Nếu bạn đang tìm hiểu gỗ sưa là gì, tại sao gỗ sưa đỏ lại đắt hay tò mò về giá trị tâm linh của gỗ sưa,… đừng bỏ qua bài viết này!
Từ trước đến nay, gỗ sưa luôn được nhắc đến là chất liệu cao cấp trong thi công nội thất. Giới chơi đồ gỗ ví gỗ sưa, đặc biệt là gỗ sưa đỏ như báu vật. Gỗ sưa đỏ là “khối vàng lộ thiên” bởi giá trị đắt đỏ lên đến cả trăm tỷ. Giá thành cao nhưng những món đồ nội thất từ gỗ sưa cũng thật sự xuất sắc. Nó không chỉ bền đẹp mà còn có tác dụng phong thủy, chữa một số bệnh nhất định.
Nếu bạn đang có ý định trang trí nội thất với những món đồ từ gỗ sưa, bài viết này là dành cho bạn! Cùng tìm hiểu gỗ sưa là gì và những thông tin hữu ích về loại gỗ quý hiếm này.
Tổng quan về gỗ sưa
Gỗ sưa tiếng Anh là Dalbergia Odorifera. Ở Việt Nam, gỗ sưa còn được biết đến với cái tên là Huỳnh đàn. Còn tiếng Trung Quốc quen gọi gỗ sưa là giáng hương Hoàng Đàn hay Hoàng hoa lê (huanghuali). Trong phần này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu:
- Gỗ sưa là gì?
- Gỗ sưa phẩn bố ở đâu?
- Đặc điểm của gỗ sưa là gì?
Cụ thể như sau:
Gỗ sưa là gì?
Gỗ sưa là chất liệu gỗ tự nhiên được khai thác từ cây sưa – loài thực vật thân gỗ, nhóm họ Đậu. Gỗ sưa là loại gỗ quý và thuộc hàng siêu hiếm. Gỗ có chất lượng tốt, thớ gỗ mịn, đường vân đẹp. Đặc biệt, gỗ có hương thơm tự nhiên, thoáng nhẹ tựa như hương trầm. Nhờ những đặc điểm trên, loại gỗ này được đánh giá là chất liệu thượng hạng trong thiết kế thi công nội thất.
Mời độc giả tìm hiểu thêm về gỗ tự nhiên trong bài viết:
- Nội thất gỗ tự nhiên
Ngày xưa, những món đồ nội thất gỗ sưa thường chỉ xuất hiện trong những gia đình giàu có, quyền quý. Đến nay, gỗ sưa vẫn là loại gỗ đắt đỏ bậc nhất và được các đại gia săn lùng cho các công trình thiết kế biệt thự.
Ưu điểm của gỗ sưa là gì?
Sưa là loại gỗ vô cùng nổi tiếng và được nhiều người săn lùng vì các lý do sau:
- Thớ gỗ sưa khá nhẵn mịn; và đẹp mắt với những đường vân ấn tượng
- Gỗ sưa có mùi thơm nhè nhẹ, tự nhiên, quyến rũ thoảng nhẹ kiểu hương trầm.
- Gỗ sưa mang nhiều ưu điểm của dòng gỗ nhóm I như: độ dẻo dai cao; gỗ rất hiếm khi bị cong vênh, chất gỗ đanh và cứng; tuổi thọ cao
Gỗ sưa phân bổ ở đâu?
Cây sưa phát triển mạnh trong điều kiện giàu ánh sáng, đất sâu, dày và có độ ẩm cao. Ở Việt Nam, cây gỗ sưa chủ yếu phân bố ở miền Bắc. Ngoài ra, một số nơi ở vùng Hải Nam, Trung Quốc cũng có loại cây này. Hiện nay, tại Việt Nam, số lượng cây sưa còn rất ít. Một số còn sót lại rải rác ở các công viên, đình làng, miếu mạo.
Đặc điểm nhận biết cây Sưa là gì?
- Cây sưa là cây gỗ nhỡ và rụng lá theo mùa. Chiều cao trung bình từ 6-12m (cũng có thể cao tới 15m).
- Thân cây sưa dạng hợp trục và dáng phân tán.
- Vỏ cây sưa có màu vàng nâu hay xám, thường nứt dọc.
- Các cành non màu xanh, có lông mịn thưa.
- Lá thường mọc cách, lá dạng kép lông chim lẻ. Mỗi là kép có khoảng 9-17 lá chét đính so-le trên cuống chính. Lá chét có hình xoan thuôn với đầu nhọn hoặc có mũi nhọn. Mặt dưới phiến lá thường có màu tái trắng.
