Mô hình nến Hammer là một trong những vũ khí mạnh mẽ giúp nhà đầu tư có thể tìm kiếm lợi nhuận từ thị trường. Giúp nhà đầu tư xác định xu hướng tăng của giá, điểm vào/đóng lệnh, điểm cắt lỗ, chốt lời phù hợp. Vậy đặc điểm của nó là gì, làm cách nào để nhận biết và dùng mô hình này thế nào mới hiệu quả?
1. Nến Hammer (Nến Búa) là gì?
Mô hình nến Hammer hay mô hình nến búa (tiếng Anh: Hammer Candlestick) là một mô hình nến đảo chiều được hình thành trên các đáy. Nến Hammer là một trong những mô hình nến mạnh nhất, báo hiệu đảo chiều tăng giá mạnh mẽ sau khoảng thời gian thị trường cố xác định đáy.
Hình minh họa mô hình nến Hammer (nến Búa)
Mô hình nến Hammer được hình thành khi giá mở cửa, giá cao nhất và giá đóng cửa ở các vùng giá gần bằng nhau, tạo nên thân nến nhỏ.
Khi giá cao nhất bằng giá đóng cửa thì mô hình nến Hammer này có tín hiệu đảo chiều tăng giá mạnh, lúc này lực mua lớn hơn lực bán, giá đóng cửa trong ngày tiếp tục được đẩy lên cao hơn mức giá mở cửa.
2. Các loại nến Hammer trong chứng khoán
Chia nến Hammer thành 2 loại: nến Bullish Hammer hay còn gọi là nến Hammer tăng và nến Bearish Hammer – nến Hammer giảm.
Hình minh họa nến Hammer tăng (bên phải) và nến Hammer giảm (bên trái)
Nến Hammer tăng có giá mở cửa nhỏ hơn giá đóng cửa
Nến Hammer tăng là dấu hiệu của sự đảo chiều mạnh mẽ, trong trường hợp này thì nhà đầu tư nên đóng tất cả các lệnh bán và mở lệnh mua để thu về lợi nhuận. Lưu ý, tỷ lệ thành công của nến Hammer xanh phụ thuộc vào giá đóng cửa và độ dài của chân nến, quan trọng là búa tăng giá phải có bóng dài ít nhất là gấp đôi chiều dài của thân nến.
Nến Hammer giảm có giá mở cửa lớn hơn giá đóng cửa
Nến Hammer giảm ít có khả năng đảo chiều, lúc này giá đã lên đỉnh. Hammer dỏ có thân nhỏ, bấc dưới dài, thường được tìm thấy ở cuối xu hướng tăng. Nến Hammer đỏ ở đầu một chu kỳ tăng cho thấy giá đã đạt đến mức quá mua.
Ngoài ra còn có mô hình nến Hammer ngược là Bullish Inverted Hammer và Bearish Inverted Hammer.
Búa ngược Bullish Inverted Hammer có giá mở cửa, giá đóng cửa và giá thấp nhất gần bằng nhau. Búa ngược Bearish Inverted Hammer giá mở cửa vẫn cao hơn giá đóng cửa. Hai loại búa này đều cho thấy khả năng mua vào.
3. Đặc điểm nến Hammer
Mô hình nến Hammer gần giống mô hình đảo ngược của nến Hanging man, cụ thể nó có những đặc điểm sau:
– Hình như cây búa, thân trên nhỏ và ngắn, bóng nến dưới rất dài, tối thiểu là gấp 2 lần thân nến;
– Có màu xanh hoặc đỏ, màu xanh đưa ra tín hiệu đảo chiều tăng giá, màu đỏ – nến giảm;
– Nến Hammer thường xuất hiện cuối 1 xu hướng giảm, thường là đáy của xu hướng giảm;
– Trước khi nến Hammer xuất hiện sẽ có khoảng 2-3 phiên giao dịch giảm giá;
– Sau nến Hammer là một cây nến tăng thì tín hiệu đổi chiều tăng giá khá ổn định.
Nến Hammer trong thị trường giao dịch chứng khoán
4. Ý nghĩa nến Hammer
Nến Hammer là yếu tố hình thành vùng đáy, vì lúc này lực mua đang mạnh, tới một mức đủ để kìm hãm lực bám thì đáy được hình thành, sau đó lực mua đẩy ngược giá từ mức thấp, đưa giá đóng cửa về gần mức mở cửa chứng tỏ xu hướng đảo chiều là rất lớn.
