Trong thời buổi hiện nay, Việt Nam thường xuyên có những giao dịch kinh doanh hàng hóa, xuất nhập khẩu đối với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nước ngoài nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế. Những cá nhân, tổ chức nước ngoài này không hoạt động dưới hệ thống luật Việt Nam nhưng lại phát sinh thu nhập trên lãnh thổ Việt Nam. Chính vì vậy, FCT Tax ra đời nhằm truy thu thuế của các tổ chức, cá nhân nước ngoài này. Vậy FCT Tax là gì và cách tính FCT Tax thế nào, những đối tượng nào sẽ phải chịu FCT Tax? Những điều này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
1. FCT Tax là gì?
FCT Tax là thuế nhà thầu, được áp dụng trong các giao dịch kinh doanh giữa nhà thầu nước ngoài và doanh nghiệp Việt Nam
FCT Tax có nghĩa là thuế nhà thầu. Những cá nhân, tổ chức nước ngoài cung cấp dịch vụ, hàng hóa tại Việt Nam sẽ phải đóng thuế nhà thầu cho nhà nước. Thuế nhà thầu không phải tuân theo thông tư về thuế giá trị gia tăng. Phương pháp tính thuế thu nhập doanh nghiệp cũng phải tuân theo các quy định về thông tư của thuế nhà thầu. Thuế thu nhập cá nhân thì được tính theo quy định pháp luật. Ngoài ra, những khoản chi phí khác sẽ được nhà thầu nước ngoài nộp theo quy định của nhà nước Việt Nam.
2. Các trường hợp áp dụng thuế nhà thầu
Hầu hết nhà thầu nước ngoài đều bị áp dụng FCT Tax
- Tổ chức nước ngoài kinh doanh có hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài kinh doanh cư trú hoặc không cư trú tại Việt Nam đều phải chịu FCT Tax. Điều kiện là các tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài kinh doanh trực tiếp tại Việt Nam có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng giữa nhà thầu nước ngoài với các tổ chức, cá nhân của Việt Nam.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ, có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở cam kết, hợp đồng.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện phân phối hàng hóa tại Việt Nam theo điều kiện giao hàng của các điều khoản thương mại quốc tế. Người bán phải chịu trách nhiệm lẫn rủi ro liên quan đến những hàng hóa vào Việt Nam.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh phân phối hàng hóa, cung cấp dịch vụ tại Việt Nam.
- Nếu tổ chức, cá nhân nước ngoài giao cho tổ chức, cá nhân Việt Nam thực hiện hoạt động kinh doanh, nhưng tổ chức, cá nhân nước ngoài vẫn là chủ sở hữu của hàng hóa, hoặc chịu trách nhiệm tiếp thị, ấn định giá bán…
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân Việt Nam thực hiện dịch vụ khác liên quan đến việc bán hàng hóa.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện việc đàm phán, ký kết các hợp đồng đứng tên tổ chức, cá nhân nước ngoài nhưng vẫn thông qua tổ chức, cá nhân Việt Nam.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài xuất nhập khẩu, phân phối hàng hóa tại thị trường Việt Nam.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài mua hàng hóa để xuất khẩu cho thị trường Việt Nam theo quy định pháp luật của Việt Nam.
3. Hướng dẫn cách tính thuế nhà thầu chuẩn xác
Thuế nhà thầu có 2 cách tính là theo giá net hoặc giá gross
3.1. Tính theo giá gross
Tính thuế nhà thầu theo giá Gross là giá trị hợp đồng thầu giữa nhà thầu nước ngoài với Việt Nam có phát sinh thu nhập tại Việt Nam đã bao gồm thuế. Để tính thuế nhà thầu theo giá gross, chúng ta sẽ tính tính thuế GTGT trước rồi tính thuế TNDN.
Thuế nhà thầu phải nộp = Thuế GTGT phải nộp + Thuế TNDN phải nộp
Thuế GTGT = Giá trị hợp đồng x Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên DT
Thuế TNDN = ( Giá trị hợp đồng – Thuế GTGT) x tỷ lệ thuế TNDN
Ví dụ: Doanh nghiệp Việt Nam có tên là X thuê nhà thầu nước ngoài tên K thực hiện hợp đồng dịch vụ giá trị hợp đồng là 2.000.000.000 đồng.
