Thị trường xuất nhập khẩu ngày càng trở nên sôi động kéo theo nhu cầu vận chuyển ngày càng tăng. Để tiết kiệm thời gian, công sức cũng như tiền của, rất nhiều chủ hàng đã nhờ Forwarder hỗ trợ vận chuyển hàng hóa.
Vậy Forwarder là gì trong xuất nhập khẩu? Công việc của Freight Forwarder là làm những gì? Xem ngay bài viết bên dưới của Glints để tìm hiểu ngay nhé.
Forwarder là nghề gì?
Forwarder hay chính xác hơn là Freight Forwarder, là thuật ngữ trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Forwarder dùng để chỉ những đơn vị, công ty hay những người đứng ra cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa nội địa và quốc tế.
Có thể nói, Forwarder đóng vai trò là đơn vị trung gian tiếp nhận hàng hóa của chủ hàng, hoặc gom hàng từ nhiều nguồn hàng nhỏ, rồi sắp xếp chúng thành một lô hàng lớn.
Sau đó, dựa vào điểm đích hàng hóa của lô hàng cần đến, họ sẽ thuê đơn vị vận tải (hãng tàu, hãng hàng không, v.v.) phù hợp.
Forwarder cũng sẽ là người chịu trách nhiệm xuyên suốt quá trình vận chuyển, từ lúc tiếp nhận hàng đến lúc hàng hóa an toàn đến đích. Một đơn vị “cò” rất hữu ích cho các khách hàng.
Đọc thêm: Công Nghệ Có Ảnh Hưởng Thế Nào Tới Ngành Logistics
Vai trò của Freight Forwarder trong xuất nhập khẩu
Vậy Freight Forwarder trong xuất nhập khẩu có vai trò gì mà các chủ hàng luôn cần họ hỗ trợ, cùng Glints tìm câu trả lời nhé.
Forwarder giữ một trọng trách rất quan trọng để giúp việc vận chuyển hàng hóa từ nơi xuất đến nơi nhận diễn ra thuận lợi, suôn sẻ.
- Xử lý thủ tục xuất nhập khẩu nhanh gọn với kinh nghiệm lâu năm trong nghề, Forwarder sẽ hiểu rõ các bước cần xử lý cho những lô hàng xuất nhập khẩu giúp hàng hoá được giao đúng tiến độ.
- Forwarder có thể liên kết với mạng lưới hãng tàu và nhà vận chuyển lớn hơn chủ hàng. Điều này giúp họ có thể chọn được phương án vận chuyển và hãng vận chuyển phù hợp với nhu cầu của bạn nhất. Nếu không, bạn sẽ phải mất rất nhiều thời gian để làm điều này đấy.
- Nhờ vào mối quan hệ rộng đó, họ có thể thương lượng và nhận được mức giá ưu đãi từ các hãng vận chuyển. Điều mà hầu như bạn sẽ không dễ dàng tự thực hiện được và đôi khi dễ bị “hố” khi mặc cả cước phí nếu bạn không rành.
- Tiết kiệm chi phí cho chủ hàng lẻ. Forwarder không những là trung gian vận chuyển mà còn hỗ trợ rất nhiều đối với các chủ hàng đi hàng lẻ.Với số lượng hàng ít bạn sẽ phải trả mức phí khá cao nếu liên hệ trực tiếp với hãng đấy. Lúc này, Forwarder là người đứng ra gom hàng lẻ để đóng container giúp chủ hàng tiết kiệm khá nhiều chi phí.
- Hỗ trợ chủ hàng làm việc với nhà vận chuyển quốc tế để quá trình giao nhận hàng hoá diễn ra nhanh chóng và đúng kế hoạch.
Nếu doanh nghiệp muốn tự tìm nhà vận chuyển thì sẽ tốn khá nhiều tiền bạc, thời gian cũng như công sức.
Việc thuê Forwarder cũng sẽ tốn chi phí nhưng bạn nhận lại được sự hỗ trợ tận tình, hàng hoá thông quan nhanh gọn và được giao đúng hẹn.
Đọc thêm: Tài Liệu BRD, SRS, FRS Là Gì?
Dịch vụ của các công ty Forwarder là gì?
Dựa vào nhu cầu xuất nhập hàng hoá giữa Việt Nam và các nước càng tăng, dẫn đến số lượng công ty Forwarder xuất hiện ngày càng nhiều.
Các công ty Forwarder hiện nay ngoài cung cấp các dịch vụ vận chuyển, họ phải nâng cao dịch vụ để giúp chủ hàng an tâm về hàng hoá và tiết kiệm được tiền bạc cũng như công sức.
