Giàn hoa đã và đang là một trong những thiết kế được yêu thích dùng trong trang trí sân vườn. Liệu bạn đã hiểu về cách tạo ra một giàn hoa ngoài trời đẹp, bền và giá thành rẻ hay chưa? Tham khảo những thông tin dưới đây để có những thông tin và gợi ý phù hợp nhất.
Đặc điểm cần có của vật liệu làm giàn hoa ngoài trời
Giàn hoa ngoài trời hay còn được gọi với cái tên “pergola” là một kiểu thiết kế với khung giàn bằng các loại vật liệu khác nhau. Sau đó, để tăng thêm vẻ đẹp, tạo không gian xanh và sự độc đáo thì người ta trồng thêm những cây hoa, cây dây leo bám lên hệ thống khung giàn. Vật liệu sử dụng làm giàn hoa phải đảm bảo các yếu tố cần thiết sau:
– Độ an toàn và chắc chắn
Đây là yếu tố, đặc điểm đầu tiên mà gia chủ hướng đến trong bất kì công việc nào liên quan đến ngôi nhà và không gian sống. Khi giàn hoa được lắp đặt chắc chắn và có độ an toàn thì bất kì ai cũng sẽ thoải mái ngắm nhìn và dễ dàng có một trạng thái tinh thần tốt.
– Tính thẩm mỹ
Cái đẹp sẽ luôn được đánh giá cao và được mọi người yêu thích. Vì vậy, không nên xem nhẹ độ thẩm mỹ của vật liệu làm giàn hoa ngoài trời so với không gian mà nó hiện diện.
– Thân thiện với môi trường
Càng ngày người ta càng hướng đến những vật liệu có xu hướng ổn định lâu dài và thân thiện với môi trường. Điều này giúp hạn chế phát sinh khí thải, chất độc hại đưa ra ngoài tự nhiên.
– Giá thành
Là một yếu tố cũng quan trọng không kém những vấn đề đã nêu. Dựa vào mỗi mức đầu tư, khả năng tài chính của mỗi gia đình mà các đơn vị tư vấn có thể đưa ra những gợi ý thi công giàn hoa phù hợp.
Loại vật liệu thường được ưu tiên sử dụng ngoài trời làm giàn hoa
Dựa trên những đặc điểm đã phân tích, hiện nay người ra sử dụng chủ yếu 3 loại vật liệu để thiết kế giàn hoa ngoài trời. Sau đây, chúng tôi sẽ làm rõ những ưu, nhược điểm của từng loại vật liệu để bạn đọc có thể có cái nhìn khách quan nhất.
Giàn hoa ngoài trời bằng bê tông
Chất liệu bê tông vốn được ứng dụng trong nhiều hạng mục và làm giàn hoa cũng không khá phổ biến. Ưu điểm khi lựa chọn phương án thi công bằng bê tông là độ bền cao, có thể làm theo nhiều kiểu dáng. Tuy nhiên, quá trình thi công cần đội thợ có kinh nghiệm, thời gian hoàn thiện khá lâu và sử dụng trong một thời gian dài có thể phát sinh rêu mốc, mất thẩm mỹ.
Giàn hoa sắt ngoài trời
Giàn hoa bằng sắt hay bằng các kim loại nói chung có thể thiết kế và thi công với các khẩu độ, vượt được nhịp lớn. Thời gian thi công nhanh và giá thành khá là rẻ. Tuy vậy, về tính thẩm mỹ còn khá đơn điệu và nếu các thanh kim loại không được sơn chống gỉ thì sẽ bị hư hại sau một thời gian sử dụng.
Thi công giàn hoa bằng gỗ nhựa ngoài trời
Là vật liệu được ứng dụng nhiều cho các hạng mục ngoài trời và có nhiều kiểu dáng, kích thước cho bạn lựa chọn. Sản phẩm từ gỗ nhựa có độ bền cao, vẻ đẹp gần giống với gỗ tự nhiên nhưng lại không bị mối mọt, cong vênh hay co ngót. Nhìn chung sản phẩm giàn hoa bằng gỗ nhựa ngoài trời có tính toàn diện nhất và rất được yêu thích.
