Cây hoa mộc hương cổ thụ là cây cảnh đẹp và quý với rất nhiều công dụng khác nhau. Ở Việt Nam loài cây này rất được ưa chuộng và được nhiều nghệ nhân trồng nhờ có nhiều công dụng khác nhau như làm cây công trình, cây bonsai, trà …
Tìm hiểu hoa mộc hương là cây gì?
Đây là một giống cây cảnh rất quý, hoa thơm và nhiều công dụng từ gốc cho đến hoa và lá.
Tên gọi khác là: Cây mộc, quế hoa, mộc tê.
Tên khoa học: Osmanthus fragrans
Họ thực vật: Nhài Oleaceae
Nguồn gốc xuất xứ: là loài bản địa của châu Á.
Phân bố: thường xuất hiện nhiều từ đông Himalaya và một vài quốc gia như Trung Quốc, Đài Loan, nam Nhật Bản.
Tại Việt Nam, loài này mọc nhiều ở Ninh Bình (vườn quốc Gia Cúc Phương), Kon Tum và được trồng ở nhiều nơi. Tại Phú Thọ, một đại gia đã sưu tầm được một bộ sưu tập mộc hương đắt đỏ trị giá hàng chục tỷ đồng, do đó được mệnh danh là nơi có những cây đẹp nhất Việt Nam.
Hình ảnh cây mộc hương
Đặc điểm của cây hoa mộc hương
Đây là loại cây thân gỗ, sống lâu năm, thường xanh, có thể cao 3-12m, kích thước trung bình với các cành mọc ra nhiều và tỏa ra xung quanh.
Đặc điểm về hình thái
Thân cây: Đường kính trung bình ở Việt Nam khoảng 20 – 30cm, có thể cao từ 4 – 6m, đối với các cây mộc hương cổ thụ có thể cao đến 10m và đường kính thân nên đến 50cm. Vỏ cây có màu nâu nhạt.
Lá cây hoa mộc hương mọc so le nhau, dài từ 12 – 30 cm, rộng từ 5 đến 15 cm, mép lá có hình hơi lượn sóng, phiến lá chia thùy không đều ở cuống, gốc lá có hình 3 cạnh tròn, cuống lá dài khoảng 30 cm, hai mặt lá đều có lông nhưng mặt dưới nhiều lông hơn mặt trên, càng lên trên ngọn lá càng ngắn.
Hoa mộc hương: Hoa có màu trắng, vàng nhạt, vàng, hoặc vàng cam, thường mọc thành chùm ở thân và nhánh lá, kẽ lá gần ngọn. Đài hoa có 4 răng, tràng có 4 cánh dày đối xứng và đều nhau, liền nhau tại gốc, hoa có hai nhịu đối nhau, bầu hoa có hai lá noãn cũng dính vào nhau ở gần gốc hoa.
Loài cây này rất sai hoa, cho hoa rải rác quanh năm nhưng nở rộ và đẹp nhất là vào mùa thu. Đặc biệt, mùi hương của loài hoa này cũng rất thơm, có phần giống hoa lài nhật.
Giống cây này có đậu quả, nhưng rất hiếm và quả sẽ chín vào mùa xuân, khi xan thì có màu xanh lục hoặc tím đậm đen, kích thước quả khá nhỏ, khoảng từ 1 – 1.5cm và có hạt bên trong.
Cây mộc hương rễ chùm hay rễ mọc là thắc mắc chung của rất nhiều người. Đây là cây có rễ cọc, bộ rễ rất khỏe và bám sâu xuống dưới đất.
Đặc điểm sinh trưởng
Đây là loài có thể sống rất lâu năm, có tốc độ sinh trưởng rất chậm, ưa sáng và nở hoa quanh năm nhưng thường ra hoa nhiều vào mùa thu.
Cây hoa mộc hương có mấy loại?
Có hai loại với giá cả chênh lệch khá lớn: hoa mộc hương ta là loại cây quý có giá thành cao nên thị trường đã xuất hiện loại mộc hương Tàu (Tung Quốc) để tạo cơ hội cho những ai muốn sở hữu 1 chậu với giá cả hợp lý để trong nhà.
Mộc hương ta
Lá dày hơn, vân lá hiện rõ và nhìn thấy bằng mắt thường, viền lá có xuất hiện răng cưa, hoa mọc đều và xum xuê. Thân cây ta có nhiều vết nứt và đốm sẫm, hiện rõ sự cằn cỗi trên thân.
Mộc hương tàu
Lá của loại tàu to và tròn hơn, có kích thước mỏng, vân lá ít hiện rõ, viền lá không có răng cưa. Hoa mọc không đều và ít sai hoa. Thân mộc lan tàu láng mịn, ít xuất hiện các vết nứt, đốm sẫm màu như loại ta.
