi có sự không công bằng cho nhiều người? Liệu thương mại công bằng giải quyết quan hệ quyền lực không cân bằng trong mối quan hệ kinh doanh, thị trường và những bất công của thương mại thông thường cho người thiệt thòi hơn là những người nông dân, công nhân như thế nào?
– Phát triển chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng qua hệ thống nhãn hàng Fairtrade
Trên thế giới có hơn 32.000 sản phẩm Fairtrade trên thị trường.
10 nguyên tắc của tổ chức thương mại công bằng thế giới
Nguyên tắc 1: Tạo ra cơ hội cho những người sản xuất nhỏ bị thiệt thòi
Nguyên tắc 2: Minh bạch và giải trình
Nguyên tắc 3: Thực hành Thương mại Công bằng
Nguyên tắc 4: Trả mức giá công bằng
Nguyên tắc 5: Không sử dụng lao động trẻ em và lao động cưỡng bức
Nguyên tắc 6: Không phân biệt đối xử, đảm bảo bình đẳng giới và tự do hiệp hội
Nguyên tắc 7: Đảm bảo điều kiện làm việc tốt
Nguyên tắc 8: Xây dựng năng lực
Nguyên tắc 9: Đảm bảo đạo đức công bằng trong thương mại
Nguyên tắc 10: Bảo vệ môi trường.
(Tài liệu tham khảo: Thương mại công bằng ở Việt Nam, Cẩm nang cho người sản xuất nông nghiệp nhỏ, Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI), 2016)