- Hoa mọc ra từ nách lá cây sưa, thường sẽ xuất hiện trước khi lá mọc đầy đủ. Hoa sưa là hoa tự tán gồm nhiều bông màu trắng, với kích thước khoảng 7-9mm, có mùi thơm nhẹ. Mùa hoa vào khoảng tháng 2-3.
- Quả cây sưa dạng đậu hình trứng thuôn dài. Chiều dài chừng 5-7,5 cm. Chiều rộng khoảng 2-2,5 cm. Quả có 1-2 hạt. Mỗi hạt có đường kính tầm 8-9mm. Quả khi chín thì không tự nứt.
- Sưa là loài cây ưa sáng, ưa đất sâu, dày, và cần độ ẩm cao.
Gỗ sưa có mấy loại?
Gỗ sưa có 3 loại chính là gỗ sưa đỏ, gỗ sưa trắng và gỗ sưa đen. Làm cách nào để phân biệt 3 loại gỗ sưa này? Bên cạnh đó ở thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam cũng có một loại cây được gọi là cây sưa vàng. Mỗi loại lại có đặc điểm, chất lượng gỗ khác nhau.
Gỗ sưa đỏ là gì?
Trong các loại gỗ sưa, gỗ sưa đỏ có giá trị cao hơn hẳn. Gỗ sưa đỏ nổi bật nhờ màu gỗ và hương thơm.
- Gỗ sưa đỏ có màu đỏ, vàng, thỉnh thoảng đan xen thớ gỗ màu đen.
- Gỗ có vân bốn mặt, đường vân gỗ đẹp, được mệnh danh là “đệ nhất vân”.
- Khi đưa gỗ ra ánh sáng sẽ thấy óng ánh 7 màu, kiểu sắc cầu vồng rất đẹp.
- Còn về mùi hương, mùi thơm gỗ sưa đỏ thoảng như hương trầm.
Là loại gỗ quý hiếm lại có giá trị thuộc hàng cao nhất trong các loại gỗ trên thị trường, cây gỗ sưa đỏ nằm trong nhóm 1A, cấm khai thác, mua bán vì mục đích thương mại.
Gỗ sưa trắng là gì?
Bạn có thể phân biệt cây gỗ sưa trắng và gỗ sưa đỏ nhờ đặc điểm thân và lá cây.
- Thân cây sưa trắng nhẵn, thường có màu xanh lá, trong khi sưa đỏ có vỏ thân sần sùi màu nâu xám.
- Lá sưa trắng cũng mỏng hơn so với lá sưa đỏ.
- Vào cuối tháng 2, đầu tháng 3 là lúc cây sưa trắng bắt đầu nở hoa. Hoa sưa có màu trắng, mọc thành chùm, cánh lớn.
- So với gỗ sưa đỏ, gỗ sưa trắng chỉ có vân hai mặt. Loại gỗ này cũng không có mùi thơm.
Cũng bởi lý do này mà gỗ sưa trắng thường có giá trị kinh tế không cao bằng.
Gỗ sưa đen là gì?
Sưa đen thuộc nhóm gỗ sưa có giá trị khá cao đối với thị trường. Người ta phân biệt gỗ sưa đen với gỗ sưa đỏ và gỗ sưa trắng nhờ mùi hương, thớ và vân.
- Gỗ sưa đen có mùi thơm dễ chịu, càng dùng lâu càng thơm. Có mùi thơm quyến rủ và khi đôt thì có màu trắng đục.
- Sưa đen thớ mịn, vừa cứng lại vừa dẻo và có nhiều hoa văn đẹp.
- Gỗ cứng sưa cứng chắc và có nhiều đường vân đẹp mắt.
Sưa đen chỉ dùng phần lõi những cây trên trăm tuổi và thuộc danh mục thực vật rừng cấp thiết, quý, hiếm. Đây là loại thực vật rừng bị nghiêm cấm khai thác và sử dụng vào mục đích thương mại. Giá trị thương phẩm của gỗ sưa đen thường rất cao.
Gỗ sưa vàng là gì?
Bên cạnh sưa đỏ và sưa trắng, ở Tam Kỳ – Quảng Nam có một loại cây cho hoa vàng, được người dân gọi là cây sưa vàng. Ngoài cái tên này, người dân miền Trung còn gọi nó với nhiều tên khác như cây giáng hương hay chính xác nhất là cây hương vườn. Cây sưa vàng này hoàn toàn không phải là cây sưa phố biến ở các tỉnh phía Bắc.
