Nếu như ở Việt Nam, học sinh sinh viên quen thuộc với khái niệm điểm trung bình, điểm tích lũy thì trên quốc tế, đó là điểm GPA. Vậy điểm GPA là gì? Khác biệt gì so với điểm trung bình, cách tính chuẩn ra sao cùng nhiều câu hỏi khác. Hotcourses Vietnam sẽ giải đáp các thắc mắc phổ biến về GPA qua bài viết sau đây.
Điểm GPA là gì?
GPA (Grade Point Average) là điểm trung bình các môn học mà một học sinh đạt được sau khi tham dự một khóa học, một kỳ học hoặc một bậc học. Điểm GPA được dùng như thước đo quan trọng phản ánh kết quả học tập của cá nhân học sinh, sinh viên.
Ngoài ra, khi đi du học hoặc xin học bổng, một trong những điều kiện quan trọng mà hầu hết các trường quốc tế yêu cầu là cung cấp điểm GPA. Trong thực tế, bạn sẽ phải đáp ứng một số yêu cầu cụ thể khác để cạnh tranh với những ứng viên còn lại nhưng nhìn chung điểm GPA cao sẽ góp phần giúp tăng cơ hội trúng tuyển và nhận học bổng du học cao hơn.
Phải đạt GPA ít nhất bao nhiêu để có thể du học?
Tùy thuộc vào nơi bạn lựa chọn ứng tuyển đi du học. Mỗi ngôi trường thuộc các vùng lãnh thổ khác nhau sẽ có tiêu chuẩn về điểm GPA là khác nhau. Trong hầu hết trường hợp, bạn cần đáp ứng điều kiện về GPA mà trường bạn có ý định học tập đưa ra để đủ điều kiện xét duyệt hồ sơ. Thông thường, các trường có yêu cầu điểm trung bình từ 3.0 hoặc B trở lên.
Điểm GPA đầu vào tham khảo của các trường đại học trên thế giới ra sao?
-
Tại Mỹ: MIT, Stanford, Princeton, Duke, Brown, Columbia: > 3.5 – 3.75
-
Tại Canada: McGill, Toronto, Simon Fraser, Montreal, Winnipeg: > 3.2 – 3.5
-
Tại Australia: Melbourne, Sydney, Monash, Queensland: > 3.0 – 3.5
Có cần phải tham gia hoạt động ngoại khóa để có GPA cao không?
Thực tế là điểm GPA và hoạt động ngoại khóa không có liên quan trực tiếp với nhau. Do đó, tham gia hoạt động ngoại khóa là một điểm cộng trong hồ sơ xin du học của bạn, nhưng không ảnh hưởng đến điểm GPA.
GPA thấp nhưng SAT cao thì có du học được không?
Nếu GPA thấp nhưng điểm SAT cao thì bạn vẫn có cơ hội đạt được cơ hội đi du học, nhưng tốt nhất là điểm GPA của bạn nên có chiều hướng tăng dần qua từng học kỳ vì hầu hết các trường học ở nước ngoài thường nhìn nhiều vào xu hướng điểm gần đây thay vì chú trọng vào điểm GPA một năm cụ thể.
GPA và CGPA có gì khác nhau?
CGPA là viết tắt của Cumulative Grade Point Average. Sự khác biệt chính giữa điểm GPA và CGPA đến từ thời gian xét và tính điểm. CGPA là điểm trung bình tích lũy dần qua khoảng thời gian học dài, ví dụ toàn bộ thời gian của bằng cử nhân bao gồm tất cả các học kỳ. Trong khi đó GPA là điểm trung bình của một học kỳ. Khi đi du học, các trường đại học và cao đẳng thường yêu cầu điểm GPA để đánh giá tính nhất quán và khả năng tiến bộ của ứng viên trong suốt chương trình học thay vì CGPA.
Đối tác tư vấn du học của Hotcourses là IDP Việt Nam sẽ trực tiếp hướng dẫn bạn chọn trường và khóa học phù hợp.
Khi đăng ký tư vấn, bạn có thể chọn tư vấn online hoặc tại trung tâm ở các tỉnh/thành phố sau:
– TP Hồ Chí Minh (Q3, Q5 và Q7)
– Hà Nội (Triệu Việt Vương, Ngọc Khánh, Xuân Thủy)
– Đà Nẵng
– Cần Thơ
– Vinh
– Hải Phòng
– Nha Trang
IDP Việt Nam – một thành viên trong hệ thống giáo dục với Hotcourses Việt Nam – có hơn 50 năm kinh nghiệm tư vấn du học đến các nước lớn như Canada, Mỹ, Úc, New Zealand và Anh Quốc. Đây đồng thời là một trong những trung tâm tư vấn du học uy tín đầu tiên tại Việt Nam tư vấn du học hoàn toàn miễn phí.
Thang điểm phổ biến trong GPA là gì?
Có 3 thang điểm chính là:
-
Thang điểm 10
-
Thang điểm chữ
-
Thang điểm 4
Trong khi hệ giáo dục tại Việt Nam thường sử dụng thang điểm 10 để tính điểm trung bình thì điểm GPA tại Mỹ dùng thang điểm 4 để đánh giá, hoặc tại Châu Âu đó là thang điểm 5, trong khi giáo dục Anh Quốc dùng thang điểm IGCSE hay A-level… Tùy tại mỗi quốc gia có những cách tính GPA khác nhau, nhưng nhìn chung cách tính GPA phổ biến nhất là quy về thang điểm 4, sau đó dùng hệ chữ để đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Làm sao để đạt 4.1 GPA?
Các bạn sẽ thắc mắc điểm GPA tối đa chỉ là 4.0 thì làm sao để được 4.1? Đó là tại vì một số trường phổ thông, đại học sử dụng hệ thống tính điểm Weighted GPA dành cho những bạn chọn học các lớp nâng cao. Trong đó, tùy vào độ khó của học phần mà sẽ được cộng thêm điểm và GPA sẽ được tính theo thang điểm 4.5 (lớp Honors) hoặc 5 (lớp Advanced Placement). Cụ thể, bạn sẽ được cộng 0.5 cho mỗi lớp Honors và 1.0 cho mỗi lớp Advanced Placement rồi mới chia ra lấy điểm trung bình. Tóm lại, nếu bạn dám chọn học các lớp có độ khó hơn thông thường thì sẽ được cộng thêm điểm, từ đó sẽ có khả năng đạt được GPA từ 4.1 trở lên.
Cách quy đổi điểm GPA chuẩn như thế nào?
Dưới đây là cách quy đổi từ điểm 10 sang thang điểm GPA theo hệ thống giáo dục Mỹ và Châu Âu đúng chuẩn.
Nếu bạn còn bất cứ câu hỏi nào khác, hãy liên hệ ngay với các chuyên gia du học IDP giàu kinh nghiệm luôn sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn hoàn toàn miễn phí.