Các bệnh về gan là nỗi lo ngại đối với nhiều người. Với chế độ ăn nhiều đạm, sử dụng đồ uống có cồn hay chất kích thích và chế độ làm việc nghỉ ngơi không hợp lý có thể gây suy giảm chức năng gan và nhiều tác hại lớn đối với sức khỏe. Vì vậy xét nghiệm GOT để đánh giá chức năng gan là cách tầm soát bệnh hiệu quả, tránh những hậu quả khôn lường xảy ra.
1. Xét nghiệm GOT là gì?
Có nhiều xét nghiệm sinh hóa được sử dụng để đánh giá chức năng gan. Tuy theo từng trường hợp cụ thể mà các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm thích hợp. Trong đó có xét nghiệm GOT là một trong những xét nghiệm để đánh giá chức năng gan.
GOT là enzym thực hiện chức năng trao đổi amin (transaminase), có nhiều ở các tổ chức của cơ thể. GOT xuất hiện nhiều trong tế bào gan, và cũng xuất hiện ở tim, cơ xương.
Gan có một hệ thống enzym rất hoàn chỉnh để thực hiện chức năng tổng hợp và chuyển hóa. Khi tế bào gan bị tổn thương men gan sẽ tăng do đó lượng enzym giải phóng vào máu nhiều. Đó là lí do tại sao chỉ số men gan có thể xem là một dấu hiệu cảnh báo cho sức khỏe lá gan.
Khi SGOT (AST) ở mức bình thường vào khoảng 20-40 UI/L. Chỉ số men này tăng khi có tổn thương tế bào gan do viêm, xơ, ung thư; hay tổn thương do nhồi máu cơ tim. Và chỉ số này giảm khi tiểu đường, thai kỳ, Beriberi,…
Vì vậy xét nghiệm GOT được dùng để đánh giá mức độ tổn thương (hủy hoại) tế bào nhu mô gan.
Xét nghiệm GOT để xác định tình trạng gan
2. Thực hiện xét nghiệm GOT khi nào?
Thông thường, bác sĩ chỉ định xét nghiệm GOT khi bệnh nhân có những triệu chứng liên quan đến tổn thương gan. Có thể kể đến các triệu chứng như:
-
Sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi.
-
Nôn và thường xuyên cảm thấy buồn nôn.
-
Người mắc bệnh tiểu đường.
-
Vàng da.
-
Nước tiểu màu đậm, phân có màu nhạt.
-
Ngứa.
-
Những người nghiện rượu nặng.
-
Gia đình có tiền sử bị bệnh gan.
-
Bụng sưng hoặc đau.
-
Ăn không thấy ngon miệng.
-
Người có tiền sử tiếp xúc với virus viêm gan.
-
Ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc làm rối loạn chức năng gan.
Những người nghiện rượu có nguy cơ cao bị mắc các bệnh về gan
3. Ý nghĩa của xét nghiệm GOT
Xét nghiệm GOT và GPT là 2 loại xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện các tổn thương gan. Ngoài ra, 2 loại xét nghiệm này cũng được sử dụng để chẩn đoán các bệnh lý khác.
Chỉ số GOT và GPT thường dùng để đánh giá chức năng gan
-
Viêm gan virus cấp.
GOT, GPT đều tăng cao so với mức bình thường, nhưng mức độ tăng của GPT cao hơn GOT. Mức độ này tăng trước khi xuất hiện dấu hiệu vàng da và có thể tăng kéo dài trong viêm gan mạn tiến triển
Hoạt độ GOT tăng hơn 5 lần cho thấy tế bào nhu mô gan bị hủy hoại mạnh, có thể đã ở giai đoạn cấp tính. Nếu tăng ít hơn có thể xảy ra các tổn thương gan mạn tính.
GOT và GPT tăng mạnh trong 2 tuần đầu và sau đó giảm dần sau 7-8 tuần.
-
Viêm gan do nhiễm độc.
