Chủ nghĩa hoàn hảo không phải là một thực tế hiếm gặp trong mọi lĩnh vực. Bạn sẽ tìm thấy những người cầu toàn ở khắp mọi nơi. Chủ nghĩa hoàn hảo trong cảm xúc cũng giống như chủ nghĩa hoàn hảo chỉ khác có một chút thôi. Có thể nói chủ nghĩa hoàn hảo trong cảm xúc là một kiểu thể loại của chủ nghĩa hoàn hảo. Vì nó có thể ảnh hưởng đến năng suất và sức khỏe tinh thần của bạn. Trí tuệ cảm xúc là việc đáng cân nhắc và cần quan tâm chăm sóc.
Bây giờ chắc hẳn bạn đang thắc mắc về chủ nghĩa hoàn hảo trong cảm xúc này là gì? Bởi vì ai trong chúng ta cũng đã từng nghe rất nhiều về chủ nghĩa hoàn hảo cho đến ngày nay nhưng chủ nghĩa hoàn hảo về mặt cảm xúc này có thể còn mới mẻ đối với nhiều người trong chúng ta.
Tò mò chứ? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết nào
Mục lục
-
CHỦ NGHĨA HOÀN HẢO CẢM XÚC LÀ GÌ?
-
ĐIỀU GÌ DẪN MỌI NGƯỜI ĐẾN SỰ HOÀN HẢO CẢM XÚC?
-
LÝ DO CỦA SỰ HOÀN HẢO CẢM XÚC?
-
TRÍ TUỆ CẢM XÚC LÀ GÌ?
-
XẤU HỔ ĐỘC HẠI LÀ GÌ?
-
CHỦ NGHĨA HOÀN HẢO CẢM XÚC CÓ PHẢI LÀ BỆNH KHÔNG?
-
LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT BẠN CÓ BẤT AN NHƯ NÀY HAY KHÔNG?
-
LÀM THẾ NÀO ĐỂ KIỂM SOÁT SỰ HOÀN HẢO CẢM XÚC?
-
CHỦ NGHĨA HOÀN HẢO CÓ THỰC SỰ TỒN TẠI?
CHỦ NGHĨA HOÀN HẢO CẢM XÚC LÀ GÌ?
Chủ nghĩa hoàn hảo trong cảm xúc không gì khác ngoài nỗi ám ảnh phải làm mọi thứ với sự hoàn hảo để tránh bị chỉ trích.
Ví dụ, nếu tôi là một họa sĩ, tôi muốn mọi bức tranh và bức tranh hoàn hảo hoặc nếu tôi là một diễn viên, tôi muốn mọi hành động của mình hoàn hảo hoặc nếu tôi đang làm việc trong văn phòng, tôi muốn mọi công việc hoặc dự án đều hoàn hảo.
Nỗi ám ảnh và sự ép buộc này xuất phát từ nỗi sợ hãi tột độ trước những lời chỉ trích và đánh giá của người khác. Những loại người này có tính thần kinh cao và cảm thấy bị xúc phạm và xấu hổ nếu ai đó chỉ trích họ vì những sai lầm và việc làm sai trái của họ.
Đó là lý do tại sao họ ám ảnh vì việc phải trở nên hoàn hảo và bất cứ khi nào họ thất bại hoặc mắc phải sai lầm nào đó, họ cảm thấy bị xúc phạm, tổn thương và xấu hổ tột độ.
Nếu một số sai lầm xảy ra, họ bắt đầu lo lắng ngay cả sau những sai lầm nhỏ và không đáng kể. Dù bên trong họ biết rằng sai lầm này không đáng kể và ai đó có thể không mắng mỏ bạn về điều đó nhưng họ vẫn cảm thấy lo lắng và hoảng sợ.
Trong trường hợp nghiêm trọng, họ cũng có thể cảm thấy lo lắng về những sai lầm có thể xảy ra hoặc không thể xảy ra trong tương lai.
ĐIỀU GÌ DẪN MỌI NGƯỜI ĐẾN SỰ HOÀN HẢO CẢM XÚC?
Nói chung, những người này có trí thông minh cảm xúc thấp. Điều đó có nghĩa là họ nhạy cảm và dễ xúc động. Nó chẳng qua là một dạng dễ bị kích thích thần kinh hơn của chủ nghĩa hoàn hảo.
Bởi vì những người có trí thông minh cảm xúc thấp suy xét quá mọi thứ, bên trong tâm trí của họ có một bức tường phòng thủ cảm xúc trong. Họ không muốn mọi người can thiệp vào hoặc la mắng họ vì bất kỳ lỗi lầm nào mà họ đã phạm phải. Nếu ai đó làm điều đó, họ cảm thấy vô cùng xấu hổ và cảm thấy như kẻ thất bại.
Thậm chí, trong một số trường hợp, họ đã suy nghĩ quá kỹ về những sai lầm có thể xảy ra trong tương lai.
Nỗi sợ hãi mắc sai lầm hoặc sợ thất bại này kích hoạt chủ nghĩa hoàn hảo cảm xúc trong tâm trí họ và mọi người bắt đầu ám ảnh về sự hoàn hảo. Sau một thời gian, nó trở thành một thói quen trong tiềm thức.
