Giới thiệu khái quát huyện Hậu Lộc
I/. Vị trí địa lý
-Vị trí: Hậu Lộc là huyện đồng bằng ven biển, cách trung tâm thành phố Thanh Hoá 25 km về phía đông bắc. Phía bắc giáp huyện Nga Sơn, Hà Trung; phía nam và phía tây giáp huyện Hoằng Hoá; phía đông giáp biển Ðông nên khá thuận lợi cho phát triển kinh tế biển. Ðiều kiện tự nhiên rất đa dạng, giàu tiềm năng với 3 vùng: vùng đồi, vùng đồng bằng chủ yếu là phù sa và vùng ven biển. Hệ thống giao thông của Hậu Lộc khá phát triển do có Quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc – Nam và Quốc lộ 10 chạy qua. Những yếu tố này đã tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế Hậu Lộc phát triển trên các lĩnh vực nông – lâm nghiệp, thuỷ hải sản, công nghiệp, thủ công nghiệp và dịch vụ.
– Đất đai: Tổng diện tích tự nhiên: 141,5 km²
– Địa hình Hậu Lộc có đầy đủ ba dạng địa hình, từ đồng bằng thuộc các xã Lộc Tân, Thịnh Lộc, Xuân Lộc, Hoa Lộc, Phú Lộc…, đến vùng đồi núi thuộc các xã Triệu Lộc, Tiến Lộc,Thành Lộc, Châu Lộc, Đại Lộc, Đồng Lộc… và ven biển là các xã Hòa Lộc, Ngư Lộc, Hải Lộc, Minh Lộc, Hưng lộc, Đa Lộc.
– Hậu Lộc bao gồm 1 thị trấn Hậu Lộc và 26 xã: Cầu Lộc, Châu Lộc, Đa Lộc, Đại Lộc, Đồng Lộc, Hải Lộc, Hoa Lộc, Hòa Lộc, Hưng Lộc, Liên Lộc, Lộc Sơn, Lộc Tân, Minh Lộc, Mỹ Lộc, Ngư Lộc, Phong Lộc, Phú Lộc, Quang Lộc, Thành Lộc, Thịnh Lộc, Thuần Lộc, Tiến Lộc, Triệu Lộc, Tuy Lộc, Văn Lộc, Xuân Lộc. Trụ sở huyện đặt tại thị trấn Hậu Lộc.
II/ Lịch sử phát triển
1/. Địa danh lịch sử.
Thời kỳ các Vua Hùng dựng nước đất Hậu Lộc là vùng đất của người bộ lạc Dư Phát, trực thuộc bộ tộc Cửu Chân.
Thời kỳ An Dương Vương, Triệu Đà: phân cấp hành chính vẫn phụ thuộc và địa bàn cư trú của bộ lạc với sự quản lý cục bộ địa phương của các lạc tướng Lạc hầu. Đất Hậu Lộc vẫn thuộc bộ lạc Dư Phát, vùng đất này kéo dài từ bắc Lạch Trường cho tới phía tây Hà Trung và cả vùng đất cổ của Nga Sơn. Dư Phát thuộc vùng Cửu Chân.
Thời kì Bắc thuộc: Cho tới năm 106 TCN, thuộc quyền quản lý của nhà Hán. Hán Vũ Đế bắt đầu phân chia thành các huyện dưới quận. Hậu Lộc vẫn mang tên cũ thành huyện Dư Phát, quận Cửu Chân.
Năm 46 TCN (Bắc thuộc, đời vua Hán Nguyên Đế năm thứ 3), bỏ huyện Dư Phát, kiêm nhiệm trực tiếp vào quận Cửu Chân.
Đời thuộc Tấn, thuộc Tống, thuộc Nam Tề, thuộc Lương: Như cũ.
Năm 607 (thuộc đời Tùy Dạng Đế, năm Đại Nghiệp thứ 3) thuộc huyện Nhật Nam.
Năm 622 (thuộc đời Đường Cao Tổ, năm Vũ Đức thứ 5): thuộc huyện Nhật Nam.
Thời kì nhà Ngô, Đinh, Tiền Lê: thuộc huyện Nhật Nam.
Nhà Lý, trực thuộc trại/ phủ/ lộ trị Thanh Hóa.
Nhà Trần là huyện Thống Bình thuộc châu Ái.
Năm 1407 (thời kỳ thuộc Minh), Minh Thành Tổ đổi tên đất Thống Bình thành huyện Thống Ninh.
Năm 1415 (thuộc Minh), sáp nhập với huyện Hà Trung.
Năm 1428, Lê Thái Tổ lên ngôi, chia huyện lại như cũ, đặt là Thuần Hựu.
Năm 1673, do kỵ húy vua Lê Chân Tông (Lê Duy Hựu) lại đổi tên đất thành huyện Thuần Lộc.
Năm 1802, Nguyễn Gia Long đổi tên thành huyện Phong Lộc.
Năm 1821, Nguyễn Minh Mệnh đổi tên huyện thành Hậu Lộc, và tên gọi này tồn tại cho đến ngày nay.
Năm 1837, Nguyễn Minh Mệnh thành lập huyện Mỹ Hoá trên cơ sở 4 tổng cắt ra từ Hậu Lộc và Hoằng Hoá: Đại Lý (nay gồm cac xã: Đại Lộc, Đồng Lộc, Triệu Lộc, Châu Lộc), Dương Thủy (nay gồm các xã: Hoằng Xuyên, Hoằng Khê, Hoằng Cát, Hoằng Lý, Hoằng Quỳ, Hoằng Phú, Hoằng Quý và một phần thị trấn Tào Xuyên), Lỗ Hương (nay gồm các xã: Hoằng Hợp, Hoằng Khánh, Hoằng Xuân, Hoằng Phượng, Hoằng Giang), Dương Sơn (nay gồm các xã: Hoằng Lương, Hoằng Sơn, Hoằng Trinh, Hoằng Trung, Hoằng Kim). Tức là huyện Hậu Lộc chỉ còn vùng đất như ngày nay trừ đi các xã Đại Lộc, Đồng Lộc, Triệu Lộc, Châu Lộc.
