Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI) là gì? Ý nghĩa và các hình thức FPI?

Fpi là gì

Tăng trưởng kinh tế là hoạt động rất quan trọng và là mục tiêu của tất cả các quốc gia hiện nay. Để có thể tăng trưởng kinh tế của quốc gia nói chung và của thế giới nói chung thì cần có những chính sách và mục đích phù hợp với mỗi quốc gia. Nhưng nhìn chung dù với hoạt đông hay chính sách nào thì cũng rất cần tới hoạt động đầu tư trên các lĩnh vực khác nhau của xã hội. Hiện nay có rất nhiều các hình thức đầu tư khác nhau trong đó chúng ta phải kể đến vai trò của hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài.

Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568

1. Đầu tư gián tiếp nước ngoài là gì?

Chắc hẳn khi nhắc về đầu tư gián tiếp nước ngoài chúng ta đã được nghe rất nhiều loại đầu tư này trong tiếng Anh là Foreign Portfolio Investment, viết tắt là FPI. Hoạt động này được biết là một hoạt động mua tài sản tài chính nước ngoài nằm mục đích kiếm lời, chủ sở hữu vốn không trực tiếp điều hành và quản lí quá trình sử dụng vốn.

Hiện nay đối với hình thức đầu tư này thì với mọi giao dịch liên quan đến hoạt động đầu tư phải thực hiện bằng đồng Việt Nam và thông qua một tài khoản ngân hàng theo quy định. Căn cứ dựa theo quy định mà pháp luật đề ra, nhà đầu tư chỉ được chuyển đúng số tiền đầu tư đã cam kết. Theo đó với số tiền đầu tư khi chuyển vào tài khoản ngân hàng là tiền gửi có kỳ hạn hoặc tiền tiết kiệm tại các chi nhánh, tổ chức tín dụng ngoài Việt Nam.

Thuật ngữ liên quan cụ thể như:

Đầu tư quốc tế Foreign Investment đây được biết tới đó là hình thức quan hệ kinh tế quốc tế, trong đó vốn được di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác nhằm đầu tư và đem lại lợi ích cho các bên tham gia.

Bao gồm: mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác tại một quốc gia theo qui định pháp luật về chứng khoán và các pháp luật khác có liên quan.

Như vậy nên ta thấy trong thời gian sử dụng vốn đầu tư, quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn tách rời giữa hai chủ thể. Quyền sở hữu vốn thuộc chủ đầu tư, quyền sử dụng vốn thuộc về bên nhận đầu tư. Bên cạnh đó thì các nhà đầu tư có thể thực hiện đầu tư gián tiếp nước ngoài bằng cách cụ thể như vấn đề mua cổ phiếu hoặc trái phiếu của tổ chức kinh tế nước ngoài trên thị trường chứng khoán nước đó, mua trái phiếu chính phủ nước ngoài và thực hiện mua chứng chỉ đẩu tư của các quỹ đầu tư.

Xem thêm: So sánh đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và đầu tư gián tiếp nước ngoài FPI

2. Ý nghĩa và các hình thức FPI:

Tác động của đầu tư gián tiếp nước ngoài đến bên chủ đầu tư