Cụm từ ” Follow up là gì ?” và Follow up trong tiếng Anh được dùng ra sao được rất nhiều người quan tâm. Do chưa thực sự hiểu rõ về Follow up nên nhiều ứng viên thường rơi vào tình trạng bị động, phải đợi chờ mòn mỏi phản hồi từ nhà tuyển dụng. Quá trình tìm việc làm của bạn cũng vì thế mà ít nhiều bị ảnh hưởng. Vậy nhưng, thay vì chờ đợi phản hồi từ nhà tuyển dụng một cách bị động, ứng viên hoàn toàn có thể chủ động tìm kiếm và nắm giữ cơ hội của mình bằng cách Follow up. Bạn đã biết Follow up là gì và cách thức để Follow up đạt hiệu quả cao sau khi phỏng vấn hay chưa? Cùng theo dõi và lưu lại cho mình những bí quyết Follow up hiệu quả những kiến thức bổ ích và thú vị về cụm từ Follow up.
Follow up là gì?
Follow up được hiểu có nghĩa là theo dõi, giám sát. Khi kết thúc buổi phỏng vấn, ứng viên có thể Follow up nhà tuyển dụng bằng cách gọi điện, email đến nhà tuyển dụng. Nhờ sự tương tác này, nhà tuyển dụng sẽ có ấn tượng tốt hơn về bạn, ấn tượng về bạn hơn. Từ đó cơ hội trúng tuyển của bạn cũng sẽ cao hơn so với những ứng viên khác. Trường hợp bạn cảm thấy chưa hài lòng với những gì đã thể hiện trong buổi phỏng vấn thì Follow up cũng là một cách để bạn tạo sự khác biệt. Bạn có thể bổ sung thêm thông tin để khiến nhà tuyển dụng cảm nhận được bạn thật sự đang quan tâm đến công việc.
Follow up nghĩa la gì? Follow nghĩa tiếng việt là gì? Follow up giúp ứng viên tạo ấn tượng tốt hơn với nhà tuyển dụng
Đa phần ứng viên sau khi phỏng vấn xong thường sẽ im lặng và ngồi chờ đợi kết quả mà quên mất một phần quan trọng đó là: sau phỏng vấn thì làm gì? Bạn không thể đảo ngược thời gian để sửa lỗi sai khi phỏng vấn nhưng bạn hoàn toàn có thể tạo ra cơ hội cho chính mình và tạo ấn tượng với Nhà tuyển dụng khi vòng phỏng vấn đã kết thúc.
Follow up quan trọng là vậy nên việc lựa chọn thời điểm phù hợp để thực hiện Follow up hiệu quả cũng là điều mà ứng viên cần chú ý. Bạn hãy liên lạc với NTD sớm trong ngày hoặc liên hệ vào ngày hôm sau và tránh những giờ cao điểm để có thể Follow up hiệu quả.
Khi hiểu rõ Follow up là gì bạn cũng cần biết rằng: Có nhiều cách thức để Follow up hiệu quả, trong đó sử dụng email là cách được nhiều ứng viên sử dụng nhất. Nhưng Follow up email là gì? Nên viết email như thế nào? Bao nhiêu email follow up là được? Hãy tiếp tục theo dõi về cách thức Follow up ghi điểm với nhà tuyển dụng ngay sau đây.
Hệ số lương cơ bản 2022
Cách thức Follow Up hiệu quả ghi điểm sau phỏng vấn
Bạn có thể chọn cho mình nhiều cách thức Follow up khác nhau theo phong cách của riêng mình. Tuy nhiên, cần chú ý mục đích chính của tất cả những hình thức đó đều hướng đến việc ghi điểm với nhà tuyển dụng. Vì thế, công ty nhân sự MPHR chúng tôi sẽ đưa ra cho bạn những gợi ý chi tiết về quá trình Email Follow up hiệu quả đã được rất nhiều nhà tuyển dụng đánh giá cao. Đó là:
Follow up ban đầu: Cảm ơn
Gửi thư cảm ơn là cách dễ dàng nhất giúp bạn “ghi điểm” trong mắt Nhà tuyển dụng. Lời cảm ơn được coi là bước Follow up ban đầu và thường được gửi qua email trong vòng 24h sau khi buổi phỏng vấn kết thúc. Trong thư cảm ơn đừng chỉ cảm ơn NTD vì họ đã quan tâm và dành thời gian cho bạn. Hơn thế, bạn hãy thể hiện rằng mình thật sự mong muốn cơ hội làm việc và cộng tác với công ty. Ứng viên không chỉ cần biết Follow up là gì mà còn có thể gửi kèm theo trong email những tài liệu bổ sung hay bản hỏi đáp mới về những câu hỏi phỏng vấn mà bạn thấy chưa hài lòng.