Tác dụng của cây
Đây là loài thân gỗ có thể sống rất lâu, điều này tượng trưng cho sự trường tồn, bền bỉ với thời gian, thích nghi tốt với thời gian và nghịch cảnh.
Giá trị với ngành thực phẩm
Hoa mộc hương có mùi thơm nhẹ nhàng nên từ xưa đến nay được nhiều người yêu thích sử dụng hoa để ướp với lá trà để tạo mùi thơm. Trà từ cây này mang mùi hương dễ chịu, hấp dẫn và dễ uống.
Giá trị với ngành y học
Mộc hương là loại thuốc quý trong trong đông y vì các thành phần có thể chế tạo thành các bài thuốc trị nhiều bệnh khác nhau.
Hoa của cây có vị cay, nóng nên được dùng để chế thuốc chữa đau bụng, thuốc trị cảm lạnh, ho có đờm và một số bệnh về răng miệng.
Rễ có thể dùng để trị các chứng đau xương khớp hay phong thấp.
Quả cây này thường được dùng để chữa các bệnh liên quan đến dạ dày, gan.
Vỏ cây mộc hương dùng để chữa bệnh đau dạ dày.
Trà hoa của cây còn có tác dụng điều hòa huyết áp, tuần hoàn máu rất tốt tương tự như lá chè xanh.
Giá trị cảnh quan
Nhiều người thường trồng mộc hương trước nhà hoặc khi còn nhỏ thì hay được đặt tại phòng khách, ban công, sân thượng để trang trí, mang đến vẻ đẹp và hương thơm cho ngôi nhà của mình.
Dân sưu tầm cây cảnh rất yêu thích loài này do thân của nó dễ uốn nắn và tạo hình, tuổi thọ dài nên rất để tạo dáng bonsai. Cây rất thích hợp để trồng tại công viên, những căn biệt thự hoặc tại các khu vườn để làm đẹp và hợp phong thủy.
Bên ngoài, mộc ta có vẻ đẹp đơn sơ, mộc mạc, nhưng ẩn sâu bên trong là hương thơm thu hút và đặc biệt là có khả năng thanh lọc không khí khá tốt. Loài cây này giúp không khí sạch hơn, cải thiện chất lượng môi trường không khí xung quanh nhà lại mang đến mùi hương thoang thoảng.
Giá trị kinh tế
Cây mộc ta có rất nhiều ý nghĩa trong đông y cũng như phong thủy nên thường có giá bán rất cao. Đặc biệt, những thân mộc hương cổ thụ có thể có giá lên đến hàng tỷ đồng. Ở Việt Nam, mộc lan ta có giá cao hơn rất nhiều so với mộc lan tàu.
Đây còn là một loại dược liệu làm đẹp từ thiên nhiên rất tốt: cánh hoa được sử dụng để chế tạo thành các sản phẩm chăm sóc cơ thể từ tự nhiên như nước tắm, dầu gội, dầu xả hay nước hoa giúp làn da và tóc trở nên mạnh khỏe, mịn màng và mùi thơm nhẹ nhàng.
Ý nghĩa cây mộc hương
Tuy vẻ bề ngoài của chúng rất mộc mạc, không được rạng rỡ như những loài khác nhưng bên trong lại tỏa hương thơm rất riêng. Mộc ta mang một vẻ đẹp chất phác rất riêng, rất bình dị nhưng lại rất cuốn hút.
Với các gam màu nhẹ nhàng của hoa cùng hương thơm nồng nàn đã đi vào câu nói của dân gian “Sắc trà hương mộc”. Loài hoa mà đã thành nét văn hóa của người Việt ta, với hình ảnh người Việt cần cù và mộc mạc, không bóng bẩy.
Ý nghĩa phong thủy?
Hoa mộc hương là biểu tượng của sự trường tồn, bền bỉ với thời gian. Trồng cây hoa này trong nhà sẽ giúp gia tăng may mắn, tài lộc đến cho gia chủ của mọi bản mệnh trong ngũ hành.
Bên cạnh đó, màu sắc của hoa có màu vàng, trắng sẽ đặc biệt phù hợp với màu sắc của mệnh Kim thuộc những năm tuổi sau: Nhâm Thân (1932, 1992), Quý Dậu (1933, 1993), Canh Thìn (1940, 2000), Tân Tỵ (1941, 2001), Giáp Ngọ (1954, 2014), Ất Mùi (1955, 2015), Nhâm Dần (1962), Quý Mão (1963), Canh Tuất (1970), Tân Hợi (1971), Giáp Tý (1984), Ất Sửu (1985).