Năm 1850 kiêm lý toàn bộ huyện Mỹ Hoá vào huyện Hoằng Hoá.
Năm 1877 Nguyễn Tự Đức lại cắt phần đất tổng Đại Lý (nay là các xã: Đại Lộc, Đồng Lộc, Triệu Lộc, Châu Lộc) về cho Hậu Lộc. Ranh giới tự nhiên Hậu Lộc ổn định cho tới ngày nay.
2. Truyền Thống lịch sử.
Người Hậu Lộc là chủ nhân của văn hóa Cồn Chân Tiên thời kỳ đồ đá đồng (khoảng 5.000 tới 3.500 năm TCN)[cần dẫn nguồn], đây là nơi cư trú lâu đời của người Việt cổ. Thời nhà Lý, Hậu Lộc được chọn làm trung tâm hành chính của quận Cửu Chân (tên cũ của tỉnh Thanh Hóa).
Trên địa bàn huyện có nhiều di tích lịch sử văn hóa gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc như di chỉ khảo cổ học văn hóa Hoa Lộc, khu di tích lịch sử văn hóa đền Bà Triệu, Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh (di tích quốc gia), Chùa Cam Lộ, Chùa Vich, Cụm Di tích Nghè Diêm Phố, Chùa Ngọc Đới – xã Tuy Lộc, Nghè Vích – Hải Lộc, Đền thờ Lê Doãn Giai. Có thể kể đến các địa danh nổi tiếng như cửa biểnLạch Trường, cụm thắng cảnh đền Hàn Sơn (bao gồm Đền Mẫu, đền Cô Tám, đền Cô Đôi) thuộc làng Phong Mục xã Châu Lộc hay Hòn Nẹ, địa danh đã đi vào bài thơ nổi tiếng “Mẹ Tơm” của Tố Hữu.
Hậu Lộc cũng là vùng đất sản sinh ra nhiều anh hùng dân tộc, văn sĩ và các nhà hoạt động chính trị xã hội như: Lê Doãn Giai (Đông các đại học sĩ), Phạm Bành, Hoàng Bật Đạt, Lê Hữu Lập; Đinh Chương Dương;Nguyễn Chí Hiền…
Thắng cảnh – Du lịch
I/. Lịch sử, văn hoá và lễ hội
Hậu lộc là một vùng đất cổ, có nhiều di tích lịch sử văn hoá lâu đời và nhiều cảnh quan thiên nhiên xinh đẹp, độc đáo. Hậu Lộc có nền văn hoá khảo cổ nổi tiếng thuộc hậu kỳ đá mới và sơ kỳ thời đại đồng thau: “ văn hoá hoa lộc”. cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu ở đầu thời kỳ bắc thuộc (248) để lại trên đất hậu lộc chứng tích lịch sử và những di tích lớn. khu vực duy tinh- chợ phủ là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của quận cửu chân suốt thời lý- trần. theo truyền thuyết và gia phả của một số dòng họ thì thời trần hậu lộc cũng có bô lão đi dự hội nghị diên hồng và cuộc chiến đấu chống quân nguyên mông diễn ra khá ác liệt ở một số địa điểm thuộc huyện hậu lộc, gần cửa biển lạch trường.
Huyện Hậu Lộc là hậu cứ quan trọng của cuộc khởi nghĩa Ba Đình (Nga Sơn) năm 1886 và là quê hương của phạm bành, hoàng bật đạt cùng nhiều tướng sĩ của phong trào cần vương chống pháp ấy. Hậu Lộc cũng là nơi có nhiều chí sĩ yêu nước như đinh trương dương, lê hữu lập, nguyễn chí hiền, mẹ tơm…
Hiện nay huyện Hậu Lộc có 3 di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng cấp quốc gia: di tích Đền, lăng Bà Triệu, di tích đình làng Phú Điền (xã Triệu Lộc), di tích chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh (xã Văn Lộc) và có 2 lễ hội lớn được bộ văn hoá thông tin bảo tồn di sản văn hoá phi vật thể. ngoài ra còn 21 di tích dã được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh cấp tỉnh. sau đây là một số di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh và lễ hội tiêu biểu của huyện:
Di chỉ khảo cổ học văn hoá Hoa Lộc
Văn hoá Hoa Lộc được phát hiện năm 1973, được phân bố ở các xã Hoa Lộc, Phú Lộc và Hoà Lộc với các di tích cồn sau chợ (Hoa Lộc), cồn nghè (Phú Lộc), bái cù (Hoà Lộc). các di tích thuộc văn hoá này đều nằm trên một doi cát thấp chạy gần như song song với bờ biển hiện tại, cách biển gần 5km. tài liệu khảo cổ học cho biết: khoảng 1000 năm trước khi chủ nhân văn hoá hoa lộc khai phá vùng đất này thì nơi đây đã có con người cư trú. dờu vết hoạt động của con người thuộc thời đại đá mới cách ngày nay khoảng 5000 năm đã được phát hiện ngay bên cạnh khu di tích hoa lộc( di tích khảo cổ học gò trũng xã phú lộc) đã khẳng định đây là một vùng đất cổ.
