GDS Là Gì? Tìm Hiểu GDS Trong Kinh Doanh Khách Sạn

GDS Là Gì? Tìm Hiểu GDS Trong Kinh Doanh Khách Sạn

Gds là gì

Trong kinh doanh khách sạn, chắc chắn bạn không thể không biết đến khái niệm GDS vốn là một hệ thống kênh bán hàng hiệu quả. Hiện nay, rất nhiều khách sạn và cả khách hàng tin tưởng sử dụng GDS. Vậy GDS là gì? GDS trong khách sạn có gì đặc biệt? Cùng Chefjob.vn đi tìm câu trả lời chính xác nhất nhé.

trắc nghiệm MBTIGDS – mạng lưới bán hàng hiệu quả trong ngành Khách sạn hiện nay – Ảnh: Internet

Thời đại công nghệ lên ngôi, việc kinh doanh khách sạn, nhà hàng cũng có sự can thiệp của một số hệ thống, mạng lưới, kênh bán hàng trực tuyến. Nhằm giúp các khách sạn nâng cao hiệu quả kinh doanh, rút ngắn quá trình đặt phòng của khách hàng, tiếp nhận thông tin khách lưu trú thuận tiện hơn, một số GDS ra đời và được nhiều khách sạn tin dùng. Bạn đang kinh doanh phòng khách sạn? Bạn đã biết GDS là gì chưa?

GDS là gì?

GDS là từ viết tắt của Global Distribution System – một hệ thống mạng lưới đặt chỗ được điện toán hóa toàn thế giới. GDS hoạt động và được kiểm soát bởi dữ liệu máy tính, giúp khách sạn tổng hợp thông tin đặt chỗ của khách. Hiện nay, GDS được xem là điểm truy cập duy nhất để khách hàng đặt phòng khách sạn, vé máy bay, thuê xe cùng nhiều sản phẩm liên quan khác của các đại lý du lịch hay điểm đặt phòng trực tuyến. Sabre, TravelPort, Amadeus đang là 03 trong số các kênh GDS lớn hàng đầu thế giới.

Khách sạn sử dụng GDS có ích gì?

Nhờ sự hỗ trợ của GDS, khách hàng không cần tìm hiểu thông tin hay đặt phòng qua website chính thức của khách sạn mà có thể làm việc trên mạng lưới này. Điều này giúp khách sạn tiết kiệm thời gian tìm kiếm khách hàng phù hợp với quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Trong kinh doanh, GDS là kênh bán hàng cực kỳ hiệu quả, số lượng khách hàng đặt phòng trên GDS ngày càng tăng.

GDS mang đến những lợi ích cụ thểGDS mang đến những lợi ích cụ thể, thực tế cho khách sạn – Ảnh: Internet

Ngoài ra, GDS có thể tự động cập nhật phòng trống, giá phòng, thống nhất thông tin khi khách hàng đặt phòng trực tuyến, đồng thời giúp khách sạn tránh nhiều rắc rối trong quá trình bán sản phẩm. Phương thức khách sạn bán phòng qua GDS còn gọi là B2B (Business to Business). Do đó, các công ty du lịch lữ hành hợp tác với GDS sẽ lấy thông tin đặt phòng của khách sạn trên hệ thống, bán lại cho du khách và chi trả cho GDS một phần lợi nhuận nhất định.

Xem thêm: Đăng Ký Khách Sạn Trên Agoda, Trivago, Booking… Như Thế Nào?

03 kênh GDS lớn nhất toàn cầu

Sabre GDS

Hệ thống phân phối toàn cầu Sabre GDS phụ thuộc nhiều vào ngành Khách sạn. Hiện nay, có khoảng hơn 200.000 khách sạn sử dụng Sabre kết nối với các công ty du lịch lữ hành. Sabre cũng cung cấp một số giải pháp công nghệ cho khách sạn, giúp việc kinh doanh khách sạn thuận lợi, hiệu quả hơn.

Amadeus GDS

Amadeus đang xếp hạng số 1 trong thị phần cho các hệ thống phân phối khách sạn toàn cầu với khoảng 40% thị phần đặt phòng khách sạn được sử dụng trên hệ thống GDS này. Tuy nhiên, hầu hết các kết quả đặt phòng này được liên kết với chuyến bay, chủ yếu tiếp cận thị trường châu Âu. Hiện tại, dữ liệu của Amadeus cũng được lưu trữ ở Đức.

Travelport GDS

Travelport là công ty mẹ của 03 hệ thống Worldspan, Galileo, Apollo, phần mềm này cung cấp dịch vụ GDS cùng một số giải pháp công nghiệp du lịch khác. Travelport tiếp cận nhiều thị trường khác nhau, bao gồm cả châu Á, châu Mỹ và châu Âu. Trong khi Galileo tập trung vào các khách sạn thì Worldspan liên kết chặt chẽ hơn với các hãng hàng không.

GDS mang đến những lợi ích cụ thểTravelport tiếp cận nhiều thị trường khác nhau để phục vụ khách hàng – Ảnh: Internet

Trong thời kỳ công nghệ số, GDS chính là công cụ bán hàng hiệu quả cho lĩnh vực Khách sạn. Trên đây là thông tin cơ bản về GDS mà khách sạn có thể tham khảo để ứng dụng vào việc kinh doanh đạt lợi nhuận cao hơn. Hy vọng khách sạn đã hiểu GDS là gì và sẽ có phương án sử dụng phù hợp.

Tin liên quan

Thuật Ngữ Về Giá Phòng – Cách Tính Giá Phòng Khách Sạn

Channel Manager Là Gì? Vì Sao Khách Sạn Cần Channel Manager?