Grab gia nhập vào thị trường Việt Nam đã làm phá vỡ mô hình kinh doanh của taxi truyền thống. Sự xuất hiện của Grab khiến cho doanh thu các hãng taxi sụt giảm nghiêm trọng. Nhiều người cho rằng, Grab là đại diện của bước tiến công nghệ mới tại Việt Nam. Vậy Grab là loại hình kinh doanh gì mà chỉ sau 3 năm hoạt động lại gây ấn tượng mạnh đến vậy? Hãy cùng Tino Group khám phá mô hình kinh doanh của Grab qua bài viết dưới đây nhé!
Giới thiệu đôi nét về Grab
Grab là gì?
Grab chính thức có mặt tại thị trường Việt Nam vào cuối tháng 2 năm 2014. Đây là tên gọi của một công ty công nghệ hàng đầu thế giới với trụ sở chính đặt tại Singapore. Grab chuyên cung cấp các dịch vụ vận chuyển và đi lại thông qua ứng dụng trực tuyến.
Trước năm 2014, thị trường Việt Nam vốn đang bị thống trị bởi các hãng taxi quyền lực như Mai Linh, Vinasun và chưa có bất kỳ đối thủ nào. Vì vậy, sự xuất hiện của Grab như một “làn gió” mới, khiến vị thế của mô hình taxi truyền thống bị lung lay.
App Grab là một ứng dụng thông minh hỗ trợ người dùng đặt xe và sử dụng các dịch vụ liên quan đến logistic hay thương mại điện tử. Ứng dụng này do Anthony Tan và Hooi Ling Tan đến từ Malaysia đồng sáng lập. Sau 8 năm hoạt động, Grab đã mở rộng với các dịch vụ đa dạng như giao thức ăn, đặt xe công nghệ, thanh toán qua ví điện tử Moca,…
Hiện tại, màu áo xanh đặc trưng của Grab đã phủ sóng khắp các con đường, ngõ hẻm tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ,… Việc tạo ra một thị trường xe công nghệ, Grab đã mang lại những giá trị mới cho người dùng Việt Nam.
Grab cung cấp các dịch vụ chính nào?
Grab và những bước đột phá mới mẻ
Tạo ra giá trị cho người dùng
Một trong những bước đột phá lớn nhất của Grab là mang đến nhiều giá trị hơn cho khách hàng. Grab đã chủ trương đơn giản hoá các sản phẩm/dịch vụ phức tạp, khó tiếp cận trở nên gần gũi và dễ sử dụng hơn. Ngoài ra, việc cung cấp dịch vụ chất lượng với mức phí phải chăng cũng là cách giúp Grab chinh phục khách hàng.
Grab đã “soán ngôi” thống trị của mô hình taxi truyền thống, tạo ra mạng lưới xe công nghệ phát triển hơn. Chỉ với một chiếc smartphone, khách hàng có thể đặt xe đến bất kỳ đâu mà mình muốn. Đồng thời, qua ứng dụng Grab, khách hàng có thể chủ động biết được cước phí giao dịch. Với tất cả các tiện ích và giá trị tạo ra, sản phẩm/dịch vụ của Grab có thể dễ dàng tiếp cận đến khách hàng hơn.
Phá vỡ mô hình vận chuyển truyền thống
Trước khi Grab gia nhập vào Việt Nam, thị trường vận tải được thống trị bởi các đơn vị taxi truyền thống. Trong đó, Mai Linh và Vinasun là hai hãng vận tải nhận được nhiều sự tín nhiệm từ người dùng nhất.
Đến năm 2014, Grab từng bước triển khai và hoạt động tại thị trường Việt Nam. Thời điểm này, chưa có hãng taxi hoạt động theo mô hình truyền thông nào đủ sự chuẩn bị để cạnh tranh với đối thủ này. Sau một khoảng thời gian hoạt động, thị trường và khách hàng đã dần “cởi mở” với Grab.
Theo thống kê, cuối năm 2017 tại Hà Nội, GrabTaxi sở hữu hơn 11.400 xe tham gia thí điểm, chiếm hơn 90,6% số lượng xe được cấp phép hoạt động trên địa bàn thành phố. Chính sự thành công của Grab đã khiến thị phần và doanh thu của các hãng taxi truyền thống sụt giảm nghiêm trọng.