Môi trường hoạt động của người Hoa Lộc xưa là một địa bàn thuận lợi cho việc định cư sản xuất lâu dài. đây là môi trường đồng bằng ven biển, cận kề các cửa sông lớn có đủ các điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế nông nghiệp. môi trường sinh thái đa dạng có biển, có cửa sông, có đầm phá, có đồng bằng đã tạo điều kiện cho người hoa lộc phát triển kinh tế và giao lưu văn hoá với các khu vực, là cơ sở tạo nên nét đặc sắc riêng của văn hoá hoa lộc.
Các nhà khảo cổ học đã nhận định rằng: sự tồn tại của số lượng lớn các loại rìu lưỡi xéo bằng đá và các loại cuốc đá là một trong những đặc trưng của văn hoá hoa lộc. rìu lưỡi xéo bằng đá có nét đặc biệt là: phần lưỡi của rìu được mở rộng bằng cách tạo cho lưỡi rìu lệch xéo về một phía. đây là tiền thân của những chiếc rìu xéo bằng đồng trong văn hoá đông sơn. vì vậy văn hoá hoa lộc là nhân tố đầu tiên đóng góp vào sự hình thành văn minh đông sơn và bộ cửu chân thời các vua hùng dựng nước ở khu vực sông Mã.
Các loại cuốc đá trong văn hoá Hoa Lộc có nhiều loại khác nhau thích hợp với môi trường đất cát vùng ven biển. đặc trưng của văn hoá Hoa Lộc còn được thể hiện trên đồ gốm. đồ gốm ở đây được chế tạo với kỹ thuật cao, tạo dáng đẹp và trang trí nhiều mô típ hoa văn đặc sắc. điển hình là các loại hoa văn hình bọ gậy, hoa văn hình sóng nước, hoa văn hình chim, tôm, cá, cây cỏ, hoa lá cùng với các hoa văn hình học và các biến thể của nó. việc trang trí hoa văn trên đồ gốm đã cho thấy bàn tay tài hoa và sự sáng tạo của người thợ gốm hoa lộc xưa.
Sự có mặt của con dấu Hoa Lộc bằng đất nung, với nhũng loại hoa văn khác nhau, đã cho thấy đời sống tinh thần của người hoa lộc khá phát triển. chủ nhân văn hoá Hoa Lộc còn biết chế tạo các loại khuyên tai, vòng đeo tay bằng đá quí. ai đã từng trông thấy các loại vòng tay bằng đá ngọc, đá mầu nhỏ bé xinh xắn được chế tác tinh vi đều thán phục về tư duy nghệ thuật và trình độ thẩm mĩ cao của người Hoa Lộc.đồ đồng phát hiện không nhiều nhưng là những di vật có ý nghĩa đánh dấu về sự ra đời của thuật luyện đồng và bước phát triển cao trong quá trình chinh phục thiên nhiên của người Hoa Lộc.
Nét chú ý của văn hoá Hoa lộc nữa là mối quan hệ giao lưu của chủ nhân văn hoá hoa lộc với các chủ nhân các nền văn hoá khác trong khu vực. giáo sư hà văn tấn đã khẳng định: “ mối liên hệ giữa văn hoá phùng nguyên- hạ long- hoa lộc- bầu tró rõ ràng và theo các kiểu khác nhau, các chiều khác nhau…chính sự giao tiếp văn hoá giữa bốn bộ lạc này là một trong những chìa khoá để tìm hiểu con đường phát triển văn hoá và lịch sử tộc người buổi đầu dựng nước”.
II./ Di tích Lịch sử – Thắng cảnh
1. Khu di tích lịch sử văn hoá Đền Bà Triệu( gồm đền, lăng, đình làng Phú Điền)
Bà Triệu còn có tên là Triệu Thị Trinh( Triệu Trinh Nương) sử cũng gọi là Nhuỵ kiều tướng quân hay lệ hải bà vương. nhân dân quen gọi là bà Tiệu với lòng kính cẩn.
Bà triệu quê ở quận Cửu Chân( nay thuộc vùng núi quan Yên xã Định Công, huyện Thiệu Yên, tỉnh Thanh Hoá). Bà Triệu sinh ngày 2/10 năm Bính Ngọ(226), có anh trai là Triệu Quốc Đạt, một hào trưởng lớn. Triệu Thị Trinh là người có chí khí, đã từng nói: “ tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng giữ, chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp người ta”.
Năm 248 nghĩa quân khởi nghĩa của bà triệu cùng anh triệu quốc đạt tấn công vào thành trì của quân ngô xâm lược và đô hộ. mỗi lần ra trận, bà triệu thường mặc áo giáp đồng, đi guốc ngà, cài trâm vàng, cưỡi voi dẫn đầu đoàn quân oai phong lẫm liệt. giặc ngô kinh hồn bạt vía đã phải than rằng:
hoành qua đương hổ dị
đối diện bà vương nan
nghĩa là:
vung giáo chống hổ dữ
giáp mặt vua bà khó.
Trong vòng 6 tháng nghĩa quân đã thắng hơn 30 trận và chiếm hầu hết đất giao châu. vua Ngô hốt hoảng phái ngay lục dận ( cháu lục tốn thời tam quốc) là một danh tướng có nhiều kinh nghiệm trong chiến đấu và rất quỉ quyệt sang đàn áp cuộc khởi nghĩa. bà triệu vẫn kiên cường chiến đấu. bà đã hi sinh trên núi tùng( làng phú điền, xã Triệu Lộc, huyện Hậu lộc, tỉnh Thanh Hoá).