Sự cầu toàn trong cảm xúc sẽ không bao giờ giúp chúng ta thành công với công việc mà ngược lại nó sẽ làm trầm trọng thêm nhiều sai lầm.
Chủ nghĩa hoàn hảo trong cảm xúc khiến bạn lo lắng, ám ảnh và phòng thủ và bạn bắt đầu đưa ra quyết định dựa trên cảm xúc. Các quyết định dựa trên cảm xúc thường trở nên sai lầm, dẫn đến nhiều sai lầm hơn và nó sẽ bắt đầu một vòng luẩn quẩn.
LÝ DO CỦA SỰ HOÀN HẢO CẢM XÚC?
Sự cầu toàn trong cảm xúc không gì khác ngoài sự bất an. Cảm giác bất an khi bị xúc phạm, bị bắt nạt hoặc bị người khác coi thường vì những sai lầm mà họ đã phạm phải hoặc có thể phạm phải trong tương lai.
Nếu ai đó trên hành tinh trái đất chỉ ra những sai lầm ở họ dù là sai lầm nhỏ nhất, điều đó sẽ kích hoạt bản ngã của họ và cuối cùng kích hoạt sự xấu hổ độc hại trong họ.
Vì bản chất dễ xúc động, họ cảm thấy bị xúc phạm và tổn thương bởi những sự việc như vậy.
Những kiểu người này có một bản ngã tiềm ẩn , họ có thể nhận thức được điều đó hoặc có thể không nhận thức được điều đó và đó là lý do tại sao tôi sử dụng từ tiềm ẩn.
Những người như vậy không muốn cảm thấy bị tổn thương trong hiện tại hoặc tương lai vì vậy họ cố gắng làm mọi thứ với sự hoàn hảo.
Nói cách khác, đó là sự bất an cho những sai lầm có thể xảy ra. Chủ nghĩa hoàn hảo trong cảm xúc là một cơ chế phòng thủ để bảo vệ cái tôi.
“Sự hoàn hảo cảm xúc là lời nói dối nếu bạn đang nghĩ bạn hoàn hảo, bạn là chúa hay bạn đang nói dối”
TRÍ TUỆ CẢM XÚC LÀ GÌ?
Trí tuệ cảm xúc là một thuật ngữ bao hàm nhưng nói một cách đơn giản, nó là khả năng không phản ứng thái quá trước những tình huống xấu nhất hoặc làm việc với một tâm hồn tỉnh táo trong một tình huống áp lực cao.
Xử lý tình huống bằng logic chứ không phải bằng cảm tính. Nói cách khác, quản lý cảm xúc sao cho nó không ảnh hưởng đến quyết định và công việc của bạn.
XẤU HỔ ĐỘC HẠI LÀ GÌ?
Xấu hổ độc hại là cảm giác xấu hổ tột độ được kích hoạt khi bạn cảm thấy bị tổn thương và bị xúc phạm. Điều này chính từ lòng tự trọng.
Nếu bạn cảm thấy bị xúc phạm sâu bên trong tâm trí của mình, Điều đó làm tổn thương lòng tự trọng của bạn. Sự xấu hổ độc hại khiến bạn lo lắng hoặc tức giận. Lo lắng sẽ dẫn đến tự trách bản thân và tức giận sẽ dẫn đến thịnh nộ hơn nữa.
Cả lo lắng hoặc tức giận sẽ dẫn đến nhiều sai lầm hơn. Và thay vì giải quyết vấn đề, nó còn trầm trọng hơn.
CHỦ NGHĨA HOÀN HẢO CẢM XÚC CÓ PHẢI LÀ BỆNH KHÔNG?
Đáp án cho câu hỏi này là không’. Chủ nghĩa hoàn hảo trong cảm xúc không phải là một căn bệnh mà nó là một bức tường cảm xúc bảo vệ cho sự bất an xuất hiện do lòng tự trọng mạnh mẽ.
Sự bất an này sẽ dễ dàng biến mất khi bạn làm việc tích cực với trí tuệ cảm xúc và cuối cùng là tính cầu toàn trong cảm xúc của bạn. Sự bất an này thường thấy ở những anh chàng tử tế và những người dễ xúc cảm.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT BẠN CÓ BẤT AN NHƯ NÀY HAY KHÔNG?
Trong khi làm việc trong văn phòng hoặc dưới quyền của bất kỳ ai, Nếu bạn liên tục suy nghĩ quá nhiều về việc làm mọi thứ hoàn hảo để không ai phải can thiệp vào bạn.
Hoặc Bạn cảm thấy lo lắng và trái tim của bạn bắt đầu đập thình thịch với ý nghĩ về những sai lầm có thể xảy ra trong tương lai, Chính vì vậy bạn đã rất cố gắng để không mắc phải sai lầm. Sau đó, bạn có thể có sự bất an được gọi là chủ nghĩa hoàn hảo trong cảm xúc.
