Hát bè là kỹ thuật thường được sử dụng khi biểu diễn thanh nhạc. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết hát bè là gì hay hiểu đúng nội hàm của định nghĩa này. Dưới đây, bài viết xin chia sẻ khái niệm hát bè và những kỹ thuật hát bè trong thanh nhạc.
1. Hát bè là gì? Gồm có mấy người
Để hiểu được hát bè là gì, bạn cần hiểu bè là gì? Bè được hiểu là sự kết hợp của những nốt nhạc cùng một lúc vang lên để tạo ra một hiệu ứng “vi diệu”. Hiểu theo một cách khác, bè là những âm thanh “nghe hay” khi đi cùng nhau.
Thông thường, hát bè bao giờ cũng có bè chính và bè phụ họa. Khi giọng hát của các bè cùng vang lên, có lúc tiết tấu giống nhau, cũng có lúc khác nhau. Mỗi bè tuy có sự độc lập nhất định song vẫn cần có sư kết hợp hòa quyện chặt chẽ với nhau, bè phụ hỗ trợ cho bè chính để tạo nên những âm thanh đầy đặn, nhiều màu sắc. Đa phần bè được chia thành 2, 3 hoặc 6 bè, đôi khi lên tới 8 bè nhưng ít gặp hơn.
Vậy hát bè là gì?
Hát bè là dạng hợp ca hay đồng ca, có từ 2 người trở lên, mỗi người hát mỗi tông khác nhau, trầm hoặc bổng hoặc trung bình, nhưng các nốt nhạc phải cùng nằm trong 1 hợp âm,và cùng giá trị thời gian.
Người hát bè là người hát phụ họa cho ca sĩ chính, thể hiện những bè hát quá cao, quá thấp hay chỉ là lời hát ngang để làm đẹp thêm cho giai điệu chính. Một ca khúc có bè thường chứa những đoạn để phải từ hai giọng ca trở lên – với cao độ khác nhau – cùng hoà quyện làm nên những sắc thái đẹp đẽ lạ lùng về hòa âm, về giai điệu, có khi cả về tiết tấu.
Hợp xướng là được xem là đỉnh cao của nghệ thuật hát bè, là loại hình thanh nhạc gồm nhiều bè. Trong đó mỗi bè do một loại giọng trình diễn. Hợp xướng quy tụ một số lượng lớn người biểu diễn.
2. Tìm hiểu về kỹ thuật hát bè trong thanh nhạc? Hát bè như thế nào?
Thông thường, phần bè sẽ do những nhạc sỹ hòa âm, dàn dựng, nghiên cứu và tạo dựng giống như là phối khí cho một nhạc cụ riêng vậy. Nhạc sỹ cũng cần phải nghiên cứu kĩ cấu trúc của bài hát xem đoạn nào cần bè, giai điệu bè đi sao cho hợp với hòa âm, hợp tai và nằm trong tầm âm của giọng hát.
Có nhiều trường hợp, bè hát hẳn một nốt ngoài hòa âm như 7, 7+, 9, 13 … để có thể kết hợp với phần đệm tạo thành hòa âm khác làm nổi bật bài hát hơn. Tuy nhiên, điều này dành cho những người làm việc chuyên sâu .
Những người có khả năng cảm âm tốt khi nghe bè chính và hòa âm trong đầu họ bật ra ngay giai điệu của bè và hát ngay được.Với những người chưa quen thì đầu tiên cần có giai điệu chính của bài hát và hòa âm của bài. Tiếp đó thử nốt hoặc quãng 3 hoặc quãng 5 lấy nốt giai điệu chính làm gốc, thực hiện chơi thử trên đàn nghe xem giai điệu đó có hợp tai không và có nằm ngoài tầm giọng hát không.
Cần thiết kế sao cho giai điệu bè bám với giai điệu chính, đôi khi có thể giai điệu chính đi lên còn giai điệu bè lại đi xuống để cho vừa giọng hát, nếu không vừa giọng có thể thay bằng các nốt khác nằm trong hòa âm. Thực tế, bè có hay hay không hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng hòa âm. Tuy nhiên, với người mới tập thì chỉ cần vừa giọng, hát không ngang với hợp âm là được. Sau khi đã viết được giai điệu của bè xong thì tiếp theo là tập bè cho người hát. Cần tập riêng bè cho người hát, hát thật nhuyễn, rồi sẽ cho hát bè phụ với bè chính cho quyện vào.
3. Kỹ thuật hát bè được phân loại như thế nào?
Kỹ thuật hát bè được chia thành bè quãng 8, bè quãng 5, bè quãng 3 và bè tuỳ biến. Cụ thể như sau:
Bè quãng 8: là kỹ thuật hát bè dễ nhất, hát thấp. Hát cao hơn 1 quãng 8 so với giọng hát chính. Thường là hát khi song ca nam – nữ.
Bè quãng 5, bè quãng 3: Với kỹ thuật hát bè quãng 3 thì luôn giữ giọng bè cao hơn giọng chính 1 quãng 3, và kỹ thuật hát bè quãng 5 tương tự. Cách này được áp dụng với các kỹ thuật hát bè thấp hơn. Tuy nhiên, do bè phải tuân theo hợp âm nên một số trường hợp không thể luôn luôn giữ bè cao hơn/thấp hơn 1 quãng 3 hay quãng 5 được.
Bè tùy ý theo 1 giai điệu biệt lập. Chẳng hạn 😐 C C | D C | B chẳng hạn, cách này rất phong phú, đa dạng tùy mỗi người, đòi hỏi xác định quãng trong hợp âm rất tốt và tai nghe hợp âm tốt.
4. Những kiểu hát bè được sử dụng phổ biến
Thông thường, hát bè bao giờ cũng có bè chính và bè phụ họa.Những giọng hát của các bè cùng vang lên, có lúc tiết tấu giống nhau, có lúc khác nhau.
Mặc dù mỗi bè có sự độc lập nhất định nhưng phải kết hợp hòa quyện chặt chẽ với nhau, bè phụ hỗ trợ cho bè chính để tạo nên những âm thanh đầy đặn, nhiều màu vẻ.
Trong nghệ thuật hát bè, có kiểu hát bè như sau:
- Hát bè “hòa âm” là 2 người hát cùng lúc nhưng 1 người hát giọng trầm, 1 người hát giọng bổng.
- Hát bè “phức điệu” là 1 người hát trước, 1 người hát theo sau (hay còn gọi là hát đuổi).
Trong thanh nhạc, có các loại giọng hát cơ bản như sau: giọng nữ cao, trung, trầm; giọng nam cao, trung trầm.
Dựa vào những loại giọng hát, người ta có thể tạo ra các hình thức hát 2 bè, 3 bè hoặc 4 bè, … và xây dựng thành các dàn hợp xướng:
- Hợp xướng giọng nữ
- Hợp xướng giọng nam
- Hợp xướngnam và nữ
- Hợp xướng thiếu nhi
Phổ biến nhất là dàn hợp xướng hỗn hợp (với giọng nam và nữ) thường bao gồm giọng soprano, alto, tenor, và bass.
Trên đây là một số nét chính về nghệ thuật hát bè. Bài viế hi vọng đã đem đến những tin tức hữu ích, giúp bạn hiểu được hát bè là gì cũng như tìm hiểu về kỹ thuật hát bè trong thanh nhạc cụ thể và chính xác nhất.
sentayho.com.vn – âm nhạc