Nhân dân ta vô cùng thương tiếc người nữ anh hùng, đã dựng đền thờ bà triệu tại núi gai, thuộc làng phú điền, huyện hậu lộc( cạnh quốc lộ 1a, cách hà nội 137 km). với diện tích khu đền là 3,83 ha được bố cục kiến trúc tổng thể “ nội công ngoại quốc”, đăng đối trên đường thần đạo bao gồm từ ngoài vào trong: cổng ngoại, hồ sen hình chữ nhật , cổng nội, tả hữu mạc, tiền đường, trung đường và hậu cung. hậu cung có chiều cao chiếm ưu thế hơn cả.
Đối diện với đền thờ bà, ở bên kia quốc lộ 1a là núi tùng giống như một cây thông khổng lồ, trên đỉnh núi là lăng bà triệu được bao phong thành mộ nổi, có tường hoa vây quanh theo đồ án hình vuông. ngọn tháp cao bên cạnh mộ, bốn mái tháp uốn cong giữa mây trời khoáng đạt. thơ ca dân gian còn truyền tụng:
tùng sơn nắng quyện mây trời
dấu chân bà triệu rạng ngời sử xanh.
Dưới chân núi tùng có mộ và bia của 3 anh em họ Lý là tướng sĩ của nghĩa quân Bà Triệu, người làng Bồ Điền( nay là Phú Điền). chếch về phía nam khoảng 500m, cũng ở dưới chân núi tùng có một cái giếng nhỏ tự nhiên, nước từ núi chảy ra rất trong và không bao giờ cạn.
Đình làng Phú Điền được xây dựng từ thế kỷ 17 cũng thờ Bà Triệu dưới danh nghĩa thành hoàng làng. ngôi đình là mảng bổ sung hoàn chỉnh, vững chắc cho khu di tích bà triệu và khẳng định giá trị tinh thần độc đáo của dân tộc ta, nhắc nhở mọi người nhớ về cội nguồn truyền thống.
Khu di tích Bà Triệu còn là nơi lưu giữ nhiều hiện vật quí hiếm và một kho tàng các sự tích, huyền thoại, câu đối, ca dao, thơ. nhiều cổ vật được gìn giữ cẩn thận.
Lễ hội đền Bà Triệu: được tổ chức để kỷ niệm ngày hoá vua bà Triệu Thị Trinh, diễn ra liên tục từ ngày 19 đến 24/2 âm lịch hàng năm. lễ hội đền Bà Triệu tuy xưa kia mang tính chất cung đình nhưng chủ nhân sáng tạo văn hoá lễ hội này, chủ yếu vẫn là dân làng phú điền. vì thế còn gọi là hội Phú Điền. nét độc đáo ở lễ hội là rước kiệu, phu kiệu, phu cờ, nhạc công gồm đến mấy trăm người. đám rước gồm có 5 cỗ kiệu, ngày đầu đi từ đền ra đình rồi lên lăng sau đó về đình. đặc biệt là năm nào cũng vậy, kiệu vừa đi vừa quay đảo, có lúc bay như gió thổi mà các đồ tế khí không suy suyển.
Kiệu được yên vị ở đình 2 đêm 1 ngày để tổ chức tế tiên thường và tổ chức hát nhà tơ chầu thánh, hát chèo cho nhân dân thưởng thức. ngày thứ 3 rước kiệu về đền sau đó làm lễ yên vị, giải quân. từ đó, từng đoàn đến dâng hương. lễ hội bà triệu còn tổ chức các trò như đấu vật, kéo co, đánh gậy, chọi gà…
Khu di tích Bà Triệu đang được nhà nước tiếp tục trùng tu, tôn tạo khu lăng mộ, đình làng Phú Điền, khu tượng đài, khu dịch vụ…để trở thành khu di tích trọng điểm của tỉnh Thanh Hoá.
2. Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh
Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh toạ lạc ở thôn Duy Tinh, xã Văn Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá. nơi đây xưa kia là trị sở của quận Cửu Chân gần 400 trăm năm (suốt thời Lý, Trần ) thái uý Lý Thường Kiệt đã ở đây 19 năm. chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh là ngôi chùa cổ, được xây dựng từ thời Lý. cuốn từ điển di tích văn hoá Việt Nam, nxb kh-xh (trang 582) ghi về chùa như sau: “chùa có từ lâu, trước đời Lý. vua Lý Nhân Tông đi tuần phương nam, xa giá dừng ở trị sở Châu Ai( Thanh Hoá) rồi trở về… để báo ơn vua, chúc quốc vận trường tồn. họ Chu bàn giao cho huyện lệnh là Lê Chiếu dựng lại ngôi chùa cổ đã đổ nát. dân bản huyện góp lương, góp sức, san gò, lấp trũng, thợ mộc, thợ nề, gắng sức trong 2 năm dựng xong chùa vào cuối năm Mậu Tuất. hội tường Đại Khánh thứ chín (1118). quy mô kiến trúc to lớn, xây dựng chạm trổ công phu…”. tấm bia thời Lý còn lại ở chùa cho biết: “…nơi nhà uốn như trĩ bay xoè cánh, đầu cột chạm trổ như phượng múa lân chầu…”. qua các triều đại tiếp theo, chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh là một thiền viện có danh tiếng ở Ái Châu. do biến động của lịch sử, chùa bị đổ nát. năm1952 toà tiền đường đã bị bom Pháp làm sập, tấm bia thời Lý bị sứt trán…chùa được các nhà sư và nhân dân quanh vùng sửa chữa lại với qui mô nhỏ, diện tích chùa bị thu hẹp. sau đó, chùa sùng nghiêm diên thánh đã được bộ văn hoá xếp hạng di tích quốc gia ngày 13/3/1990. chùa đựơc tu bổ lớn từ năm 1997: gác chuông, trung đường, toà tiền đường tôn tạo hoàn thành năm 2001 có kiến trúc đẹp gồm tám mái, với các cột xà, cửa…toàn bằng gỗ lim, nhà tổ cũng được tu bổ năm 2005, cầu đá năm 2007… bộ văn hoá thông tin đã thoả thuận cho UBND tỉnh Thanh Hoá phê duyệt dự án tổng thể tôn tạo chùa chính và khuôn viên chùa. dự kiến đến năm 2009 sẽ tiến hành thi công.