- Đối tượng chịu thuế nhà thầu là nhà thầu nước ngoài K.
- Doanh nghiệp X phải khấu trừ thuế nhà thầu và nộp thuế.
- Toàn bộ doanh thu đã bao gồm thuế nhà thầu là 2.000.000.000 đồng.
- Nhà thầu nước ngoài K sẽ phải chịu chi phí thuế nhà thầu liên quan.
- Tính thuế GTGT theo tỷ lệ 3%.
- Tính thuế TNDN theo tỷ lệ 2%.
Để tính thuế nhà thầu theo giá gross, ta thực hiện các bước sau:
- Xác định thuế GTGT
Doanh thu tính thuế GTGT = 2.000.000.000 đồng
Thuế GTGT phải nộp = 2.000.000.000 x 3% = 60.000.000 đồng
- Xác định thuế TNDN
Doanh thu tính thuế TNDN = 2.000.000.000 – 60.000.000 = 1.940.000.000 đồng
Thuế TNDN phải nộp = 1.940.000.000 x 2% = 38.800.000 đồng
- Xác định thuế nhà thầu
Thuế nhà thầu mà nhà thầu nước ngoài K phải nộp = 60.000.000+ 38.800.000 = 98.800.000 đồng
Sau khi nộp thuế nhà thầu theo quy định, doanh nghiệp nước ngoài K. sẽ được nhận được doanh thu theo hợp đồng là: 2.000.000.000 – 98.800.000 = 1.901.200.000 đồng
3.2. Tính theo giá net
Giá trị hợp đồng thầu giữa nhà thầu nước ngoài và doanh nghiệp Việt Nam có phát sinh thu nhập tại Việt Nam chưa bao gồm thuế được gọi là tính thuế nhà thầu theo giá Net. Để tính thuế nhà thầu theo giá Net, chúng ta sẽ tính thuế TNDN trước rồi tính thuế GTGT.
Thuế TNDN:
Doanh thu tính thuế TNDN = Doanh thu không bao gồm thuế TNDN : (1 – Tỷ lệ thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế)
Thuế TNDN = Doanh thu tính thuế TNDN x Tỷ lệ thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế
Thuế GTGT:
Doanh thu tính thuế GTGT = Doanh thu chưa bao gồm thuế GTGT : (1 – Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu)
Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT : Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu
=> Thuế nhà thầu phải nộp = Thuế GTGT + Thuế TNDN
Ví dụ: Doanh nghiệp Việt Nam có tên là X thuê nhà thầu nước ngoài tên K thực hiện hợp đồng dịch vụ giá trị hợp đồng là 2.000.000.000 đồng.
- Nhà thầu nước ngoài K là đối tượng chịu thuế nhà thầu.
- Doanh nghiệp Việt Nam X có trách nhiệm nộp thuế nhà thầu.
- Tính thuế GTGT theo tỷ lệ 3%.
- Tính thuế TNDN theo tỷ lệ 2%.
Để tính thuế nhà thầu theo giá net, ta thực hiện các bước sau:
- Xác định thuế TNDN
Doanh thu tính thuế TNDN = 2.000.000.000 : (1-2%) = 2.040.816.327 đồng
Thuế TNDN phải nộp = 2.040.816.327 x 2% = 40.816.327 đồng
- Xác định thuế GTGT
Doanh thu tính thuế GTGT = (2.000.000.000 + 40.816.327) : (1-3%) = 2.103.934.358 đồng
Thuế GTGT phải nộp = 2.103.934.358 x 3% = 63.118.031 đồng
- Xác định thuế nhà thầu
Thuế nhà thầu mà doanh nghiệp Việt Nam X phải nộp thay là: 40.816.327 + 63.118.031 = 103.934.358 đồng
4. Các lưu ý quan trọng khi tính thuế nhà thầu
Có nhiều lưu ý quan trọng khi tính thuế nhà thầu
- Doanh thu tính thuế là tiền phải trả cho nhà thầu khi chưa trừ các khoản thuế mà nhà thầu phải nộp. Doanh thu bao gồm cả các khoản chi phí mà doanh nghiệp Việt Nam phải trả thay cho doanh nghiệp nước ngoài, ví dụ như chi phí ăn ở cho nhân viên nhà thầu.