Kỹ thuật trồng cây hoa mộc hương
Hoa của cây này là loài ưa ẩm, thân gỗ nhỏ cho nên rất dễ trồng. Có thể trồng loài thực vật này ngay trong vườn nhà mà không cần lo sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của các loài thực vật khác.
Cây sinh trưởng, phát triển tốt ở đất có nhiều dinh dưỡng, đồng thời cũng có thể phát triển tốt khi trồng trên chậu.
Chọn giống
Nếu chọn trồng bằng phương pháp gieo hạt, nên mua những hạt giống chất lượng để đảm bảo khả năng sinh trưởng khỏe mạnh.
Nếu chọn phương pháp chiết cành, giâm cành, đầu tiên phải chọn cây mộc hương giống có những cành con khỏe mạnh, không bị sâu bệnh.
Các phương pháp nhân giống
Loài này có thể nhân giống chủ yếu bằng cách giâm cành, chiết cành và đây cũng là cách được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam.
Quá trình trồng
Thời vụ trồng: vì đây là loài ưa ẩm nên thời gian trồng tốt nhất là vào mùa xuân.
Chuẩn bị đất trồng:
Nên chọn đất có phần thịt dày, tơi xốp, giàu dinh dưỡng và có khả năng thoát nước tốt, đất trước khi trồng phải có chế độ bón phân hợp lý, cần bón lót phân + mùn trước khi trồng.
Mật độ trồng:
Loài cây lâu năm này có thể phát tán rất rộng, do đó nên trồng thưa bởi trồng quá gần nhau sẽ hạn chế sự phát triển của tán lá.
Cách trồng:
Với phương pháp chiết cành, chúng ta có thể tham khảo các bước thực hiện như sau:
Chọn lấy cành mộc hương bánh tẻ khỏe mạnh và đang trong giai đoạn trưởng thành, sinh trưởng tốt. Khi cắt cành để chiết cần khéo léo, nhẹ nhàng, dùng dao sắc ngọt để không làm nát, hỏng các đường dẫn trong bên cành được chọn.
Tại khu vực đất đã chuẩn bị, có bóng mát đào 1 hố đất sâu tầm 15 – 20 cm và đặt cành đã được chiết ở tên vào trong hố. Lưu ý nhớ đặt cành chiết ổn định và vun đất chặt để cây không bị ngã, đổ sau này, sử dụng gạch, hoặc dùng cọc để giúp cành đứng thẳng.
Tưới nước thường xuyên để để cành có thể ra rễ và phát triển, đặc biệt cần theo dõi khả năng phát triển của cây trong khoảng 1 tháng đầu tiên.
Nếu quan sát thấy gốc không bị chuyển thành màu vàng, tiếp tục trồng thêm một thời gian nữa. Điều này sẽ đảm bảo rễ đã thật sự khoẻ trước khi được trồng vào chậu. Sau khoảng 1 tháng là cành đã có thể ra rễ, bạn có thể đổi chậu hoặc trồng bất kỳ nơi nào bạn muốn.
Sau khi trồng, cần thường xuyên chăm sóc và tưới nước đầy đủ. Vào thời điểm mới trồng, cần tưới 2 lần/ ngày, một thời gian sau có thể giảm tần suất tưới còn 2 ngày/ lần hoặc ít hơn.
Vì mộc hương có kích thước nhỏ nên có thể trồng trong các chậu cảnh. Lựa chọn đất trồng giàu dinh dưỡng, độ ẩm cao đến 70% và có khả năng giữ nước tốt.
Phương pháp ghép cây hoa mộc hương:
Để ghép cần chọn cây gốc khoẻ mạnh. Cây thích mai thường được người có kinh nghiệm làm vườn lâu năm ưa chuộng dùng để ghép cho cây. Phương pháp ghép này có thể tiến hành giống như với hoa mai. Thời gian thích hợp nhất để cắt ghép là vào mùa xuân, lúc này thời tiết thường đủ độ ẩm và mưa nhiều giúp cây sinh trưởng nhanh.
Phương pháp giâm cành: Chúng ta nên lựa chọn những cây đã có 1 – 2 năm tuổi để cắt ra những cành phụ khỏe mạnh để tiến hành giâm cành. Tốt nhất là lựa chọn cành có 3 – 4 chồi, có thể giâm cành trực tiếp lên chậu.
Khi mới trồng, bạn nên lưu ý đảm bảo nơi trồng có nhiều bóng mát và thường xuyên tưới nước. Vào mùa đông, thời tiết lạnh và khô hanh, người trồng nên có những biện pháp cần thiết giúp cây chống rét như đặt trong nhà hoặc rắc cỏ vụn lấp bề mặt đất.