- Dịch vụ thủ tục thông quan: Forwarder thay mặt chủ hàng thực hiện tất cả các thủ tục thông quan và đóng thuế
- Cung cấp dịch vụ lưu trữ tồn kho, quản lý tồn kho
- Cung cấp dịch vụ quản lý các vấn đề liên quan đến hồ sơ, chứng từ, giấy tờ như vận đơn, giấy phép xuất nhập hàng hóa, chứng nhận về xuất xứ nguồn gốc
- Hỗ trợ tư vấn về thương mại quốc tế, thanh toán quốc tế: với những kinh nghiệm và hiểu biết trong ngành, Forwarder trở thành chuyên viên tư vấn cho khách hàng về hợp đồng, pháp luật, thanh toán,…Đặc biệt, điều này rất hữu ích cho những chủ hàng nhỏ, lần đầu tiên xuất nhập hàng hoá.
Làm sao để trở thành forwarder có dịch vụ tốt nhất?
Công việc forwarder tại Việt Nam đang dần trở thành xu hướng. Do vậy, xu hướng cạnh tranh đang trở nên căng thẳng hơn xưa khá nhiều.
Vậy bạn cần các yêu cầu gì để có thể là một freight forwarder có dịch vụ tốt nhất?
Về kiến thức
Không phải nhà tuyển dụng nào cũng yêu cầu ứng viên phải có bằng cấp. Một số nhà tuyển dụng còn ưu tiên những bạn có kinh nghiệm thực tế hơn.
Tuy nhiên, sở hữu bằng cấp là cơ hội giúp bạn có cơ hội làm việc ở vị trí có trình độ cao hơn, hoặc được tham gia các chương trình đào tạo sau đại học do nhà tuyển dụng lớn cung cấp.
Bạn có thể trang bị các kiến thức về các ngành sau để dễ dàng tìm việc làm Forwarder hơn:
- Kế toán hoặc tài chính
- Kinh doanh hoặc quản lý
- Kinh tế học
- Địa lý
- Ngoại ngữ
- Quản lý chuỗi cung ứng
- Vận chuyển, phân phối hoặc hậu cần.
Về kỹ năng
Ngoài kiến thức và bằng cấp, kỹ năng cần thiết để làm nghề freight forwarder là gì? Sau đây là một số kỹ năng bạn nên tham khảo:
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng tổ chức và lập kế hoạch
- Khả năng làm việc theo nhóm khéo léo
- Kiến thức địa lý tốt
- Tính linh hoạt và khả năng thích ứng với hoàn cảnh thay đổi
- Khả năng giải quyết vấn đề, đặc biệt khi làm việc dưới áp lực
- Độ chính xác và chú ý đến từng chi tiết
- Kỹ năng tin học và tính toán
Nếu bạn có kỹ năng ngôn ngữ, bạn có nhiều khả năng được làm việc ở nước ngoài.
Các vị trí công việc ngành Freight Forwarder
Logistics là một ngành nghề mới trong nhiều năm gần đây, tuy nhiên đây là một lĩnh vực khá rộng và cơ hội nghề nghiệp cũng rất tiềm năng.
Vậy muốn theo đuổi nghề Forwarder thì có những vị trí công việc nào?
- Nhân viên sale cước: Vị trí này giúp doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng tiềm năng, tư vấn các dịch vụ của công ty và hỗ trợ khách hàng về cước phí, tuyến đường, lịch trình tàu của đơn hàng mình phụ trách cho khách hàng.
- Nhân viên chăm sóc khách hàng: Nhiệm vụ chính của vị trí này là hỗ trợ giải đáp thắc mắc của khách hàng về dịch vụ của công ty, tình trạng đơn hàng,…
- Nhân viên chứng từ (Document Staff): Họ là những người chịu trách nhiệm chính về chứng từ xuất nhập khẩu. Họ đảm nhiệm công việc thu thập, bổ sung hồ sơ chứng từ có liên quan để giúp hàng hoá thông quan
- Nhân viên thông quan phụ trách việc khai báo hải quan, đảm bảo rằng hàng hoá sẵn sàng để vận chuyển cho khách hàng thuận lợi nhất.
- Nhân viên giao nhận xuất nhập khẩu hay còn gọi là nhân viên vận hành xuất nhập khẩu. Họ đảm nhận việc book tàu, chịu trách nhiệm tập kết hàng ở cảng và kho hàng lẻ, cập nhật tình hình thông quan hàng hoá và tiến độ giao hàng cho khách hàng.
- Nhân viên quản lý vận tải đường bộ: Vị trí này phụ trách các công tác quản lý, điều hành các vấn đề liên quan đến vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ như xe tải, xe container, tập kết hàng, bốc dỡ hàng,…
Đọc thêm: Nhân Viên Xuất Nhập Khẩu Là Gì?
Kết luận
Glints hy vọng qua bài viết này đã bổ sung cho bạn những thông tin về nghề Forwarder là gì và công việc Forwarder là làm gì.
Trong bối cảnh thị trường xuất nhập khẩu sôi động ngày nay, nghề Forwarder cũng trở thành xu hướng nghề nghiệp mà giới trẻ quan tâm.
Hy vọng bạn sẽ thành công trên con đường theo ước mơ trong ngành Freight Forwarder nói riêng và Logistics nói chung.
Tác Giả