Cây sưa vàng thường được trồng làm cây bóng mát hoặc làm cảnh. Gỗ sưa vàng không có giá trị bằng gỗ sưa đỏ và sưa trắng.
Công dụng gỗ sưa là gì?
Gỗ sưa không chỉ là chất liệu quý trong thiết kế nội thất cao cấp mà còn được biết đến vì có:
- Giá trị về tâm linh, phong thủy
- Vị thuốc quý chữa bệnh
Trang trí nội thất
Gỗ sưa có chất lượng vượt trội, hơn cả những loại gỗ quý như gỗ lim, gỗ gụ, gỗ mun,… Gỗ sưa có vân đẹp, độ bền chắc cao, không bị mối mọt, đặt ngoài nắng cũng không hề co nứt, mùi hương thơm lâu nên được ưa chuộng trong thiết kế nội thất, đồ thủ công mỹ nghệ. Các sản phẩm nội thất, đồ trang trí từ gỗ sưa được ưa chuộng như: bàn ghế, lộc bình hay tượng Phật Di Lặc, tượng thần tài,…
Tìm hiểu thêm về: Gỗ lim, gỗ gụ và gỗ mun
Đảm bảo sức khỏe
Không chỉ được sử dụng như làm nguyên liệu nội thất chung cư, nhà ở, theo y học cổ truyền Trung Quốc, gỗ sưa còn có giá trị như thảo dược, trị các vấn đề về sức khỏe. Một số sách của Trung Quốc liệt kê các công dụng của gỗ sưa như giảm đau, cầm máu, nhuận khí, trị bệnh đường ruột, hỗ trợ chữa bệnh tim và hoạt huyết.
Tuy nhiên, không có sách nào ghi chép lại cách chế biến gỗ sưa thành thuốc hay chứng minh được trong gỗ sưa cho chất nào ích lợi như thảo dược. Còn người Trung Quốc tin rằng, dùng gỗ sưa để gối đầu giống như truyền thuốc dược trực tiếp vào người vậy.
Nhiều người tin rằng, gỗ sưa đỏ có tuổi đời hàng trăm năm sẽ phát ra khí mộc dưỡng. Loại khí giúp an thần, tỉnh táo, thúc đẩy tái tạo các tế bào và góp phần phục hồi chức năng nội tạng trong cơ thể. Tận dụng đặc điểm này mà các sản phẩm từ gỗ sưa như vòng tay, giường ngủ, bàn ghế,… được ưa chuộng. Thời gian tiếp xúc càng lâu càng phát huy hiệu quả.
Tác dụng phong thủy
Gỗ sưa được cho là có giá trị về mặt tâm linh, phong thủy. Gỗ sưa có mùi hương vĩnh hằng, nên được sử dụng như một loại hương liệu để ướp xác và làm khí cụ để trấn yểm, tránh tà ma.
Đến nay, giá trị tâm linh của loại gỗ này vẫn là một câu hỏi lớn. Bởi hiện, chưa có thông tin nào về phát hiện xác ướp được ướp bằng hương liệu từ gỗ sưa. Tuy vậy, gỗ sưa vẫn được lựa chọn để chế tác các món đồ thờ cúng, đồ phong thủy.
Các cách nhận biết gỗ Sưa là gì?
Thiết kế nội thất biệt thự với những món đồ từ gỗ sưa, gia chủ có thể phải bỏ ra từ vài trăm đến hàng tỷ đồng. Giá trị là vậy, tuy nhiên không phải cũng biết cách nhận biết gỗ sưa. Nhìn chung, với dân sành chơi đồ gỗ họ có thể nhận ra gỗ sưa qua quan sát bằng mắt thường. Ngoài ra, còn có thể nhận ra qua ngửi mùi hương, trọng lượng hoặc ngâm nước sôi.
Quan sát bằng mắt thường
Nhận biết gỗ sưa qua quan sát bằng mắt thường: Gỗ sưa có màu vàng hoặc đỏ. Gỗ để lâu, bụi phủ có thể xuống sắc nhưng khi dùng giấy ráp đánh nhẹ hay dùng dao cạo thì màu vẫn lên sắc vàng hoặc đỏ. Chẳng thế mà, người xưa truyền tai nhau “vân gỗ trắc, sắc gỗ sưa”. Bên cạnh sắc gỗ, khi quan sát bạn có thể để ý đến vân gỗ. Vân gỗ sưa nổi lên, xoắn từng lớp từng lớp, có những xoắn tít hiện ra hình thù kỳ lạ. Sách cổ Trung Quốc gọi những hình thù này là “hình mặt quỷ”.