Hiện nay chùa còn nhiều hiện vật quí của thời Lý mà các di tích cùng thời không có. cụ thể là: hàng rồng lớn chạm trên đá là những phần còn lại của cây tháp lớn, những đầu rồng và phượng bằng gốm rất lớn mang tư cách những con vật vũ trụ. trên tam bảo còn để lại 3 bệ đá hoa sen tương tự bệ đá ở chùa Thầy( Hà Nội mới), nhưng các bệ đá này đã được làm kỹ hơn ở các làn sóng dưới chân. trong chùa còn nhiều tượng gỗ rất quí, đặc biệt là 3 pho tượng quan âm bằng gỗ được tạc vào khoảng giữa thế kỷ 17. những đồ thờ trong chùa như bàn, ngai, khám, ỷ đã có suốt trong các thế kỷ 17, 18, 19. chuông của chùa được đúc vào thời Gia Long 11( 1812).
Hàng năm lễ hội truyền thống chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh và làng văn hoá Duy Tinh được tổ chức từ ngày 8-10/2 âm lịch .
3.Chùa Ngọc Đới xã Tuy Lộc( còn gọi là chùa Cách).
Cuối thế kỷ 13 trong cuộc kháng chiến chống quân nguyên mông lần thứ hai, để xây dựng phòng tuyến phú tân ở các xã Hà toại huyện Hà Trung, xã Nga Lĩnh huyện Nga Sơn, xã Quang Lộc, Liên Lộc huyện Hậu Lộc ngày nay. năm 1285 trong một trận chiến đấu giữa quân ta và giặc nguyên tại vùng đất này, vua trần nhân tông đi thị sát mặt trận để động viên tướng sĩ. quanh vùng, vua không thấy có ngôi chùa nào để dâng hương cầu cho quốc thái dân an, ông liền lấy đai ngọc giao cho hào trưởng trong vùng xây dựng cho nhân dân một ngôi chùa để tín ngưỡng. khi ngôi chùa xây dựng xong, quan chức dâng sớ tâu lên nhà vua và được sắc phong tên chùa là ngọc đái tự( nghĩa là chùa Đai Ngọc) sau đó để tránh từ đái, nhân dân gọi là chùa Ngọc Đới. chùa bị giặc Pháp đốt vào năm 1886 ( vì nơi đây các tướng sĩ khi thất thủ ở ba đình đã về trú ẩn), chùa chuyển về vị trí mới cao hơn, cách chùa cũ khoảng 300 m và được chọn ở thế đất “ long chầu hổ phục”. phía trước chùa có bãi đất rộng được mang tên là bái đuôi rồng. câu đối cổ còn lại ở chùa ca ngợi rằng:
“ kim phùng thắng địa trường lưu cốt
ngọc đái danh lam cửu niêm công”
Chùa Ngọc Đới được xây dựng lại vào năm Nhâm Thìn (1892). hiện nay ngôi chùa chính còn nguyên kiến trúc cũ, cấu trúc theo hình chữ đinh: tiền đường 5 gian, hậu cung 3 gian. chùa còn giữ được 32 pho tượng cổ( trong đó có 1 pho tượng đồng và 31 pho tượng gỗ). ngoài ra chùa còn nhiều hiện vật quí: đại tự, câu đối, 4 tấm bia khắc bằng chữ hán, tắc tải, long ngai, kiệu…
Khu nhà tổ và phủ mẫu mới được tôn tạo lại. chùa Ngọc Đới đã qua nhiều vị sư trụ trì. khu vườn tháp được xây dựng cuối thế kỷ 19 gồm 3 ngôi bảo tháp, tháp nhỏ mới được xây dựng vào thập kỷ 60 của thế kỷ 20. chùa còn nhiều cây cổ thụ. đặc biệt cây thông cao 25m được trồng từ thế kỷ 18 vẫn còn, trước chùa có hồ bán nguyệt, cảnh chùa lúc nào cũng sầm uất, uy linh.
Chùa Ngọc Đới là nơi hậu cứ của khởi nghĩa Ba Đình. đây là địa điểm chiêu mộ binh lính, luyện tập binh sĩ. chùa còn là nơi nuôi dấu các cán bộ cách mạng thời kỳ tiền khởi nghĩa( trước năm 1945). vì vậy sau khi chùa được xếp hạng lịch sử văn hoá cấp tỉnh năm 1996, nhà chùa cũng được đón nhận “ bằng có công với nước” năm 2001. hiện nay chùa Ngọc Đới đang được hoàn chỉnh hồ sơ để trình bộ văn hoá thể thao và du lịch công nhận di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia và UBND tỉnh Thanh Hoá duyệt dự án tôn tạo tổng thể di tích chùa Ngọc Đới với diện tích 5.600 m2
hàng năm chùa Ngọc Đới tổ chức lễ hội ngày 10/3 âm lịch.
4. Cửa biển Lạch Trường:
Lạch Trường có núi, có sông, có biển và có cả những ruộng đồng tương đối bằng phẳng, phì nhiêu( bao gồm ruộng lúa, ruộng màu, ruộng muối).