Kỹ thuật chăm sóc cây hoa mộc hương
Cần lưu ý những điều kiện sau đây để loài hoa này phát triển đẹp nhất;
Cách tưới nước
Vì quế hoa là loài ưa nước nên phải tưới nước thường xuyên, mỗi ngày nên tưới hai lần vào buổi sáng sớm và chiều tối để đảm bảo tốc độ sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên tưới lượng nước quá nhiều trong mỗi lần tưới vì có thể gây ra tình trạng úng nước.
Cách cắt tỉa, tạo tán
Do cây phát triển cành và tạo tán um tùm nên việc cắt tỉa cành lá cho quế hương thường xuyên là điều cần thiết, đặc biệt là khi trồng trong chậu hoặc trồng làm cây bonsai. Cần để ý cắt tỉa bớt những cành bị yếu và khô héo để tạo điều kiện phát triển các cành mới khỏe mạnh hơn.
Cách bón phân
Bón phân định kỳ hàng năm tùy theo tình trạng của thực tế, giúp phát triển tốt và ra hoa thường xuyên. Nên bón các loại phân có chứa NPK để làm tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng.
Ánh sáng
Nên trồng cây quế hoa tại nơi có ánh sáng tự nhiên nhưng không quá gắt, ánh nắng trực tiếp từ mặt trời có thể làm khô và làm mất nước.
Nhiệt độ và độ ẩm
Vì đây là loài khá ưa ẩm, do đó khi trồng nên chú ý trồng vào thời gian mát nhất trong năm, đủ ẩm, khoảng tầm mùa xuân để cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Nhiệt độ lý tưởng thích hợp để trồng nên từ 18-25 độ C.
Các bệnh thường gặp ở cây mộc hương và cách chữa bệnh
Sâu hại
Dù mộc hương có khả năng kháng sâu bệnh ở thân khá tốt nhưng do có mùi hương nên dễ thu hút các loại côn trùng làm tổ, ăn lá, hút mật. Thông thường, chúng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến tuổi thọ và tăng trưởng.
Tuy nhiên, trong trường hợp bị sâu bệnh và côn trùng xâm nhập và làm hư hại cần phải để ý các dấu hiệu để tiến hành phun thuốc diệt trừ. Việc phun thuốc cũng cần thận trọng về liều lượng bởi nếu phun quá nhiều thì sẽ ảnh hưởng đến mùi hương của hoa. Để phòng ngừa bọ cánh cứng, kiến, mối, có thể dùng basudin kết hợp với cát để rắc quanh gốc.
Bệnh thối rễ
Bệnh thối rễ là loại bệnh thường gặp ở mộc quế, có thể xảy ra khi đất quá ẩm ướt khả năng thoát nước kém. Bệnh thối rễ thường khiến cây bị chết nên cách tốt nhất là phòng ngừa bệnh thối rễ cho.
Nên lưu ý trồng trong đất thoát nước tốt và không tưới quá nhiều nước, luôn có biện pháp thoát nước phù hợp khi có mưa to dài ngày.
Giá cây hoa mộc hương
Cây mộc hương giá bao nhiêu là thắc mắc chung của rất nhiều người thích loài này, đặc biệt là người có đam mê sưu tầm. Đây là loài cảnh quý có nhiều công dụng và có giá trị sưu tầm nên giá không hề rẻ.
Giá cả tùy thuộc vào tuổi thọ, độ lớn và chiều cao: giá cây cao 3m, giá cây cao 2m, …cũng có sự khác biệt. Giá những cây 10 năm tuổi có thể lên đến hơn 10 triệu đồng tùy hình dáng và sức khỏe của cây.
cây mộc hương ta có giá cao hơn cây Tàu. Thông thường các cây con giống đã có giá từ vài trăm nghìn đồng. Đối với các gốc có tuổi thọ và kích thước càng lớn, các cây bonsai giá sẽ dao động từ vài triệu đến vài trăm triệu, thậm chí lên đến hàng tỉ đồng đối với cây cổ thụ.
Nơi mua cây uy tín giá tốt
Vậy là chúng ta đã vừa cùng tìm hiểu về cây mộc hương và những đặc điểm nổi bật, cũng như ý nghĩa, giá trị. Nếu bạn muốn trồng riêng cho mình một chậu cảnh đẹp, đừng ngần ngại liên hệ ngay Cây xanh Hoàng Gia để mua cây được giá tốt nhất.
Cây xanh Hoàng Gia là đơn vị uy tín chuyên cung cấp các loại cây giống để làm cảnh, trồng lấy bóng mát và ăn trái. Khi mua tại đây, bạn đã tìm được nơi bán mộc hương Hà Nội giá tốt nhất.