Follow up email là gì? Gửi thư cảm ơn là một trong những cách thức Follow up hiệu quả
Bên cạnh lời cảm ơn, bạn nên trình bày những kinh nghiệm rút ra được từ cuộc phỏng vấn và mong muốn được trao đổi sâu hơn vào một dịp gần nhất. Đây cũng là cách giúp tạo ấn tượng với NTD. Cuối thư cảm ơn, bạn nên dành thời gian viết thêm những ghi chú và lên lịch hẹn sẽ gửi chúng trong 2-3 ngày tiếp sau đó.
Follow up lần 2: Bổ sung thông tin
Bạn nên ghi lại một cách cẩn thận tất cả những thông tin được đề cập đến trong buổi phỏng vấn như: Những công việc cụ thể, những yêu cầu về phẩm chất, năng lực chuyên môn… Thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về yêu cầu của nhà tuyển dụng đối với vị trí đó để bản thân có kế hoạch chi tiết.
Sau khi đã tìm hiểu về Follow up là gì, kết thúc buổi phỏng vấn, nếu bạn cảm thấy chưa hài lòng về câu trả lời của mình hoặc hồ sơ của bạn thiếu một vài thông tin thì một email follow up sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề một cách tốt nhất. Hãy thử gửi kèm email thông tin bổ sung, các tài liệu, bằng cấp hay chứng chỉ chứng minh kinh nghiệm, trình độ của bạn cho nhà tuyển dụng thấy bạn thực sự phù hợp với công việc. Ví dụ: Bạn ứng tuyển vị trí Trưởng phòng trong một doanh nghiệp, bạn có thể gửi bằng cấp khóa học liên quan đến vị trí tuyển dụng, chứng nhận hoặc giải thưởng liên quan khác trong quá trình làm việc… Bạn cũng có thể gửi kèm bản hỏi đáp mới về để bổ sung cho những câu trả lời của mình. Thời gian phù hợp nhất để gửi những email này là trong vòng 24h sau phỏng vấn bởi đây là thời điểm mà nhà tuyển dụng vẫn còn ấn tượng nhất định về bạn.
Follow up lần 3: Phá vỡ sự im lặng
Thông thường khi kết thúc buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường sẽ hẹn một ngày để thông báo kết quả đến ứng viên. Thế nhưng, nếu như đã đến ngày hẹn mà bạn không nhận được phản hồi thì bạn sẽ xử lý như thế nào? Trường hợp này nhiều ứng viên nghĩ rằng mình không được chọn hoặc có thể nhà tuyển dụng quá bận. Nếu rơi vào tình huống này bạn hãy chủ động để phá vỡ sự im lặng bằng một email tiếp theo để nhắc nhà tuyển dụng về cuộc hẹn với bạn.
Follow up letter la gì? follow up on là gì? Lên lịch Follow up để phá bỏ sự im lặng sau phỏng vấn
Gửi một email ngắn gọn, lịch sự, thể hiện sự quan tâm và chờ đợi của bạn đối với vị trí tuyển dụng và thông tin phản hồi như đã hẹn. Để soạn thảo một email hoàn chỉnh bạn cần lưu ý một số yếu tố như:
- Thái độ lịch sự: Nếu từ khi bạn gửi CV đi mà không nhận được bất kì phản hồi nào từ NTD thì trong email cũng nên khéo léo và tránh đổ lỗi hay phàn nàn rằng NTD đã quên mất hồ sơ của bạn.
- Lời nhắn trong email thật ngắn gọn và súc tích. Một email quá dài đồng nghĩa với việc nó có thể sẽ bị xóa đi hay NTD sẽ không dành thời gian để đọc nó. Bạn nên đi thẳng vào vấn đề chính, đề cập cho NTD biết đến bạn là ai, lý do viết email là gì.
- Kiểm tra kĩ lưỡng thông tin: Email follow-up sau khi gửi CV giúp bạn tạo ấn tượng thứ 2 của NTD đối mình. Vì thế, hãy kiểm tra email thật cẩn thận và đọc lại nó trước khi gửi nhé!
Follow up lần 4: Cảm ơn kể cả không trúng tuyển
Nhiều ứng viên khi nhận được thông tin không được tuyển dụng vào vị trí mong muốn đều sẽ chọn cách im lặng sau đó là cắt đứt hoàn toàn với nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, nếu là một ứng viên thông minh, chuyên nghiệp thì bạn nên gửi email cảm ơn vì nhà tuyển dụng đã dành thời gian và cơ hội cho bạn. Đồng thời, thông qua thư cảm ơn bạn cũng có thể đề nghị nhà tuyển dụng cho bạn những nhận xét để cuộc phỏng vấn sau của bạn sẽ tốt hơn.