Một nến Hammer chưa thể xác định được tín hiệu đảo chiều giá phải đi kèm theo nến tăng giá liền sau nó, tức là mức giá đóng cửa của nến liền sau cao hơn mức đóng cửa của nến Hammer. Ngưỡng cắt lỗ đặt ngay dưới vùng bóng nến.
Mô hình nến Hammer giúp nhà đầu tư xác định điểm đảo chiều rồi đưa ra các quyết định vào/đóng lệnh cho phù hợp.
5. Các giao dịch với nến Hammer sao cho thật hiệu quả
Cách xác định điểm vào lệnh, chốt lời và cắt lỗ với mô hình nến Hammer
Khung giao dịch lý tưởng của mô hình nến Hammer là khung D1 và khung H4.
Để xác định điểm vào lệnh với nến Hammer ta có thể áp dụng một trong 3 cách sau:
Thứ nhất, khi mức giá bằng nửa (1/2) chiều dài của toàn bộ cây nến búa ta vào lệnh MUA, nếu mô hình xảy ra đúng thì nhà đầu tư sẽ thu được lợi nhuận cao nhất vì đây chính là điểm vào lệnh tiêu chuẩn.
Thứ hai, mở lệnh MUA tại mức giá mở cửa của cây nến ngay sau cây nến Hammer, nếu giá không tăng như kì vọng thì mốc này là mốc chốt lời khá tốt, ít rủi ro.
Thứ ba, vào lệnh MUA ngay khi kết thúc phiên giao dịch hình thành mô hình nến Hammer. Cách này chốt lời được ít nhất trong ba cách, nhưng vẫn khá an toàn.
Giao dịch với nếu Hammer một cách tối ưu nhất
Dùng mô hình nến Hammer kết hợp cũng các chỉ báo kỹ thuật khác
Thứ nhất, kết hợp với vùng hỗ trợ: Nếu mô hình nến Hammer xuất hiện trung vùng hỗ trợ thì xác suất đảo chiều đi lên của giá vô cùng cao. Sau khi xác định được xu hướng chung của thị trường đang giảm, ta đợi đến khi xuất hiện nến Hammer tại vùng hỗ trợ thì mở lệnh MUA ngay khi nến Hammer kết thúc, cắt lỗ phí dưới đuôi nến một vài điểm phần trăm (pips).
Thứ hai, kết hợp với đường RSI: đường RSI cũng là một tín hiệu đảo chiều chính xác. Khi đường RSI đi vào vùng quá bán cắt ngưỡng 20 trở xuống, cùng lúc đó mô hình nến Hammer đã hoàn thành thì nhà đầu tư nên đặt lệnh MUA tại mức giá kết phiên của nến Hammer.
Ngoài ra ta cũng có thể kết hợp với các chỉ báo khác, chẳng hạn như đường MA, chỉ báo Fibonacci…
Lưu ý:
Nhiều khi có nến Hammer giả cho ra các tín hiệu sai lệch. Nên bổ sung các yếu tố khác để xác định rõ xu hướng giá, hoặc xem các vùng giá trị khác;
Nên kết hợp nhiều chỉ báo kĩ thuật để phân tích cùng mô hình nến Hammer chứ không nên đơn độc dùng riêng nó;
Nến Hammer có thể xuất hiện trên các khung đồ thị thời gian khác nhau (đồ thị phút, ngày hoặc tuần);
Nhiều nhà đầu tư bị nhầm lẫn với mô hình nến Doji tuy nhiên, nến Doji có hai bóng (bóng trên bóng dưới) trong khi nến Hammer chỉ có 1 bóng dưới. Nến Doji có giá đóng cửa và giá mở cửa bằng nhau từ đó sinh ra các tín hiệu lưỡng cực, trong khi nến Hammer giá đóng cửa và mở cửa khác nhau, cho tín hiệu đảo chiều tăng rõ rệt.
Dù mô hình nến Hammer có xuất hiện thì chưa chắc 100% là giá tăng trở lại, vì vậy khi nó xuất hiện thì không có nghĩa nhà đầu tư nên đặt lệnh MUA ngay lập tức. Cần phải xác định xu hướng thị trường rõ ràng, xem xét từng hoàn cảnh riêng lẻ rồi mới chốt lời, cắt lỗ, tránh trường hợp nến Hammer cung cấp tín hiệu sai, đặc biệt khi các nến tiếp theo lại tạo ra một đáy mới.