Đường là loại gia vị không thể thiếu trong gian bếp và cũng đóng một vai trò quan trọng trong những chiếc bánh ngọt xinh xắn. Tưởng chừng như loại gia vị này có cái tên cực kỳ đơn giản là đường, thế nhưng trong ngành bánh người ta lại phân chia nó thành nhiều loại với những cái tên nghe thật lạ. Bạn đã bao giờ nghe đến Granulated Sugar chưa? Nếu chưa thì hãy cùng Hướng Nghiệp Á Âu tìm hiểu xem Granulated Sugar là gì và những loại đường thường sử dụng khi làm bánh nhé!
Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta đã quen thuộc với nhiều loại như đường cát, đường phèn, đường mía… Và khi nhắc đến từ đường người ta đã cảm thấy được vị ngọt lan tỏa trong miệng. Trong lĩnh vực bánh, khái niệm đường không mang ý nghĩa dùng để chỉ 1 loại đường nữa. Mà nó được phân loại dựa trên màu sắc, kết cấu, độ ngọt hoặc nguồn gốc sản xuất một cách rất có hệ thống. Về cơ bản đường trong làm bánh được chia làm 4 loại: Đường kính, đường bột, đường nâu, đường dưới dạng siro. Mỗi loại có đặc trưng thế nào và được ứng dụng ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Granulated sugar
Granulated Sugar là tên gọi chung cho các loại đường sử dụng phổ biến hàng ngày (Nguồn: Internet)
Chắc chắn sẽ không ít bạn ngạc nhiên và hỏi rằng Granulated Sugar là gì? Thực ra đây là tên gọi chung cho các loại đường sử dụng phổ biến hàng ngày, loại đường này vô cùng phổ biến và có thể tìm mua ở bất cứ đâu. Nó chia thành 2 loại:
– Ultrafine sugar: Là loại đường hạt rất nhỏ, mịn. Thường được dùng để làm các loại bánh dạng bông xốp và cookies, những loại bánh cần hỗn hợp bột đồng nhất và có chứa hàm lượng chất béo cao.
– Sanding sugar (coarse sugar): Là loại đường hạt to hơn, có thể được nhuộm màu để có nhiều màu sắc trông bắt mắt, được dùng để rắc hoặc bao bên ngoài bánh, cookies, có tác dụng trang trí. Trong các công thức bánh, nếu không quy định cụ thể phải dùng loại đường nào, thì nó được hiểu mặc định là đường kính (đường cát trắng).
Brown Sugar (Đường nâu)
Đường nâu còn có tên gọi khác là đường thô, đường vàng, nó có độ ngọt sắc và đậm mùi mía. Đường nâu là loại đường không tinh chế hoàn toàn, chia làm 2 loại là đường nâu đậm (dark brown sugar) và đường nâu nhạt (light brown sugar). Đường nâu thường được sử dụng để làm đậm đà thêm hương vị cho các loại thức uống, món ăn mặn, món tráng miệng, chè và đặc biệt là các loại bánh Âu. Người Nhật rất thích dùng loại đường này để sử dụng chính trong nấu ăn.
Đường bột (Confectioner’s/Powder/Icing sugar)
Chỉ mới nghe tên đã có thể hình dung được loại hình thức của loại đường này. Chúng có màu trắng sáng thường rất mịn nên dễ dàng hòa trộn, tạo lớp phủ mịn màng. Xét về độ hòa tan, đường bột tan nhanh hơn đường kính thông thường. Đường bột được sử dụng như một thành phần quan trọng góp mặt trong các công thức bánh quy, gato hay đường phủ trang trí cookies, hay fondant, công thức Meringues, các loại kem phủ bánh…
Các loại đường nên được cất trữ ở nơi khô ráo thoáng mát, tránh xa nhiệt và độ ẩm (Nguồn: Internet)
Các loại siro (syrup)
Syrup hay siro là tên gọi chung cho các dạng đường lỏng. Ngoài thành phần là đường và nước hòa tan, một số hợp chất khác cũng được thêm vào để tạo ra hương vị riêng phù hợp cho từng loại bánh như: Chocolate syrup, maple syrup, strawberry… Một số loại syrup phổ biến thường dùng khi làm bánh: Molasses, Corn syrup, mật ong, mạch nha. Chúng có tác dụng giữ và tạo độ ẩm, độ mềm và tạo mùi thơm đặc biệt cho bánh.
Nhìn chung, các loại đường đều có ích và đóng vai trò quan trọng đối với bánh ngọt. Không chỉ tạo vị ngọt và mùi thơm cho bánh, mà chúng còn giúp bánh mềm mịn, vỏ bánh vàng đẹp và giúp cho chất lượng bánh ngon hơn. Tùy theo từng công thức mà sử dụng số lượng đường phù hợp, bạn không nên tùy tiện thêm hoặc bớt lượng đường vì có thể sẽ làm cho bánh bị biến dạng và không ngon.
Mochi là một loại bánh ngọt truyền thống của Nhật Bản, mang ý nghĩa may mắn nên Mochi thường được người dân nơi đây dùng vào các dịp lễ, tết hoặc họp mặt gia đình. Lớp vỏ bánh dẻo thơm và hương vị tuyệt vời của lớp nhân bên trong khiến nhiều người bị mê hoặc. Cùng theo dõi công thức làm bánh mochi Nhật Bản siêu ngon các bạn nhé!