- Trong trường hợp doanh nghiệp Việt Nam trả cho nhà thầu nước ngoài theo cách tính tiền net (không bao gồm các khoản phát sinh tại Việt Nam) thì khi tính thuế phải quy đổi ngược để xác định doanh thu tính thuế.
- Nếu nhà thầu nước ngoài thuê nhà thầu phụ (nước ngoài hoặc Việt Nam) đê thực hiện một phần công việc quy định trong hợp đồng thì doanh thu tính thuế của nhà thầu nước ngoài sẽ phải trừ đi giá trị công việc giao cho nhà thầu phụ thực hiện. Trong trường hợp nhà thầu phụ cung cấp dịch vụ, hàng hóa cho việc thực hiện hợp đồng của nhà thầu nước ngoài thì không tiến hành loại trừ doanh thu tính thuế.
- Khi tính thuế GTGT và thuế TNDN, mỗi hoạt động kinh doanh sẽ có tỷ lệ % để tính thuế GTGT và thuế TNDN khác nhau.
Hoạt động kinh doanh Tỷ lệ % để tính thuế GTGT Dịch vụ, cho thuê máy móc thiết bị, bảo hiểm; Xây dựng, lắp đặt không bao thầu vật liệu, thiết bị đi kèm công trình xây dựng Tỷ lệ 5% Vận tải, sản xuất kinh doanh khác; Xây dựng, lắp đặt có bao thầu vật liệu, thiết bị đi kèm công trình xây dựng Tỷ lệ 3% Hoạt động kinh doanh khác Tỷ lệ 2% Hoạt động kinh doanh Tỷ lệ % để tính thuế TNDN Hoạt động thương mại: phân phối, cung cấp hàng hóa, nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị gắn với dịch vụ tại Việt Nam Tỷ lệ 1% Dịch vụ, cho thuê máy móc thiết bị, bảo hiểm, thuê giàn khoan, lãi tiền vay Tỷ lệ 5% Quản lý nhà hàng, khách sạn, casino, tiền bản quyền, phí quản lý khách sạn Tỷ lệ 10% Hoạt động SXKD khác, vận chuyển; cho thuê tàu bay, động cơ tàu bay và phụ tùng tàu bay, tàu biển; Tái bảo hiểm; Dịch vụ tài chính phái sinh Tỷ lệ 2% Chuyển nhượng chứng khoán Tỷ lệ 0,1%
- Trong trường hợp nhà thầu nước ngoài có nhiều hoạt động kinh doanh khác nhau, nhân viên kế toán cần tách riêng các hoạt động này để chịu thuế tương ứng. Nếu không tách ra sẽ phải chịu mức thuế cao nhất.
- Nếu nhà thầu nước ngoài cung cấp thiết bị kèm theo dịch vụ đào tạo, hướng dẫn, vận hành chạy thử cũng phải tách riêng các dịch vụ để áp thuế tương ứng, nếu không sẽ áp thuế 2% trên tổng doanh thu.
- Trong hợp đồng nhập khẩu hàng hóa có quy định nhà sản xuất chịu trách nhiệm bảo hành, trong quá trình sử dụng không phát sinh dịch vụ bảo hành thì nhà thầu nước ngoài không phải chịu thuế nhà thầu.
5. Thời hạn và cách nộp thuế nhà thầu đúng quy định
Thời hạn tính thuế nhà thầu trong phạm vi 20 ngày kể từ ngày kí hợp đồng
Căn cứ vào Thông tư số 156/2013/TT-BTC Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ, thời hạn nộp thuế nhà thầu được quy định như sau:
“Điều 20. Khai thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài(…)
2. Khai thuế đối với trường hợp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, nộp thuế TNDN trên cơ sở kê khai doanh thu, chi phí để xác định thu nhập chịu thuế TNDN
a) Bên Việt Nam ký hợp đồng với Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu nước ngoài ký hợp đồng với Nhà thầu phụ nước ngoài có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với cơ quan thuế về việc Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, nộp thuế TNDN trên cơ sở kê khai doanh thu, chi phí để xác định thu nhập tính thuế TNDN trong phạm vi 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ khi ký hợp đồng.
(…)
Có thể bạn muốn xem: #1 Chứng Chỉ ACCA Là Gì? Học Chứng Chỉ ACCA Để Làm Gì?
Kết nối với chúng tôi tại đây: https://www.facebook.com/sapp.edu.vn/