Điều đó ổn thôi ở một mức độ nào đó nhưng nếu bạn bị ám ảnh về nó thì nó không ổn chút nào. Trên thang điểm từ 1-10 nếu nó lớn hơn 7 thì bạn cần phải giải quyết nó.
Chủ nghĩa hoàn hảo kìm hãm bạn
LÀM THẾ NÀO ĐỂ KIỂM SOÁT SỰ HOÀN HẢO CẢM XÚC?
Như chúng ta biết những người này rất tự cao tự đại. Đầu tiên, bạn phải tìm hiểu xem liệu bạn có bản ngã tiềm ẩn hay không. Nếu những gì được viết ở trên cộng hưởng với bạn điều đó có nghĩa là bạn có một bản ngã.
Chấp nhận rằng sẽ ổn nếu ai đó chỉ ra sai lầm của bạn. Hãy nghĩ rằng đó là cơ hội để bạn cải thiện những sai lầm của mình và không cần phải cảm thấy bị xúc phạm hay cảm thấy bị tổn thương. Hãy kiểm soát bản ngã của bạn.
Bản ngã không bao giờ giúp ai thay vì bản ngã tạo ra nhiều vấn đề và bất an hơn. Đừng mang cái tôi của bạn đi khắp nơi.
Bạn không phải cảm thấy xấu hổ nếu bạn mắc phải bất kỳ sai lầm nào khi làm việc ở bất kỳ đâu trong cuộc sống. Đó là điều phổ biến nhất có thể xảy ra trong cuộc sống hàng ngày.
Ngay cả những người được gọi là thông minh nhất cũng phạm hàng tấn sai lầm, đó là điều bình thường. Có một câu nói, ” Người không bao giờ phạm bất kỳ sai lầm trong cuộc sống, người đó là thần hoặc người đó đang nói dối .” Học cách nâng cao trí tuệ cảm xúc của bạn bằng cách suy nghĩ logic hơn chứ không phải dựa vào cảm xúc.
CHỦ NGHĨA HOÀN HẢO CÓ THỰC SỰ TỒN TẠI?
Một lần nữa câu trả lời là không. Chủ nghĩa hoàn hảo là dối trá. Bạn không cần phải căng thẳng khi làm mọi thứ một cách hoàn hảo. Chỉ cần chấp nhận rằng không có ai là hoàn hảo trong cuộc sống.
Chấp nhận các quyết định của mình và coi những sai lầm của bạn là cơ hội học hỏi. Nhưng hãy trung thực một cách tàn nhẫn với công việc của bạn và trung thực với chính mình.
Bạn nghĩ chủ nghĩa hoàn hảo là gì?
Chủ nghĩa hoàn hảo là thói quen làm mọi thứ với sự hoàn hảo.
Những người theo chủ nghĩa hoàn hảo tin tưởng vào việc làm mọi thứ một cách hoàn hảo và không sai sót. Chủ nghĩa hoàn hảo thường được coi là một đặc điểm tích cực nhưng nó có thể trở thành tiêu cực nếu bạn bị ám ảnh về nó.
Chủ nghĩa hoàn hảo về cảm xúc là gì?
Chủ nghĩa hoàn hảo trong cảm xúc không gì khác ngoài nỗi ám ảnh phải làm mọi thứ với sự hoàn hảo.
Mỗi khi bạn ám ảnh vì công việc hoàn hảo và nếu tình cờ bạn thất bại, bạn cảm thấy bị xúc phạm, tổn thương và lo lắng.
Nỗi sợ sai lầm hoặc sợ thất bại này kích hoạt chủ nghĩa hoàn hảo trong cảm xúc trong tâm trí họ và mọi người bắt đầu ám ảnh về sự hoàn hảo.
Nguyên nhân sâu xa của chủ nghĩa hoàn hảo trong cảm xúc là gì?
Chủ nghĩa hoàn hảo về cảm xúc không gì khác ngoài sự bất an, cảm giác bất an khi bị người khác xúc phạm hoặc bắt nạt vì những sai lầm.
Bản chất ích kỷ mạnh mẽ của một người là nguyên nhân phát triển tính cầu toàn trong cảm xúc. Nó là một bức tường phòng thủ cảm xúc để bảo vệ bản ngã của một người.
Xấu hổ độc hại là gì?
Xấu hổ độc hại là cảm giác xấu hổ tột độ được kích hoạt khi bạn cảm thấy bị tổn thương và bị xúc phạm. Đó không gì khác ngoài bản ngã.
Tác giả: DEORAO K.
–
Dịch giả: Phương Anh
Biên tập: Bích Ngọc
Nguồn ảnh: the economist, tumblr,
Link bài gốc: WHAT IS EMOTIONAL PERFECTIONISM AND WHY IT NEVER WORK?
(*) Bản quyền bài dịch thuộc về YBOX.VN. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Tên dịch giả – Nguồn: YBOX.VN”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
(***) Follow Facebook Tâm Lý Học Tuổi Trẻ tại www.facebook.com/tamlyhoctuoitre để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày.
(***) Follow Instagram tamlyhoctuoitre_ybox tại https://www.instagram.com/tamlyhoctuoitre_ybox/ để đọc thêm nhiều quotes hay mỗi ngày.
–