Mạng xã hội Facebook không còn là cái tên xa lạ với chúng ta hiện nay, tuy nhiên không phải ai cũng biết tường tận về các chức năng của Facebook, nguồn gốc, lịch sử phát triển và nếu như bạn là người mới bắt đầu thì việc sử dụng Facebook như thế nào? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp tất cả!
1. Facebook là gì? Dùng để làm gì?
Facebook là một trong những mạng xã hội hàng đầu thế giới hiện nay, là nơi kết nối tất cả mọi người lại với nhau trên toàn thế giới. Tương tự như mạng Internet, Facebook tạo ra một thế giới phẳng – nơi không còn khoảng cách địa lý cho phép tất cả người dùng đăng tải và chia sẻ trạng thái, thông tin cá nhân và tương tác với người khác.
Hiện nay, Facebook cung cấp một số tính năng chính như sau:
– Trò chuyện và tương tác với bạn bè mọi lúc mọi nói chỉ cần có thiết bị được kết nối Internet.
– Cập nhật, chia sẻ hình ảnh, video, thông tin, story (câu chuyện).
– Tìm kiếm bạn bè thông qua địa chỉ email, số điện thoại, tên người dùng hay thậm chí là thông qua bạn chung.
– Tận dụng làm nơi bán hàng online như: Tạo Fanpage để bán hàng, bán hàng trên trang cá nhân.
– Đa dạng game cho người dùng mặc sức giải trí, trải nghiệm.
– Khả năng tag (gắn thẻ) hình ảnh, nhận diện khuôn mặt thông minh.
– Cho phép tạo khảo sát/thăm dò ý kiến ngay trên tường cá nhân.
2. Nguồn gốc và lịch sử phát triển của Facebook
Nguồn gốc
Facebook được sáng lập bởi Mark Zuckerberg – một sinh viên học khoa máy tính trường Đại học Harvard. Vào năm 2003, khi đang là sinh viên năm 2, Mark Zuckerberg đã viết Facemash (tiền thân của Facebook) – trang web này yêu cầu người dùng bình chọn ai là người “hot” (nóng bỏng) nhất bằng cách sử dụng 2 hình ghép kế bên nhau.
Để có thể lấy được các thông tin hình ảnh sử dụng để so sánh, Mark Zuckerberg đã tấn công vào hệ thống mạng của trường để lấy những hình ảnh của các sinh viên. Kết quả thật đáng ngạc nhiên, chỉ trong 4 giờ hoạt động, Facemash đã thu hút hơn 450 lượt truy cập cùng 22000 lượt xem hình ảnh.
Tuy nhiên thì việc làm này của Zuckerberg bị nhà quản trị mạng trường Harvard phát hiện và tất nhiên Mark Zuckerberg bị buộc tội về vi phạm an ninh, vi phạm bản quyền, vi phạm quyền riêng tư cá nhân và phải đối mặt với trục xuất, nhưng cuối cùng thì hình phạt cũng được bãi bỏ.
Ở học kỳ tiếp theo, vào ngày 04/02/2004, Mark Zuckerberg đã quyết định thành lập The Facebook, ban đầu được sử dụng là thefacebook.com. Sáu ngày khi trang web được đưa ra, Zuckerberg đã bị cáo buộc vì đã cố ý lừa 3 người tiền bối trường Harvard tin tưởng rằng sẽ giúp họ xây dựng một mạng xã hội được gọi là HarvardConnection.com, họ đệ đơn kiện Zuckerberg vì việc sử dụng ý tưởng của họ để xây dựng 1 sản phẩm cạnh tranh, sau đó tất cả đã được giải quyết ổn thoả bằng việc đền bù 1,2 triệu cổ phiếu (trị giá 300 triệu USD tại IPO của Facebook).
Facebook chính thức ra đời vào năm 2005, sau đó chữ the ở phía trước “TheFacebook” đã chính thức được bỏ đi, để lại tên “Facebook” như ngày nay.
Lịch sử phát triển
– Năm 2004: Ra mắt sản phẩm cho sinh viên Havard.
– Năm 2006 – 2008: Phát triển mảng quảng cáo và hoàn thiện trang profile cá nhân.
– Năm 2010: Phát triển Fanpage.
– Năm 2011: Ra mắt giao diện Timeline.
– Năm 2012: Mua lại Instagram và niêm yết lên sàn chứng khoán.
– Năm 2013: Cải thiện và nâng cao chức năng tìm kiếm Graph Search (công cụ tìm kiếm theo ngữ nghĩa).
– Năm 2014: Thâu tóm WhatsApp để chạy đua với thị trường ứng dụng chat, đồng thời cũng mua Oculus (thương hiệu chuyên sản xuất tai nge thực tế ảo) để phát triển thiết bị giả lập 3D, VR,…
– Năm 2015: Bổ sung tính năng Shop của Fanpage và đạt 1 tỷ người dùng hoạt động mỗi ngày.