Núi Trường( núi Kim Chuế) gồm 7 ngọn liên tiếp chạy dài theo hướng tây nam- đông bắc, dọc theo sông lạch trường ra tận ngoài cửa biển. đến cửa biển núi này thấp dần và ẩn đi một đoạn rồi lại nổi vọt lên mấy quả nhỏ, người trong vùng quen gọi là hòn nẹ( nễ sơn), hòn mũi hài( hài tị), hòn bò( gồm bò mẹ và bò con- tên chữ là “ hoàng ngưu mẫu tử”. theo “ đại nam nhất thống chí” thì năm hồng đức thứ 7, vua lê thánh tông đi qua đây có làm bài thơ đầu đề “ linh trường hải khẩu”( cửa biển linh trường) và bài tựa nói: “ bên cạnh nước biển, núi xanh cao vót, hình núi dị kỳ đứng sững cửa biển, chân núi có động sâu thẳm không cùng, tương truyền đấy là miệng rồng; ngoài cửa động có viên ngọc như hình cái mũi. tương truyền đấy là mũi rồng( long tị), dưới mũi lại mọc lên một viên đá tròn nhẵn nhụi nhiều hình thái, chỗ thưa, chỗ dày, không thể đếm được, tương truyền đấy là râu rồng”.
Cửa biển Lạch Trường được nối liền với cả hai nhánh của sông Mã( nhánh chảy qua Hàm rồng và nhánh chảy qua Lèn). sông Lạch Trường còn được nối với sông Ấu và sông Trà Giang, sông kênh De tạo thành một mạng lưới giao thông đường thuỷ thuận tiện. và do ảnh hưởng của các nguồn nước khác nhau ấy mà nhiều loài thuỷ sản ở lạch trường rất giàu chất bổ và có vị ngon đặc biệt( phi, hàu, sò huyết, cua gạch, tôm, ghẹ, cá các loại…)
Nhà thơ Tố Hữu đã viết về Lạch Trường-Diêm Phố và quê hương mẹ Tơm như sau:
hòn nẹ ta ơi mảng về chưa đó
có nhiều không con nục, con thu
chào những buồm nâu, thuyền câu diêm phố
nhớ nhau chăng hỡi hanh cát, hanh cù.
…..
bãi cát vàng thau in bóng mẹ
chiều về hòn nẹ biển reo quanh.
Lạch Trường còn đẹp bởi được điểm tô thêm những di tích cổ( chùa Cam Lộ, chùa Vích, cụm di tích Nghè Diêm Phố, Dền Nẹ và những ngôi nhà thờ xinh xắn: nhà thờ Đa Phạn, nhà thờ Nam Huân, nhà thờ Trương Xá). làng Trương Xá( Hoà Lộc) từ lâu đã nổi tiếng trong vùng về nhiều mặt và thường được so sánh với Bút Sơn Hoằng Hoá “ Hậu Lộc Trương Xá-Hoằng Hoá Bút Sơn”
5. Chùa Cam Lộ:
Cam lộ là ngôi chùa cổ có từ thời trần, trên bờ bắc của sông Lạch Trường thuộc địa phận làng Trương Xá xã Hoà Lộc. vua Trần và Phạm Sư Mạnh đã từng đi qua đây. ông Phạm Sư Mạnh đã để lại bài thơ chữ hán như sau:
đề cam lộ tự
hiếu nhiếp vân yên khấu thạch phi
tăng phòng, phật xá phủ liêu y
tuyết xân lưỡng mấn phong xuy lệ
trung độc mục lăng đề tự thi
dịch thơ:
đề chùa cam lộ
sớm rẽ khói mây khua cửa đá
nước soi nhà phật lẫn phòng tăng
tóc già gió thổi rơi hàng lệ
lại đọc thơ chùa, đáng mục lăng
Chùa Cam Lộ lúc đầu có tên là Thần Nông Tự, tháng 7 năm mậu thìn 1748 có điềm lành trời sa nước ngọt xuống phía đông chùa nên người dân địa phương gọi là chùa cam lộ. bài văn bia ở chùa tả hiện tượng tự nhiên lạ này như sau: “ đêm không mây, nghe giữa khoảng cây có tiếng như sương nặng giỏ giọt, khi vừa nhìn thì sau phòng sư phía đông bắc lại chuyển về phía tây khoảng nửa mẫu ruộng. trông thì không phải sương, không phải khói và khí bốc lên lồng lộng đến giữa ngày không tan. vị ngọt tựa mật và khoảng chiều đàn ong mật đến thở vi vu, ô ô như tiếng đàn cầm ở lưng trời làm vui tai người ta”
Chùa cam lộ vẫn lưu giữ được những di sản văn hoá có giá trị trên nhiều phương diện: bia ký, chuông đồng, khánh đá, đặc biệt các pho tượng lá( là một đặc điểm ít có ở các ngôi chùa việt nam). ngôi chùa chính vẫn mang dáng dấp của thời trần, cổng tam quan lớn bề thế gồm 4 tầng còn nguyên vẹn. cho dù trải qua bao đổi thay của lịch sử, chùa cam lộ vẫn tồn tại sự độc đáo, linh thiêng là niềm vui cho nhiều du khách và sự ngưỡng mộ cho nhiều nhà nghiên cứu.
6. Chùa Vích( bích tiên tự)
Chùa Vích xưa kia gọi là chùa 3 Xã( y bích, lộc tiên, tiên xá). chùa có từ thế kỷ 15 nằm cạnh kênh De, gần cửa biển, cách làng hơn 1 km về phía tây. chùa nhiều cây cối um tùm hoa quả thơm phức.