Áp dụng nền kinh tế chia sẻ
Thông qua nền kinh tế chia sẻ, Grab kết nối các nguồn lực sẵn có là các tài lái xe tự do hoặc người có xe nhưng ít nhu cầu đi lại giúp Grab tối ưu chi phí cần bỏ ra và tăng cơ hội tiếp cận với khách hàng. Đây chính là điểm khác biệt giữa Grab với các hãng taxi truyền thống khác.
Các hãng taxi truyền thống có mức phí khá cao vì thường tốn nhiều nhân sự cố định và tổng đài. Trong khi đó, Grab tận dụng các nguồn lực có sẵn, mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt hơn với mức giá phù hợp. Ưu điểm của Grab là có mạng lưới xe rộng, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian chờ xe. Đồng thời, Grab còn cho phép khách hàng đưa ra phản hồi, đánh giá sau mỗi lần sử dụng dịch vụ.
Grab là loại hình kinh doanh gì?
Mô hình kinh doanh của Grab phát triển dựa trên hai yếu tố chính là:
Grab đã kết hợp nhịp nhàng 2 yếu tố này để tạo ra một mô hình kinh doanh hiệu quả. Công ty không ngừng nghiên cứu, tìm kiếm các mảng kinh doanh mới cũng như tập trung khai thác nền kinh doanh hiện hữu. Có thể nói, Grab chính là ví dụ điển hình trong việc kết hợp 2 yếu tố tư duy để mang đến sự thành công vượt bậc như hiện nay.
Tư duy khám phá
Nâng cao giá trị
Điểm đặc trưng của tư duy khám phá là nâng cao giá trị mới cho khách hàng dựa trên cơ sở khởi tạo hoặc mở rộng thị trường. Trước khi Grab gia nhập vào thị trường Việt Nam, taxi là loại hình vận chuyển độc quyền với mức phí cao. Vì vậy, đây không phải là phương thức di chuyển thường xuyên và rất ít người tiếp cận được.
Grab đã tạo nên một cơ chế tiếp cận thân thiện hơn thông qua ứng dụng trên smartphone – vật bất ly thân của người dùng thời đại 4.0. Nhờ đó, sản phẩm/dịch vụ và công nghệ của Grab có thể tiếp cận được khách hàng tốt hơn.
Đồng thời, Grab xây dựng nền tảng mới giúp khách hàng kết nối với tài xế dựa trên sự an toàn, tiện lợi và bền vững. Với mức giá hợp lý, chất lượng phục vụ tốt, Grab ngày càng thu hút nhiều khách hàng.
Tận dụng nguồn lực từ ứng dụng
Tư duy khám phá của Grab còn có một điểm đặc trưng khác là tận dụng nguồn lực từ nền tảng ứng dụng. Grab xây dựng mạng lưới người dùng ứng dụng dựa trên 2 đối tượng chính là tài xế và hành khách. Chỉ sau 8 năm hoạt động, mạng lưới tài xế – khách hàng của Grab đã phủ sóng khắp cả nước. Nhờ đó, thời gian khách hàng chờ xe và tài xế chờ khách đã được rút ngắn.
Ứng dụng Grab được đánh giá khá cao nhờ giao diện thân thiện, đẹp mắt, tính năng thông minh và dễ sử dụng. Với mô hình taxi truyền thống trước đây, khách hàng không nắm được quãng đường đi, cước phí cũng như theo dõi lộ trình của tài xế. Nhiều tài xế đã lợi dụng điều này để không đi theo đúng lộ trình và buộc khách hàng trả thêm phí.
Trong khi đó, ứng dụng Grab tích hợp công nghệ hiện đại như định vị GPS, giúp khách hàng tính toán cước phí trên mỗi chuyến đi và theo dõi lộ trình di chuyển của tài xế. Công nghệ này đã khắc phục được thực trạng gian lận của nhiều tài xế, mang lại trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng.
Tạo sự khác biệt về chi phí
Khi áp dụng mô hình kinh tế chia sẻ, tận dụng nguồn lực sẵn có làm tiền đề phát triển, Grab đã tối ưu hoá chi phí vận hành. Mô hình kinh doanh của Grab tận dụng những nguồn lực có sẵn trên thị trường như xe, tài xế, thời gian hoạt động của tài xế. Vì vậy, họ thường không mất nhiều chi phí cho việc trả lương cho nhân sự cố định hoặc mua xe riêng như loại hình truyền thống.
Về bản chất, Grab chỉ đóng vai trò là trung gian kết nối tài xế với hành khách. Họ không có trách nhiệm bảo trì xe hay trả lương cho nhân sự. Điều này giúp Grab tiết kiệm được rất nhiều chi phí liên quan. Nhờ đó, cước phí di chuyển của Grab cũng thấp hơn hẳn so với các hãng taxi. Chính sự khác biệt về giá đã giúp Grab trở thành sự lựa chọn của nhiều người.
