Tủ bếp là sản phẩm nội thất quan trọng không thể thiếu trong các căn bếp hiện đại ngày nay, tùy vào sở thích và ngân sách của mỗi gia đình mà có thể lựa chọn sản phẩm được làm từ các chất liệu khác nhau với nhiều phong cách thiết kế khác nhau.
Nhằm giúp các bạn có những kiến thức cơ bản cần thiết trước khi quyết định đặt làm, nội thất Chim Gõ Gỗ xin chia sẻ một số điều cơ bản cần thiết sau đây:
Một bộ tủ hoàn thiện sẽ có 6 phần cơ bản như sau: Tủ trên, tủ dưới, mặt đá, kính ốp lưng, thiết bị và phụ kiện.
- Tủ trên và tủ dưới: Gồm có thùng tủ, cánh tủ và hậu tủ.
- Thiết bị cơ bản: Gồm máy hút mùi, bếp từ/bếp gas, thùng gạo (sử dụng điện), lò vi sóng, lò nướng, máy lọc nước, máy rửa bát, máy sấy bát đĩa.
- Phụ kiện cơ bản: Gồm chậu và vòi rửa, giá xoong nồi, giá dao thớt, giá bát đĩa, giá gia vị, giá để đồ khô, bản lề giảm chấn, pittong, tay nâng.
>>>> Xem thêm: 4 cách bố trí tủ bếp đẹp cho nhà ống 30m2
Thùng tủ và cánh tủ phổ biến được làm bởi 3 vật liệu chính: Gỗ, nhựa và inox. Hậu tủ sử dụng chất liệu Alu (Aluminium) có độ bền cao, chịu nước tốt, và đặc biệt không cong vênh. Ngoài ra, có thể sử dụng hậu gỗ MDF chống ẩm phủ Melamine, tuy nhiên để lựa chọn hậu cho tủ dưới thì chất liệu Alu vẫn là phương án ưu tiên lựa chọn.
1. Tủ bếp gỗ
Gỗ tự nhiên: Gỗ sồi Nga (tần bì-Ash), gỗ sồi Âu, Mỹ (Oak), gỗ xoan đào (Xoan đào Gia Lai và xoan đào Nam Phi), gỗ óc chó (Walnut), vv… Trong các loại gỗ tự nhiên kể trên, gỗ sồi Nga là loại gỗ phổ biến, vân gỗ đẹp và có giá thành vừa phải. Ngược lại, gỗ óc chó, gỗ sồi Âu, Mỹ, gỗ xoan đào, đặc biệt là xoan đào Gia Lai có giá thành cao do sự khan hiếm về nguồn nguyên vật liệu, cũng như phân khúc của gỗ. Do vậy tủ bếp gỗ tự nhiên phổ biến hiện nay là tủ bếp gỗ sồi Nga, tủ bếp gỗ sồi Nga phun sơn trắng,vv…rất đẹp và có giá cả hợp lý.
- Ưu điểm: Độ bền cao khi tiếp xúc với nước (do đã qua tẩm sấy), có vân gỗ đẹp tự nhiên, có độ bám vít tốt nhất.
- Nhược điểm: Màu sắc kém đa dạng, có chút cong vênh, co ngót.
>>>> Xem thêm: Tủ bếp gỗ sồi Nga phun màu giả gỗ óc chó (hoàn thiện)
Gỗ công nghiệp: Bao gồm các loại ván MDF/MFC chống ẩm (cốt lõi xanh) phủ Melamine/ Laminate/ Veneer/Sơn/Acrylic trên bề mặt.
- Ưu điểm: Đa dạng về màu sắc, ít cong vênh, ít co ngót khi có sự thay đổi của thời tiết, thời gian thi công ngắn.
- Nhược điểm: Do cấu tạo bởi bột gỗ và keo nên độ bền không cao khi ngâm trong nước, độ bám vít không bằng gỗ tự nhiên. Tuy nhiên, nếu được lắp đặt trong phòng khô ráo, thoáng mát thì tủ bếp gỗ công nghiệp cũng sử dụng được lâu dài. Giá thành nhiều khi chỉ thua kém những loại gỗ tự nhiên đắt tiền.