Kiến trúc chùa kiểu chữ công( i) mái cong lợp ngói mũi hài có hoa văn. trong chùa hiện còn 27 pho tượng cổ, tạo tác mang nhiều nét dân gian, sống động. phía tây bắc chùa còn 2 bia đá thời lê( 1689). trước chùa có trụ đá thiên đài đề bài thơ “ thiên đài trụ”. trước cửa chùa là tam quan treo chuông đồng nặng tới 100 kg. bên cạnh chùa có phủ thờ “ quỳnh nga công chúa”. chùa còn nhiều hiện vật cổ: sắc phong, câu đối, đồ thờ cổ…
bài thơ đường luật của tiến sĩ Lê Doãn Giai( người làng y bích) đã ca ngợi cảnh chùa năm 1743 như sau:
đài giao óng ánh nẻo xa khơi
cửa ngọc long lanh mặt biển ngời
năm sắc khói hương thơm ngất đất
chín tầng mây tuyết phủ ngang trời
nơi đây vương vấn thường lui tới
chốn ở thần tiên đẹp tuyệt vời
nước biếc mênh mông làn sóng bạc
anh linh vang mãi đến muôn đời.
Chùa Vích còn là một di tích cách mạng. năm 1936-1938 cụ Đinh Chương Dương là chí sĩ yêu nước đã làm người giữ chùa để tiện liên lạc với các chiến sĩ cách mạng, nhiều cuộc họp bí mật của Đảng được tổ chức tại chùa.
hiện nay chùa đã được trùng tu lại và chuẩn bị đón nhận bằng di tích lịch sử cấp quốc gia.
7.Cụm di tích nghè Diêm Phố( xã Ngư Lộc).
Cụm di tích Diêm Phố bao gồm: nghè, chùa, phủ, miếu được xây dựng chung trong một quần thể kiến trúc hài hoà về mặt không gian, cảnh quan. mặt tiền khu di tích hướng ra biển, có cổng tam quan đồ sộ, có hàng cây xanh bảo vệ phía trước thể hiện một cái nhìn thoáng đãng, khát khao sự thịnh vượng. khu di tích đã được công nhận di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh năm 1991.
Nghè thờ Thánh Cả(tứ vị Thánh Nương): do lở đất và bão lũ di tích đã di chuyển nhiều lần nhưng kiến trúc thời lê vẫn còn. kiến trúc nghè theo phép đối xứng rất cân đối giữa nghè chính, nghinh môn và hai giải vũ, giữa là một sân lát gạch hình chữ nhật. nghè chính hướng nam, thềm lát đá lan gian, bậc lên xuống cửa chính có đôi rồng chầu thời lê dài 2,5m, cao 1m. bên trong có cấu trúc tiền đường 5 gian. trung đường 3 gian. hậu đường dài 5m. di tích còn gìn giữ được hàng ngàn hiện vật cổ.
Chùa Liên Hoa Tự: chùa thờ phật, được xây dựng theo kiểu hình chữ đinh, nằm sát liền nghè hơi chếch về phía tây nam. chùa ngoảnh hướng đông, trước mặt có cửa tam quan 3 tầng. gác 2 treo một chiếc chuông đồng to đúc năm mậu dần 1938 tại hà nội. trên chuông và đại tự đều ghi chùa liên hoa tự. chùa có 18 pho tượng cổ bằng gỗ được sơn son thiếp vàng( trong đó có 3 pho tượng dẹt). chùa còn giữ được nhiều câu đối, đại tự.
Phủ: thờ thần cá ông, nằm sát chùa liên hoa hơi chếch về phía đông nam và cùng hướng với chùa nhưng nhỏ hơn chùa. bên trong có bệ thờ để bát hương, bài vị. gian ngoài xếp bộ xương cá voi. năm 1739 một con cá voi không hiểu lý do nào bị trôi dạt vào bờ biển diêm phố, dân làng thấy lạ đem 100 lá chiếu đắp cho cá ông. sau khi cá chết, dân làng lấy toàn bộ xương cá ông đem về lập phủ thờ.
miếu: ở cạnh phủ thờ thần cá ông về phía đông, mặt miếu ngoảnh hướng bắc. miếu có kiến trúc nhỏ, gồm 1 gian. bên trong có một bệ thờ, đẻ bát hương, bài vị thờ vong hồn 344 người dân diêm phố đi biển bị bão cuốn chết ngày 18-8-1981.
Lễ hội cầu ngư làng Diêm Phố( xã Ngư Lộc): là một lễ hội dân gian, do dân là chủ thể sáng tạo, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng tâm linh cho chính bản thân họ. lễ hội mang đậm sắc thái nghề nghiệp biển và tâm linh của những người dân biển. lễ hội cầu ngư có truyền thống từ lâu đời. gắn liền với sự kiện thờ cá voi. vì vậy long châu là hình tượng nổi bật nhất trong lễ hội. tính tôn nghiêm và phạm vi ảnh hưởng của lễ hội cầu ngư ở diêm phố rất rộng. tiêu biểu cho văn hoá biển miền trung nước ta. và được bộ văn hoá thông tin công nhận di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia.
Tế mở cửa đền: làng Diêm Phố có 2 đội tế. một đội tế nam và một đội tế nữ, một đội nhạc phục vụ cho tế lễ. ngoài ra có một đội trống rước( 21 trống lớn- tượng trưng cho 21 thế kỷ) giành cho việc rước và tế tại lễ đàn. các thành viên của đội tế, đội nhạc, đội trống, người khiêng kiệu, người khiêng long châu, các già trong hội đều có quần áo lễ riêng. điều này tạo nên không khí nghiêm trang, hoành tráng của lễ hội.