Cũng có thể bạn sẽ không nhận được câu trả lời mail trúng tuyển từ NTD nhưng thông qua email Follow up này sẽ là một điểm cộng nữa dành cho bạn. Điều này thể hiện bạn là người luôn muốn cải thiện bản thân để trở nên tốt hơn. Biết đâu thông qua email này nhà tuyển dụng sẽ nhớ bạn lâu hơn và sẽ giới thiệu với bạn một công việc phù hợp hơn.
Follow up question là gì? Follow-up khách hàng là gì? Hãy gửi lời cảm ơn đến nhà tuyển dụng ngay cả khi bạn không trúng tuyển
Trên đây là câu trả lời giúp bạn hiểu rõ Follow up là gì và 4 cách thức đơn giản nhất để Follow up đạt hiệu quả cũng như thời điểm Follow up phù hợp mà bạn có thể tham khảo để áp dụng. Hãy luôn nhớ rằng nhà tuyển dụng cung cấp thông tin liên lạc, danh thiếp của họ cho bạn không phải để bạn lãng quên nó. Hãy tận dụng nó để Follow up một cách đúng lúc, đúng chỗ. Điều này sẽ giúp bạn trở thành ứng viên sáng giá, nổi bật nhất trong mắt nhà tuyển dụng.
Ngoài việc Follow up trong tuyển dụng thì cụm từ này còn được dùng trong kinh doanh và trong tiếng anh Follow up cũng mang nhiều ý nghĩa khác nhau.
Các vấn đề trong tuyển dụng nhân sự
Một số từ vựng liên quan đến Follow up trong tiếng Anh
Follow up trong tiếng Anh được hiểu là một sự kế thừa, nối tiếp. Cụm từ Follow up letter được dùng để chỉ khi một hành động có liên quan đến một hành động trước đó được thực hiện và đã hoàn thành.
Trong tiếng Anh, Follow up là một cụm động từ hay còn được gọi là một Phrasal verb. Cụm từ này được cấu thành từ hai từ đơn: Một động từ FOLLOW và một giới từ UP. Bạn cũng có thể hiểu rằng Follow up mang nghĩa là theo, bám sát một điều gì đó. Giới từ UP được dùng để chỉ sự tiếp diễn, tiếp tục phát triển lên. Vì vậy nên Follow up còn được dịch như sự tiếp nối, kế thừa của một sự vật, hiện tượng này với một sự vật, hiện tượng khác.
Ngoài từ Follow up, chúng ta còn thường thấy sự xuất hiện của các từ như: Follow in, Follow after, Follow up to, Follow up question, Follow up with someone…
Lưu ý: Follow up thường được sử dụng đi kèm với giới từ WITH để nối tiếp hai hành động với nhau. Hành động nào được thực hiện sau sẽ được để sau vế câu, hành động được thực hiện trước sẽ được nhắc đến trước vế câu. Do đó, đôi khi nó cũng rất dễ gây ra những hiểu lầm sai trong phát âm.
Follow in là gì, Follow after là gì? Follow up còn được dùng phổ biến trong kinh doanh và nhiều hoạt động khác
Trước khi bạn thực hiện các cuộc Follow-up call hãy đặt mục tiêu trước khi thực hiện cuộc gọi. Câu hỏi Follow up là gì thực chất không chỉ dành cho các ứng viên, trên thực tế, Follow up còn được dùng nhằm giới thiệu sản phẩm, chốt đơn hàng hay gửi thông tin đến khách hàng về các chương trình, các dịch vụ khuyến mãi của doanh nghiệp… Thực hiện một cuộc Follow-up call giúp doanh nghiệp hay người kinh doanh chủ động hơn trong việc tiếp cận khách hàng, thu hút khách hàng. Follow up khi đó sẽ có tác dụng lớn với những vị khách đang có sự cân nhắc, đắn đo giữa các sản phẩm của nhiều đối thủ khác nhau.
Những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng
Tìm hiểu Follow up là gì giúp cho ứng viên, nhà tuyển dụng thậm chí là cả doanh nghiệp kết nối với nhau tốt hơn và tạo được ấn tượng tốt với đối phương. Các email Follow up được dùng để gửi đi với nhiều mục đích khác nhau như: thu thập thông tin khách hàng, yêu cầu đặt lịch hẹn, xác nhận một vấn đề nào đó… Như vậy, bài viết trên đây đã giải thích chi tiết về Follow up là gì? và cách thức Follow up hiệu quả, ghi điểm trong buổi phỏng vấn. Bạn có thể ứng dụng của thuật ngữ này sao cho phù hợp nhất sau quá trình phỏng vấn và trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hy vọng bài viết trên đây đã mang đến cho độc giả thông tin hữu ích để ứng dụng linh hoạt cụm từ này sao cho hiệu quả nhất với bản thân mình.