Ngửi mùi hương
Ngửi mùi hương: Gỗ sưa là loại có hương thơm đặc biệt. Những ai đã được ngửi mùi gỗ sưa một lần sẽ rất khó nhầm lẫn với các loại gỗ có tinh dầu khác như gỗ ngọc am, gỗ hương,… Với những món đồ gỗ cổ, để xác định có đúng chế tác từ gỗ sưa hay không, bạn có thể dùng dao hoặc giấy ráp cạo nhẹ bên ngoài. Sau đó bạn hãy ngửi mùi gỗ sẽ thấy mùi thơm tự nhiên, thoáng nhẹ.
Quan sát khói tỏa khi đốt
Quan sát khói tỏa khi đốt: Gỗ sưa khi đốt sẽ có mùi thơm, để lại tàn màu trắng ngà, rất mịn.
Cân gỗ
Cân gỗ: Gỗ sưa nhẹ hơn các loại gỗ như gỗ cẩm lai, gỗ lim, gỗ trắc. Nhưng nặng không thua kém gì gỗ xoan, gỗ hương, gỗ lát,… Nhận biết gỗ sưa bằng cách này có phần khó khăn hơn. Chỉ giới chơi đồ gỗ, người có kinh nghiệm lâu năm, am hiểu nhiều loại gỗ mới có thể áp dụng.
Ngâm gỗ sưa trong nước sôi
Ngâm gỗ sưa trong nước sôi: Đây là cách thường được nhiều người áp dụng để nhận biết gỗ sưa. Bạn có thể cắt một mẩu gỗ sưa đỏ, sau đó ngâm vào bát nước sôi. Thời gian ngâm khoảng 15 – 20 phút. Nếu thấy nước chuyển màu hồng, có lớp váng dầu bám vào thành bát, lại ngửi thấy mùi hương thơm nhẹ thì đó là gỗ sưa.
Một số câu hỏi thường gặp về gỗ sưa
- Giá gỗ sưa đỏ bao nhiêu tiền?
- Vì sao gỗ sưa đỏ lại đắt?
- Cách phân biệt gỗ sưa trắng và gỗ sưa đỏ là gì?
- Có bao nhiêu loại gỗ sưa đỏ? Loại nào đắt nhất?
Là những câu hỏi mà nhiều người thắc mắc khi tìm hiểu về loại gỗ quý như vàng này.
Giá gỗ sưa đỏ bao nhiêu tiền?
Giá gỗ sưa đỏ luôn thuộc Top đầu trong những loại gỗ quý hiếm. Một cây gỗ sưa phải có tuổi thọ hàng chục, hàng trăm năm mới có giá trị sử dụng. Vào những thời điểm “sốt” trên thị trường, 1kg gỗ sưa được bán với giá 30 triệu đồng. Một cây sưa cổ thụ lúc này có giá lên đến cả trăm tỷ.
Nhìn chung, giá gỗ sưa đỏ phụ thuộc vào tuổi của cây, đường kính thân cây và cả xuất xứ của gỗ.
- Những cây gỗ sưa cổ thụ, trên 30 năm tuổi với đường kính trên 50cm sẽ có giá bán dao động từ 30 đến 40 triệu đồng/kg.
- Những cây dưới 20 năm tuổi, có đường kính chỉ từ 15 đến 20cm được bán với giá từ 1,5 đến 3 triệu đồng/kg (mức giá tham khảo).
- Ngoài ra, cùng là gỗ sưa cổ thụ nhưng gỗ ở cành thì giá sẽ thấp hơn gỗ ở thân chính.
Hơn nữa, giá gỗ sưa đỏ khác nhau dựa trên vùng trồng. Ở nước ta, gỗ sưa đỏ miền Bắc thường có giá bán cao hơn gỗ sưa được trồng ở phía Nam. Do xuất phát từ nhận định, gỗ sưa trồng miền Bắc có chất lượng tốt hơn, gỗ đẹp hơn.
Vì sao gỗ sưa đỏ lại có giá trị hơn gỗ sưa trắng?