– Năm 2016: Giới thiệu ứng dụng Messenger và trang thương mại điện tử tại một số thị trường trọng điểm.
– Năm 2016 – hiện tại: Phát triển không ngừng, theo gso.gov.vn, tính đến tháng 06/2020, tại Việt Nam đã có hơn 69 triệu tài khoản Facebook, chiếm 2/3 dân số Việt Nam.
3. Hướng dẫn sử dụng Facebook cơ bản
– Đăng ký và đăng nhập tài khoản Facebook
Đầu tiên, để sử dụng các tính năng của Facebook, bạn cần đăng ký tạo tài khoản riêng cho mình.
– Giao diện chính của Facebook trên điện thoại
Hiện nay, tại giao diện chính của Facebook sẽ cung cấp cho người dùng các tính năng:
(1) Thanh tìm kiếm: Dùng để tìm kiếm tất cả các thông tin bao gồm ảnh, bài viết, mọi người, nhóm, ứng dụng,…
(2) Messenger: Mục tin nhắn Facebook, cho phép nhận và phản hồi tin nhắn, cuộc gọi,… từ người khác.
(3) Bảng tin: Chứa các bài đăng của bạn bè và các trang thông tin.
(4) Profile cá nhân: Trang cá nhân của riêng bạn, bao gồm thông tin cá nhân và các bài viết bạn đăng tải.
(5) Nhóm của bạn: Những bài đăng thuộc các nhóm mà bạn đã tham gia.
(6) Tính năng hẹn hò: Cho phép kết nối, làm quen và hẹn hò trên mạng.
(7) Thông báo: Chứa những thông báo mới.
(8) Menu: Bao gồm các tùy chọn liên quan đến các dịch vụ liên quan, cũng như cài đặt tài khoản cá nhân của bạn.
– Cách đăng, cập nhật trạng thái (status)
Tại giao diện chính của Facebook, bạn nhấp vào mục Bạn đang nghĩ gì? Tại đây cho phép bạn cập nhật trạng thái, chia sẻ Ảnh/Video, Video trực tiếp, Check-in,…
Sau khi nhập nội dung bạn chỉ cần nhấn Đăng để chia sẻ với mọi người.
– Cách truy cập trang cá nhân
Có rất nhiều cách để truy cập trang cá nhân của bạn, nhưng cách cơ bản nhất đó chính là:
Nhấn vào biểu tượng profile cá nhân trên thanh công cụ cuối màn hình chính hoặc Menu (biểu tượng 3 dấu gạch ngang) > Xem trang cá nhân của bạn.
– Cách gửi tin nhắn cho người khác
Facebook phát triển một ứng dụng riêng để hỗ trợ người dùng nhắn tin trên điện thoại có tên là Messenger, vì thế trước tiên bạn cần phải tải ứng dụng này về.
Sau khi cài đặt xong, để nhắn tin bạn nhấn vào biểu tượng messenger ở giao diện chính để truy cập ứng dụng, tại đây sẽ hiển thị các khung chat với bạn bè, hoặc bạn có thể sử dụng thanh tìm kiếm để tìm tên bạn bè.
4. Một số lưu ý khi sử dụng Facebook
Nhờ Facebook mà chúng ta có thể thoải mái chia sẻ, tương tác với nhau và tận dụng những tính năng vô cùng hữu ích khác. Tuy vậy, không phải lúc nào Facebook cũng là tích cực, nó sẽ trở nên “phản tác dụng” nếu như chúng ta không biết những lưu ý dưới đây:
– Thông tin cá nhân trên Facebook của bạn có thể được thu thập bởi người khác để sử dụng với nhiều mục đích dù tốt hay xấu, bạn nên hạn chế chia sẻ những thông tin quan trọng về bản thân.
– Những ứng dụng có tính năng tương tác với người dùng, những ứng dụng giải trí xuất hiện ngày càng nhiều trên Facebook cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị thu thập thông tin. Hãy tránh các ứng dụng yêu cầu bạn nhập mật khẩu để đăng nhập.
– Việc click vào đường link lạ sẽ khiến tài khoản của bạn bị kẻ gian chiếm đoạt, và còn trở thành công cụ để spam link rác cho hàng loạt các tài khoản khác, vì thế bạn phải thật cẩn trọng với các link hoặc File trên Facebook.
– Việc thể hiện quan điểm cá nhân một cách vô tội vạ cũng là một lưu ý đáng lường trước. Người ta thường nói “lời nói gió bay”, tuy nhiên đối với mạng xã hội thì vấn đề này không đúng, bất kể lời bình luận nào trên Facebook của bạn đều được cư dân mạng ghi lại và đôi khi những lời nói bốc đồng lúc đang tức giận đôi khi có tác hại mạnh đến nỗi bạn không tưởng tượng ra nỗi đấy!
Một số mẫu điện thoại giúp bạn lướt Facebook mượt mà hơn:
Trên đây là những thông tin chi tiết về mạng xã hội Facebook. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn!