Bản chất của gạch đất nung là liên kết cấu trúc, trong khi đó gạch không nung có đặc tính tự động đóng rắn sau khi được tạo hình nhưng vẫn đảm bảo tính thấm hút nước tốt, cường độ nén, độ rắn,… Vậy gạch không nung là gì? SBS HOUSE sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại gạch này trong bài viết dưới đây. Mời bạn cùng theo dõi bài viết!
1. Gạch không nung là gì?
Gạch không nung còn có tên gọi khác đó là gạch block, gạch bê tông,… đây là loại gạch được sử dụng nhiều trong các công trình dự án xây dựng.
Thông thường một loại gạch sẽ phải nung ở nhiệt độ cao mới đạt được độ rắn chắc. Còn với gạch không nung chúng sẽ được định hình và đạt các chỉ số cơ học mà không cần tới nhiệt độ.
>> Xem thêm:
- Gạch Ceramic là gì? Nhận biết và cách phân biệt các loại gạch
- Nên chọn loại gạch nào xây nhà? Loại gạch xây nhà tốt nhất
Để lại thông tin, kiến trúc sư SBS HOUSE sẽ tư vấn cho bạn nhanh nhất !
2. 4 loại gạch không nung phổ biến hiện nay
2.1. Gạch xi măng cốt liệu
Gạch xi măng cốt liệu hay còn gọi là gạch bê tông, gạch block, được tạo thành từ nguyên liệu chính là xi măng và một số phụ gia khác: mạt đá, cát, xỉ nhiệt điện, đất,…
Loại gạch này có nhiều ưu điểm như chịu lực tốt, tỷ trọng lớn, có khả năng chống thấm cao, chống ồn, cách âm tốt nhờ kết cấu lỗ nhỏ và đạt tiêu chuẩn về kỹ thuật cũng như kết cấu.
Với loại gạch cốt liệu này được các chuyên gia xây dựng khuyến khích sử dụng trong các công trình lớn nhỏ bởi nó đáp ứng hầu hết các yếu tố kỹ thuật và không gây ô nhiễm mà lại tiết kiệm được chi phí.
Xem thêm:
- Những công ty thiết kế nội thất Đà Nẵng uy tín nhất hiện nay
- Bảng giá thiết kế nhà đẹp Đà Nẵng áp dụng toàn quốc
- Bảng giá chi tiết xây nhà trọn gói Đà Nẵng SBS HOUSE
2.2. Gạch bavanh
Bavanh được cấu tạo từ nguồn xỉ than sau đó được đem đi nén với 1 lượng vôi và xi măng để chúng kết dính lại. Tuy nhiên loại gạch này được khuyên dùng để xây, sửa các công trình phụ.
Ưu điểm của gạch bavanh:
+ Điểm cộng cho gạch bavanh là chúng được chế tạo từ chất liệu tự nhiên không dùng đến hóa chất hay phụ gia nên thân thiện cho môi trường, đảm bảo sức khỏe cho gia chủ.
+ Tương tự như xi măng cốt liệu, bavanh cũng có khả năng cách âm, cách nhiệt khá tốt.
+ Tỉ lệ xi măng có trong bavanh chỉ chiếm 8% so với các nguyên liệu còn lại
Nhược điểm: Lực chịu của gạch không được tốt bằng gạch xi măng
2.3. Gạch không nung tự nhiên
Bạn hay thường thấy các loại đá bazan, sản phẩm phong hóa từ đó, không cần chế tạo loại gạch không nung cũng sẽ tự phát sinh ở những vùng có nguồn puzolan. Vì vậy mà số lượng của loại này không quá nhiều, chúng chỉ chiếm 1 diện quy mô nhỏ mà thôi.
2.4. Gạch bê tông nhẹ
Ngoài 3 loại trên còn có gạch không nung bằng bê tông nhẹ, từ đó còn chia làm bê tông nhẹ bọt và bê tông nhẹ khí chưng áp, … kể ra thì có rất nhiều, tuy nhiên với từng sản phẩm sẽ phù hợp cho từng mục đích công trình khác nhau.
Gạch bê tông nhẹ được sản xuất bằng công nghệ tạo bọt, khí trong kết cấu nên tỷ trọng viên gạch giảm đi nhiều nên đây được xem là đặc điểm nổi bật của loại gạch này. Gạch bê tông nhẹ gồm có các thành phành cơ bản: Xi măng, tro bay nhiệt điện, cát mịn, phụ gia tạo bọt hoặc khí, vôi,….
3. Ưu và nhược điểm của gạch không nung
3.1. Ưu điểm
- Gạch không nung thân thiện với môi trường bởi không trải qua quá trình xử lý nhiệt độ, từ đó giảm thiểu chu trình đốt nóng bằng củi, than giúp giảm thiểu thải CO2 ra ngoài môi trường
- Độ bền, độ cứng rất tốt nên loại gạch không nung đáp ứng được yêu cầu về cường độ chịu lực khác nhau. Bên cạnh đó, gạch không nung sở hữu thành vách dày nên có khả năng cách âm, chống thấm nước và chống nóng hiệu quả.
- Việc chế tạo và sản xuất không quá phức tạp nên loại gạch này có giúp tiết kiệm chi phí cũng như thời gian thi công.
3.2. Nhược điểm
- Gạch không nung có độ chịu lực yếu nếu bị tác động phương ngang
- Thiếu tính linh hoạt khi không đáp ứng được trong các công trình lớn.
Thông qua bài viết này, bạn đã hiểu hơn về loại gạch không nung một cách tổng quan nhất. Theo dõi các bài viết của SBS để cập nhật thêm nhiều thông tin về thiết kế kiến trúc và trang trí nội thất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
>> Xem thêm:
- Top 10 công ty xây dựng uy tín tại Đà Nẵng
- Bảng giá xây nhà trọn gói tại Đà Nẵng
- Bảng giá xây dựng phần thô Đà Nẵng
- Bảng giá thiết kế nội thất tại Đà Nẵng