Những mẫu giàn hoa ngoài trời đẹp không nên bỏ qua
Giàn hoa ngoài trời ngày càng được sử dụng ở nhiều vị trí khác nhau như ngoài sân vườn, ban công, sân thượng, hiên nhà, công viên, khu vui chơi… do được thiết kế và thi công không quá phức tạp nhưng vẫn mang lại giá trị thẩm mỹ cao cũng như sự sang trọng cho công trình. Dưới đây là 1 số gợi ý ấn tượng để bạn tham khảo.
Giá thành và quy trình thi công giàn hoa pergola ngoài trời bằng gỗ nhựa
Trên thị trường hiện nay, giàn hoa ngoài trời bằng gỗ nhựa có giá thành thi công dao động trong khoảng 1.500.000 – 2.500.000 đ/m2 tùy thuộc vào từng mẫu mã và vị trí lắp đặt. Giá thành trên đã bao gồm vật liệu và chi phí thợ thi công lắp đặt.
Ngoài việc biết được giá thành, việc lựa chọn được đơn vị thi công uy tín, đúng tiến độ sẽ đảm bảo tính thẩm mỹ và độ bền cho giàn hoa. Sau đây là quy trình thi công chuyên nghiệp và một số lưu ý trong quá trình triển khai lắp đặt mà bạn cũng nên biết.
Bước 1: Thi công trụ cột giàn hoa
Thi công trụ cột của giàn hoa ngoài trời là bước quan trọng nhất để đảm bảo độ bền, tính an toàn cho người sử dụng. Do đó, khi thi công trụ cột cần đảm bảo các yếu tố sau:
– Mặt nền phải cứng hoặc trụ cột phải đặt trên các trụ bê tông cứng để cố địn giàn hoa không bị lung lay hoặc xô nghiêng do gió bão.
– Độ dày của nền bê tông phải đủ dày để khi bắt bu lông xuống không bị nứt vỡ.
– Giàn hoa lí tưởng có cột trụ cao trên 2.5 mét
Thợ làm giàn hoa gỗ nhựa sẽ luồn lõi thép hộp vào trụ cột gỗ nhựa và hàn cố định xuống mặt nền. Bước này tiến hành cần có sự đo đạc chính xác khoảng cách giữa các cột, độ cao của cột.
Khi sử dụng cột gỗ nhựa kích thước 150×150 thì sử dụng lõi thép hộp 90×90 dày 1,4 ly hoặc 1,8 ly. Khi làm giàn sử dụng trụ 120×120 thì lõi cột là thanh thép hộp có kích thước: 60×60 dày 1,4 ly hoặc 1,8 ly
Bước 2: Cố định các thanh đỡ
Sau khi cố định được trụ cột, thợ thi công sẽ cố định các thanh đỡ vào các cột. Các thanh đỡ này cũng được đút thép hộp vào bên trong lõi để tăng độ cứng cho thanh đỡ, giúp thanh đỡ không bị võng khi đặt các thanh gác mái lên trên. Thanh đỡ kích thước 50×50 sử dụng thanh théo hộp 30×30 dày 1,4 ly
Bước 3: Đặt các thanh gác mái
Tùy vào yêu câu của khách hàng mà thợ lắp đặt giàn hoa ngoài trời sẽ đặt các thanh gác mái dày hoặc thưa lên trên thanh đỡ. Cuối cùng, thợ thi công sẽ bịt đầu các thanh gác mái, thanh đỡ, trụ côt bằng nắp cột. Thanh gác mái có kích thước 32×80 sử dụng thanh thép hộp 20×40 dày 1 ly.
Bước 4: Trồng hoa và dây leo lên giàn hoa
Bạn có thể lựa chọn một số loại cây leo lên giàn hoa gồm: hoa hồng leo, sử quân tử, hoa giấy, cây thường xuân… Đây đều là một số cây rất dễ trồng, phát triển tốt và có vẻ đẹp cuốn hút người xem. Tùy vào điều kiện và sở thích mà bạn có thể lựa chọn các loại cây, hoa để trồng. Ngoài ra bạn có thể trang trí thêm 1 số tiểu cảnh sân vườn xung quanh giàn hoa và có một bộ bàn ghế nghỉ để thoải mái thư giãn trong những lúc mệt mỏi.
Hy vọng với những kiến thức mà chúng tôi đã giới thiệu cùng với những mẫu giàn hoa ngoài trời được tổng hợp vô cùng ấn tượng đã giúp bạn có những gợi ý để trang trí ngôi nhà thêm sức sống và hấp dẫn nhất.