Sở dĩ gỗ sưa đỏ có giá trị cao hơn gỗ sưa trắng là nhờ vào màu gỗ và hương thơm. Sắc gỗ sưa đỏ đẹp với màu hồng hoặc đỏ sẫm, có vân bốn ở cả bốn mặt, trong khi gỗ sưa trắng chỉ có vân hai mặt. Đặc biệt khi đưa gỗ sưa đỏ trước ánh sáng sẽ thấy óng ánh kiểu 7 sắc cầu vồng. Tiếp nữa, nếu như sưa trắng không có mùi hương thì gỗ sưa đỏ có hương thơm lâu, mùi hương nhẹ kiểu mùi trầm. Dù bị ngâm nước lâu năm cũng không bay hương. Gỗ sưa đỏ phù hợp cho thiết kế thi công biệt thự còn gỗ sưa trắng phù hợp với các thiết kế nhà phố.
Bên cạnh những điểm nổi bật này, giá trị của gỗ sưa đỏ còn đến từ công dụng như một loại thảo dược hay giá trị tâm linh. Chẳng thế mà ở Trung Quốc trước kia, người ta thường truyền tai nhau về gỗ sưa đỏ sử dụng để chữa nhiều bệnh hay dùng như hương liệu để ướp xác, xua đuổi tà mà,… Còn những món đồ nội thất từ gỗ sưa đỏ từ xưa đã thuộc dạng quý giá. Người Trung Quốc xưa quan niệm, gia đình dù giàu có đến mấy mà trong nhà không có vật dụng chế tác từ gỗ sưa thì vẫn chưa đạt đẳng cấp thượng lưu.
Cách phân biệt gỗ sưa trắng và gỗ sưa đỏ là gì?
- Thân cây
Thân sưa đỏ: Vỏ dày, sần sùi và nứt sâu.
Thân sưa trắng: Vỏ mỏng, trơn và nứt nhẹ.
- Lá cây
Là cây sưa đỏ: Lá chét mọc cách nhau, với đầu lá có mũi nhọn ngắn, chất lá dai.
Lá cây sưa trắng: Lá chét mọc đối nhau, với đầu lá có mũi nhọn dài, chất lá mềm.
- Hoa
Hoa sưa đỏ: Màu trắng vàng hoặc vàng nhạt. Hoa thường xuất hiện sau khi ra lá non vào khoảng tháng 3 – 5.
Hoa sưa trắng: Màu trắng tinh. Hoa lại xuất hiện trước khi ra lá non tầm tháng 2 – 4.
- Quả
Quả sưa đỏ: Quả đậu có cánh mềm, và thường không có mũi nhọn. Đặc biệt khi đốt hạt có mùi hôi.
Quả sưa trắng: Quả đậu có vỏ rất cứng, và đỉnh nhọn như lưỡi dao. Còn khi đốt hạt không có mùi hôi. Hạt sưa trắng có độc.
Có bao nhiêu loại gỗ sưa đỏ? Loại nào đắt nhất?
Dựa trên vị trí địa lý trồng cây, có thể phân gỗ sưa đỏ thành 3 loại, bao gồm:
- Gỗ sưa đỏ Bắc Bộ
- Gỗ sưa đỏ Nam Bộ
- Gỗ sưa đỏ Hải Nam (Trung Quốc)
Như đã nói ở phần trước do có chất lượng gỗ tốt, vân gỗ đẹp mà gỗ sưa đỏ Bắc Bộ có giá trị hơn gỗ sưa đỏ Nam Bộ.
Còn với gỗ sưa đỏ Hải Nam, do có cùng vĩ độ với miền Bắc Việt Nam, điều kiện thời tiết và thổ nhưỡng tương đương nên chất lượng gỗ cũng không khác sưa đỏ Bắc Bộ. Gỗ sưa đỏ Hải Nam có lõi gỗ màu vàng, hồng và nâu tím. Vân gỗ có màu sẫm, đường vân có sọc. Nhìn chúng, để đánh giá thì gỗ sưa đỏ Bắc Bộ vẫn là loại có giá trị lớn nhất trong thiết kế thi công nhà phố.
Các loại gỗ tự nhiên khác
Trên đây là những chia sẻ của 1991 A&D Studio về gỗ sưa là gì, cũng như các thông tin hữu ích, giải đáp các câu hỏi thường gặp về loại gỗ này. Nếu bạn đang muốn thiết kế nhà ở sử dụng các đồ nội thất gỗ, đừng ngần ngại liên hệ để được tư vấn! Chỉ đường đến 1991 A&D Studio!
Một số loại gỗ tự nhiên khác mời bạn tham khảo:
- Gỗ sồi là gì?
- Gỗ hương là gì?
- Gỗ xoan đào là gì?