“MADE”- không phải mình đang nói về cái full-album-không-biết-khi-nào-ra-lò của Big Bang nha. Mà là khi bạn muốn nói về một vật nào đó được làm từ cái gì hay bao gồm những gì, bạn sẽ thường sử dụng “made” (dạng bị động của “make”). Nhưng câu chuyện đáng nói ở đây là những giới từ đi sau “made”, một thể loại luôn dễ làm đau não bất kỳ ai. Hôm nay mình sẽ lảm nhảm một tí về thể loại này nhé, đảm bảo là bạn sẽ biết được tí chút để sử dụng hợp lý.
Đang xem: Made by me là gì
Made in
“Made in Vietnam”, “Made in Japan” hay thậm chí “Made in the USA” như Demi Lovato hát đều có nghĩa là “được làm ở một nơi, địa điểm nào đó”.
Ví dụ, bạn bảo rằng “à, giờ giày Nike cũng được làm ở Việt Nam rồi sau đó xuất khẩu đi nhiều nước.” thì bạn sẽ nói sao?
“Yeah, Nike shoes are now also made in Viet Nam and
then exported to many countries!”
Mình sẽ nói thế đó.
Made by
“Made by me” – đó là câu mà mấy bạn thích do-it-yourself (DIY) hoặc làm đồ handmade thường tự tin nói khi diện đồ do chính mình làm ra. Thì đúng rồi, vì “made by” thường đi với người/máy móc tạo ra vật dụng đó mà.
“I’m always proud to wear accessories that are made by me.”
“Her wedding dress is made by her mother.”
Made with
Bản chất giới từ “with” đã có nghĩa là “với/cùng” nên nếu muốn nói về những thứ nguyên vật liệu hoặc yếu tố đi kèm trong quá trình tạo ra một thứ gì đó, bạn sẽ dùng “made with”.
Một ví dụ sến sẩm là:
“The gift was made with love from him.”
Hoặc chỉ đơn giản là.
“Hot cocoa is the best when it is made with condensed milk.”
Made out of
“Made out of” hơi khác với những cụm từ nãy giờ mình đề cập vì nó không có nghĩa là “làm một thứ gì đó”. Thay vào đó, nghĩa của “made out of” là “bao gồm, được cấu tạo bởi” và từ đồng nghĩa sẽ là “consist of”!
Ví dụ, một bộ câu hỏi khảo sát có 18 câu hỏi. Bạn sẽ có hai cách nói.
Một là, “The questionnaire consists of 18 questions.”
Và hai, “The questionnaire is made out of 18 questions.”
Made of và Made from
Hai cụm này là hai cụm khó nhằn nhất vì sự khác biệt của nó không rõ ràng như những cụm mình đề cập ở trên. Nhưng bạn hãy nhìn hai ví dụ này nhé.
Xem thêm: Retail Là Gì? Định Nghĩa Về Retail Và Các Thuật Ngữ Liên Quan Đến Retail
Vd1: Demi Lovato hát trong Skyscraper, “Like I’m made of glass, like I’m made of paper.” (Cứ như tôi được làm bằng thủy tinh hay giấy).
Vd2: Wine is made from grapes. (Rượu được làm từ nho)
Khoan bảo sự khác biệt là “bằng” với “từ” nhé. Không phải vậy đâu.
Ở ví dụ 1, Demi bảo rằng mình được làm từ thủy tinh và giấy nên mong manh, dễ vỡ, dễ bị chà đạp. Thì bạn thấy đấy, chính thủy tinh và giấy là những vật liệu tạo nên con người của Demi (phép ẩn dụ thôi) và hai nguyên vật liệu chính này không thay đổi, chúng vẫn là thủy tinh, giấy sau khi tạo thành Demi.
Ví dụ khác cho bạn dễ hình dung hơn nè.
All the furnitures in their house are made of oak.
Tất cả nội thất trong nhà họ đều được làm từ gỗ sồi.
->Từ lúc là nguyên liệu thô (cây sồi) đến khi thành thành phẩm (nội thất), gỗ sồi vẫn là gỗ sồi, không thay đổi về bản chất. Nói một cách khác, thành phẩm chính là một phần lấy ra trực tiếp từ nguyên liệu ban đầu.
Nhưng ở ví dụ 2, khi đã thành rượu thì nho đã thay đổi bản chất rồi. Hoặc như “paper is made from wood” hay “shoes are made from leather” thì những nguyên liệu thô ban đầu đã thay đổi bản chất trong quá trình làm rồi.
Vậy thì với câu, “Bánh được làm từ trứng.
Xem thêm: still là gì
” bạn sẽ dùng “made of” hay “made from”?
Mình thì sẽ là “Cake is made from eggs.”
Đủ nổ não chưa nào? Đơn giản mà, đúng không? Bạn chỉ cần nhớ những ví dụ mình đưa ra cho 4 cụm đầu tiên và với 2 cụm cuối, hãy gắn liền với những cặp hình ảnh cụ thể (gỗ giữ dạng làm nội thất -> made of; nho biến dạng thành rượu -> made from) là bạn sẽ vận dụng được thôi.