Để chuẩn bị rước bài vị chủ thần ở khu di tích về lễ đàn, làng đã tổ chức tế theo thứ tự: tế ở nghè, đến chùa liên hoa, đền cá ông, cuối cùng là đền ngoài đảo nẹ. nội dung tế mỗi buổi đều kể công đức của các vị thần linh, lời thỉnh cầu của dân làng phù hộ cho cuộc sống yên bình, làm ăn phát đạt, con cái học hành tấn tới.
Riêng tế ngoài đảo nẹ làng tổ chức cả đoàn thuyền lớn, dân chúng ra đảo lễ cũng rất đông. trong cảnh biển trời mênh mông, đoàn thuyền lướt sóng, cờ đỏ treo rợp thuyền, chiêng trống vang lừng, quả là cảnh ngoạn mục.
Rước kiệu: đoàn rước dài gần 2 cây số với hàng vạn người tham gia. đi đầu đoàn rước là đoàn cờ, bát bửu, chấp kích, tiếp đến là kiệu đức vua biển. tiếp sau là kiệu phật, đến kiệu mẫu, kiệu tứ vị thánh nương, kiệu cá ông, bè mảng, tiếp sau là đội múa rồng, đoàn rước mũ( 17 mũ), đoàn rước long châu. đi trước long châu là tượng 2 hộ pháp ( có bánh xe đẩy), cuối cùng là các đội tế, các bản hội và dân làng( long châu là chiếc thuyền rồng được chế tác từ luồng nứa và giấy xốp. long châu dài tới 13,7 m, rộng 2,9m, cao 9m).
Doàn rước về đến đàn tế( sân khấu lớn của xã) được trang hoàng lộng lẫy. sau đó làm lễ yên vị. khai mạc lễ hội, múa trống hội. múa lân…đàn tế được duy trì 3 ngày để dân làng đến lễ. ngày cuối cùng tế giao ân và đưa long châu, mũ, lễ vật ra bờ biển để đốt và kết thúc lễ hội.
Trong 3 ngày lễ hội, phần hội được tổ chức khá phong phú, các trò chơi, trò diễn dân gian gắn liền với sinh hoạt và nghề nghiệp sông nước: đua thuyền, thi đan lưới, câu mực, đánh tủm, chắp quại, hò đối, kéo co và các hoạt động thể thao khác như bóng chuyền, cầu lông.
8. Cụm thắng cảnh Phong Mục( hàn sơn)
Gần khu di tích lịch sử văn hoá đền Bà Triệu là thắng tích hàn sơn danh tiếng từ lâu đời, ngự ven bờ sông lâu xưa( nay là sông lèn) thuộc thôn phong mục xã châu lộc. về mặt địa lý thì hàn sơn nằm lọt vào vùng rốn nước-trung tâm của châu thổ sông Mã. đây chính là giao điểm của “ngũ huyện kê”( một con gà gáy 5 huyện cùng nghe) hay còn gọi là ngã ba bông
Nơi sông mã tách dòng trước khi về biển cả. làng phong mục và thắng tích hàn sơn nằm ngay chỗ núi sông cắt nhau( góc thước thợ) thật là sơn thuỷ hữu tình. hai đầu núi tượng trưng lưỡng long chầu, hai dòng nước giao nhau( giao loan), quả là cõi linh thiêng của trời đất:
hàn sơn kỳ ngộ duyên thêm sắc
thuỷ quốc giao loan thạch hoá kim
Cụm thắng cảnh phong mục được xây dựng trên vùng đất “ bồng lai tiên cảnh” bao gồm cả một hệ thống điện mẫu: phủ mẫu, đền quan giám sát, miếu cô tám và lăng cô đôi. cụm di tích đã được công nhận di tích danh lam thắng cảnh cấp tỉnh năm 1995.
Phủ mẫu xưa kia uy nghi, tráng lệ và rất sầm uất gồm 5 cung: thượng điện thờ 4 vị thánh mẫu( tứ phủ): mẫu thượng thiên cai quản miền trời, mẫu thượng ngần cai quản miền rừng núi, mẫu thoải cai quản miền sông nước, mẫu địa cai quản đất đai. cung thứ 2 là ban thờ ngọc hoàng, nam tào và bắc đẩu. cung thứ 3 là ban thờ đức thánh trần. cung thứ tư thờ ngũ vị tôn ông, cung thứ 5 thờ tứ phủ chầu bà.
Đền quan giám sát là nơi thờ tứ phủ ông hoàng( cũng gọi là các quan hoàng).
Miếu cô tám thờ vị “ cứu tinh linh thiêng” chuyên chữa bệnh cứu giúp dân lành.
Lăng cô đôi thờ hai vị thánh cô.
Lễ hội Hàn Sơn là lễ hội văn hoá tâm linh lớn, thu hút khách thập phương trong cả nước và kéo dài cả nửa tháng 6 âm lịch “tháng sáu hội gai, tháng hai hội mía”- hội gai là hội đền hàn. đại lễ này được diễn ra hàng năm với ý nghĩa cầu mong các thánh mẫu phù trợ phong đăng hoà cốc, nhân khang vật thịnh và để ghi nhớ sự kiện mẫu thoải hiển thánh hàn giang.
Cụm di tích thắng cảnh Hàn Sơn đang được UBND huyện Hậu Lộc và UBND xã Châu Lộc củng cố lại công tác quản lý và làm dự án qui hoạch tổng thể để phát huy tác dụng di tích tốt hơn.