Mức độ GOT và GPT đều tăng nhưng GPT tăng mạnh hơn, có thể tăng hơn 100 lần so với mức bình thường. Đặc biệt khi nhiễm độc rượu cấp có mê sảng, nhiễm độc tetraclorua, morphine hoặc nhiễm chất độc hóa học,… thì mức độ này tăng rất mạnh.
-
Viêm gan mật, xơ gan do rượu.
-
Tắc mật cấp do sỏi gây tổn thương gan: GOT, GPT có thể tăng 10 lần. Nếu sỏi không gây ra tổn thương gan thì mức độ này không tăng.
-
Vàng da tắc mật thì GOT, GPT tăng tùy mức độ hủy hoại tế bào gan, kết hợp với alkaline phosphatase tăng, GGT tăng.
-
Tắc nghẽn đường dẫn mật cấp tính: GOT, GPT đều tăng (có thể hơn 2000 UI/L).
-
Nhồi máu cơ tim cấp hay trong các bệnh về cơ cũng khiến GOT tăng
-
Hoại tử tế bào nhu mô gan, xơ gan, loạn nhịp, nhiễm khuẩn huyết,… làm GOT tăng cao (có thể tới 1000UI/L)
-
Trong một số trường hợp khác như sử dụng thuốc tránh thai, thuốc chống đông máu cũng khiến GOT, GPT tăng nhẹ.
SGOT và SGPT là 2 xét nghiệm quan trọng nhất để xác định tình trạng hủy hoại tế bào gan.
Với mỗi mốc chỉ số về men gan bằng cách đối chiếu từng qua khoảng tham chiếu của GOT và GPT và cũng nhờ vào sự thay đổi của từng chỉ số mà xác định được các nguyên nhân gây bệnh, từ đó có phương pháp điều trị đúng đắn nhất.
4. Xét nghiệm GOT tại MEDLATEC
Một địa chỉ tin cậy và đảm bảo uy tín mà mọi người có thể thực hiện xét nghiệm GOT là Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Khi thực hiện xét nghiệm, dựa trên kết quả mà bác sĩ sẽ giải thích cho bệnh nhân tại sao cần làm xét nghiệm này, cũng như việc tăng, giảm hay giữ nguyên các chỉ số men gan có ý nghĩa gì. Bác sĩ sẽ tìm được ra nguyên nhân của bệnh và hướng dẫn bệnh nhân điều trị theo phác đồ để cải thiện tình trạng sức khỏe. Ngoài ra bệnh nhân cũng cần cung cấp thêm các thông tin cơ bản khác về tiền sử bệnh, có đang sử dụng thuốc hay điều trị bằng phương pháp nào khác không. Bệnh nhân cần đưa ra kết quả từ một số xét nghiệm cần thiết khác như tổng phân tích máu, nước tiểu, xét nghiệm men gan GPT, GGT, ALP,… GOT chỉ là một trong những xét nghiệm chẩn đoán tình trạng gan mà bệnh nhân phải thực hiện. Như vậy mới đưa ra được kết luận chính xác nhất.
Xét nghiệm các loại men gan để đánh giá tình trạng gan mới cho kết quả chính xác
Bệnh nhân sẽ được khám và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa có chuyên môn sâu, lâu năm kinh nghiệm trong nghề và thành công với nhiều bệnh nhân khác. Bác sĩ cũng sẽ tận tình giải đáp thắc mắc nếu như bệnh nhân có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến tình trạng bệnh.
Đặc biệt, MEDLATEC triển khai dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà. Dịch vụ này rất tiện ích, tối giản được nhiều công đoạn mà khách hàng sẽ không mất công đi lại hay tốn nhiều thời gian chờ đợi. Chỉ sau 1,5 giờ, khách hàng sẽ nhận được kết quả xét nghiệm chính xác từ bệnh viện. Ngoài ra, khách hàng có thể đăng ký trả kết kết quả tận nơi hay tra cứu trên website của bệnh viện để thuận tiện nhất. Những thông tin khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ sẽ được bảo mật tuyệt đối nên quý khách hàng cũng không cần lo lắng.
MEDLATEC luôn tự tin có thể làm hài lòng mọi khách hàng trong suốt những năm vừa qua và sau này cũng vậy.