Tư duy khai thác
Tư duy khai thác là sự đổi mới của mô hình kinh doanh nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trước đối thủ. Sau khoảng thời gian hoạt động với những thành tựu nhất định, Grab bắt đầu tạo nên sự linh hoạt trong mô hình kinh doanh của mình. Từ đó, mô hình kinh doanh của Grab có thể thích nghi với sự biến đổi trên thị trường và vững mạnh hơn trước đối thủ. Tư duy khai thác của Grab đã được tận dụng tối đa khi ngày càng nhiều hãng xe công nghệ mới hình thành, đe dọa đến vị thế của thương hiệu.
Chuyển nguồn lực tập trung sang đa dụng
Thay vì chỉ tận dụng nguồn lực có sẵn như trước đây, Grab bắt đầu tiếp cận khách hàng theo nhiều hướng khác nhau. Bằng cách đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, đa dạng hóa dịch vụ, Grab có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của mình hơn.
Trước sức ép cạnh tranh mới, Grab đã cho ra mắt nhiều dịch vụ như GrabFood (giao đồ ăn/thức uống), GrabExpress (giao hàng nhanh). Mới đây nhất, doanh nghiệp còn phát triển công thông tin điện tử và Grab TV. Những mảng mới này góp phần mang lại nguồn doanh thu lớn cho doanh nghiệp.
Nhìn chung, tư duy khai thác đề cao sự an toàn, ổn định và quản lý dễ dàng. Vì vậy, Grab đã bước đi cực kỳ khôn ngoan khi mở rộng dịch vụ dựa trên năng lực công nghệ cốt lõi của mình. Trước các đối thủ cạnh tranh lớn như Baemin, Now Food, Be,… , Grab vẫn giữ vững được vị thế trên thị trường.
Tăng cường trải nghiệm qua các điểm chạm
Đối với doanh nghiệp, trải nghiệm khách hàng chính là yếu tố quan trọng giúp duy trì lượng người dùng tiềm năng. Và Grab cũng thế. Doanh nghiệp này luôn tập trung, đầu tư cải thiện trải nghiệm của khách hàng. Vì vậy, tính năng Grabchat đã ra đời. Tính năng này cho phép Grab quản lý các điểm chạm của khách hàng tốt hơn để tối ưu hóa trải nghiệm.
Thông qua Grabchat, khách hàng có thể gửi tin nhắn, liên hệ tài xế một cách dễ dàng. Đồng thời, khách hàng và tài xế cũng có thể chủ động trao đổi với nhau về thời gian đưa đón, giao, nhận hàng. Chỉ trong vòng 6 tháng hoạt động, Grabchat đã thật sự bùng nổi với gần 80 triệu tin nhắn được gửi đi. Tính năng này đã giúp người dùng tiết kiệm khoảng 1 triệu USD cho việc liên hệ tài xế bằng cước phí thông thường.
Có thể thấy, Grab là một trong những doanh nghiệp sở hữu mô hình kinh doanh thành công tại Việt Nam. Vì vậy, các doanh nghiệp có thể dựa trên mô hình này để đúc kết kinh nghiệm, đưa ra những phương hướng phát triển riêng cho mình.
Đồng thời, sự xuất hiện của ứng dụng Grab chính là động cơ giúp doanh nghiệp nhìn nhận về xu hướng chuyển đổi số trong bối cảnh hiện tại. Các hãng taxi truyền thống sụp đổ và tắc nghẽn doanh thu là kết quả của việc chậm trễ chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ mới.
Tino Group hy vọng từ những thông tin trên, bạn đã giải đáp được thắc mắc: “Grab là loại hình kinh doanh gì?” cũng như hiểu rõ hơn về sự chuyển đổi công nghệ hiện nay. Chúc bạn thành công với các dự án sắp tới!
Những câu hỏi thường gặp
Mọi thắc mắc và góp ý liên quan, xin vui lòng liên hệ ngay Tino Group để được tư vấn chi tiết hoặc Fanpage để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!
Tinh gọn quy trình – chạm đỉnh doanh thu – Tino Group tự tin đồng hành cùng doanh nghiệp Việt trên hành trình chuyển đổi số!
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TINO
- Trụ sở chính: L17-11, Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
- Tổng đài miễn phí: 1800 6734
- Email: info@tino.org
- Website: www.tino.org