Đã có thời, việc cầm bình sơn xịt màu lên tường bạn sẽ dễ bị cảnh sát thổi còi hoặc thậm chí bị phạt. Ấy vậy mà giờ đây nó được coi là tài sản tinh thần đặc biệt ở các đường phố. Graffiti chính là nó. Vậy Graffiti là gì? Quan điểm và cách nhìn nhận về Graffiti ra sao, văn hóa Graffiti tại Việt Nam thể hiện như thế nào? sẽ là nội dung chúng tôi phân tích bên dưới.
1 . Graffiti là gì?
Graffiti là tranh phun sơn hoặc hình vẽ trên tường, nó được sử dụng chung để nói các chữ viết hay hình ảnh nguệch ngoạc trên các bức tường ở các khu phố, con đường, tường nhà bằng sơn phun hoặc bằng bất kỳ vật liệu gì. Với kích thước lớn trên các bề mặt rộng các Graffiti luôn gây ấn tượng cho người nhìn.
Graffiti được coi là loại hình nghệ thuật đường phố, nơi công cộng, chúng có thể xuất hiện ở mọi nơi từ các bức tường khu phố, các tàu điện ngầm thậm chí trên các xe o tô, gara …
2. Lịch sử Graffiti
Được xuất hiện và tồn tại từ thời cổ đại Hy Lạp, người ta đã dùng sơn phun để làm vật liệu cho nghệ thuật này. Hầu hết các quốc gia coi hình thức vẽ tranh khi không được đồng ý là phá hoại tài sản, là một dạng tội phạm cần bị trừng phạt.
Vẽ Graffiti xuất hiện đầu tiên ở New York trong những năm 1970, nó còn được gọi với cái tên mỹ thuật tội lỗi. Hầu hết các tác giả của Graffiti là các thanh niên, ban đầu họ dùng sơn vẽ tên mình lên các nơi công cộng như trạm xe tàu điện ngầm. Sau đó nó lan rộng khắp New York trở thành trào lưu của giới trẻ nơi đây. Nhiều người coi đó là lối vô văn hóa làm bẩn đường phố hay các nơi công cộng. Nhưng ở nhiều góc độ khác người ta lại thấy nó như những bức tranh làm đẹp đô thị.
Nổi tiếng ở nghệ thuật này là TAKI – ông sinh ra ở Hy Lạp và sống ở New York. Ông thường di chuyển bằng tàu điện ngầm và vẽ các tác phẩm của mình ở nhiều nơi. Ông bắt đầu nổi tiếng và được nhiều bạn trẻ làm theo.
3. Những quan điểm khác nhau về Graffiti
Hình Graffiti được nhiều người phương tây nghĩ tới những gã mặc áo trùm đầu không lộ mặt, cầm bình sơn và miệng hay chửi thề. Họ chính là người phá hoại cảnh quan khu phố, đô thị, với phong cách sống nổi loạn. Trong khi đó, những cuộc biểu tình khiến các thanh niên giận dữ và vì bị phản đối và cứ như vậy, sau mỗi đêm rất nhiều hình vẽ sặc sỡ lại càng xuất hiện.
Nhiều người không mấy quan tâm tới sự xuất hiện của nghệ thuật vẽ tranh đường phố, có người lại tỏ ra giận dữ và nhiều người thấy hứng thú với chúng bởi nó xứng đáng được gọi là nghệ thuật khi người vẽ nó chỉ cần dùng bình xịt sơn phun lên tường lại tạo ra các bức tranh ý nghĩa.
Nhưng không bao lâu sau, truyền thông đã thay đổi thái độ, những người lên án graffiti lại bị chê là thủ cựu, không nhìn ra vẻ đẹp, nghệ thuật của những bức tranh đường phố. Những bức tranh đã từng bị coi là làm bẩn đường phố lại trở thành các kiệt tác. Nó đã trở thành một nghệ thuật đích thực, các bức tranh được chăm sóc, gìn giữ.
4. Những phong cách vẽ của graffiti
- Tag style: Đây là những chữ ký tên khá loằng ngoằng để thể hiện tên cũng như địa chỉ của người vẽ.
- Blockbuster style: Hình hình đều nhau có góc vuông tạo nên các chữ là phong cách điển hình của graffiti.
- Throw up: Phần thân chữ được thêm cùng các đường viền
- Simple style (Free style): Chữ được tương trợ bằng nhiều hoa văn và có khoảng cách xa nhau.
- 3D style: Chữ được mô tả bằng các hình khối độc đáo, đây là phong cách graffiti được ưa chuộng cho tới hiện nay. Phong cách 3D style vẫn đang phát triển và sáng tạo giúp hình ảnh 3D trông thu hút và đẹp mắt hơn.
- Wild style: Nó là sự hòa trộn giữa các phong cách trên, nó là sự mạnh mẽ, náo loạn và rực rỡ. Thông thường phong cách vẽ graffiti Wild style chỉ phù hợp với những ai đã có kinh nghiệm trong bộ môn này, bởi họ có thể làm chủ được nét vẽ của mình bất cứ khi nào.
- Art style: Nó được coi là đỉnh cao của nghệ thuật graffiti. Nó bao gồm các hoa văn phức tạp, khó ai có thể nghĩ nó được xịt từ các bình sơn. Nó thoát ra khỏi những chữ cái thông thường hay các họa tiết trang trí rườm rà.
6. Văn hóa Graffiti tại Việt Nam
Có thể nói, Graffiti Việt Nam đang có xu hướng phát triển đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội, HCM, Đà Nẵng …Giới trẻ Việt đã kịp thời update trào lưu này và thể hiện chúng ở nhiều nơi công cộng. Giờ đây, bạn có thể dễ dàng bắt gặp các Graffiti ở mọi nơi.
Thế nhưng, các tác phẩm Graffiti Hà Nội chưa thực sự được chú ý và nổi bật bởi chất lượng chưa cao. Nhiều bạn trẻ lợi dụng phong cách này để thể hiện tình yêu và nhiều điều khác. Thậm chí chúng lại bị các nhóm Graffiti phá hỏng.
Và dưới con mắt còn khá bảo thủ của nhiều người lớn tuổi cùng ý thức chưa tốt của một bộ phận giới trẻ thì Graffiti chắc sẽ còn mất rất nhiều thời gian để trở thành môn nghệ thuật chính thống ở Việt Nam
Qua bài viết bạn đã hiểu về nghệ thuật Graffiti cũng như sự phát triển của nó trên thế giới cũng như Việt Nam. Bạn cũng có thể thể hiện phong cách, cái nhìn của mình với phong cách đường phố này nhé.
Xem thêm:
- Dịch vụ sản xuất Video Motion Graphic.
- Dịch vụ sản xuất phim hoạt hình 2D uy tín