>>>> Xem thêm: Tủ bếp gỗ công nghiệp cánh sơn (hoàn thiện)
==> Kết hợp những ưu điểm của gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp vào trong tủ, phương án thùng tủ bếp được làm bằng gỗ tự nhiên, còn cánh tủ làm bằng gỗ công nghiệp phủ Acrylic bóng gương hoặc sơn sẽ tạo ra một sự kết hợp hoàn hảo về gỗ.
2. Tủ bếp nhựa
Trên thị trường hiện nay, chủ yếu và có tên tuổi là nhựa Picomat với chiều dày 18mm. Nhựa được sử dụng để làm thùng tủ, cánh tủ phủ sơn/ Laminate hoặc Acrylic.
- Ưu điểm: Có khả năng chịu nước tuyệt đối, chống ẩm mốc, ngăn chặn sự phá hoại của mối mọt.
- Nhược điểm: Khả năng bắt vít kém, chịu lực kém hơn cả gỗ công nghiệp. Giòn và không thể đục, trạm, khắc hoa văn, cầu kỳ như là gỗ tự nhiên. Chịu nhiệt kém và giá thành cao hơn gỗ công nghiệp và những gỗ tự nhiên đắt tiền.
==> Ứng dụng ưu điểm của nhựa vào trong tủ bếp, khu vực chịu nước nhiều nhất chính là tủ bếp dưới, do đó phương án thùng tủ dưới bằng nhựa, cánh nhựa phủ sơn/ Acrylic, tủ bếp trên làm bằng gỗ công nghiệp, cánh phủ sơn/ Acrylic sẽ tạo ra một bộ tủ bếp đẹp, yên tâm cả về chịu lực lẫn chịu nước.
3. Tủ bếp Inox
Khung thùng tủ, hậu tủ được chấn gấp bằng thép không gỉ inox 304, bên ngoài khung thùng tủ được che bởi cánh gỗ/nhựa phủ sơn/ Laminate/ Acrylic. Bạn chỉ có thể nhận biết đó là thùng tủ inox khi mở cánh tủ ra.
- Ưu điểm: Độ bền sử dụng cao (trên 20 năm). Khả năng chịu lực, chịu nước, chịu mối mọt cực tốt.
- Nhược điểm: Giá thành cao nhất trong các vật liệu được sử dụng để làm thùng tủ, khung tủ (chỉ xếp sau những loại gỗ tự nhiên đắt tiền). Ít có cơ hội được thay tủ bếp mới.
==> Ứng dụng ưu điểm của vật liệu inox vào trong tủ bếp, phương án khung và hậu tủ inox, cánh gỗ/nhựa phủ Acrylic sẽ cho một bộ tủ bếp đẹp sang trọng và có độ bền cực cao.
Khi các đơn vị thi công, lắp đặt tủ bếp báo “giá thành/mét dài”, đơn vị mét dài (md) sẽ được tính cho chiều dài của cả tủ trên và tủ dưới (hay mét dài trên dưới). Một lưu ý đối với tủ góc chữ L, một trong 2 cạnh của góc sẽ được trừ đi khi tính chiều dài trên dưới của tủ.
Tủ bếp trên: Kích thước tủ bếp trên cao từ 700-750mm và phào tủ cao từ 60-80mm. Chiều sâu tủ là 350mm bao gồm cả cánh.
Tủ bếp dưới: Kích thước tủ bếp dưới cao từ 810-850mm bao gồm cả mặt đá, mặt đá dày 18mm. Chiều sâu tủ bếp 570-580mm, bề rộng của mặt đá là 600mm.
Kính ốp lưng bếp: Kính ốp lưng bếp là khoảng giữa tủ bếp trên và tủ bếp dưới. Kính thường dùng là loại kính cường lực 8mm, kính được phun sơn, có chiều cao từ 550-650mm. Đối với kính cường lực điểm yếu nhất của kính là các cạnh viền xung quanh, đặc biệt là các điểm góc, do vậy cần hạn chế tác động mạnh vào các vị trí trên của kính.
Để tính tủ bếp có kích thước ngoài tiêu chuẩn (trường hợp tủ bếp kịch trần hoặc sử dụng máy rửa bát cỡ lớn) trước hết bạn phải tách riêng phần tủ trên và phần tủ dưới. Sau đó xem phần thêm đó chiếm bao phần trăm so với tủ bếp trên hoặc tủ bếp dưới theo tiêu chuẩn.
Để từ đó bạn sẽ biết giá thành/md của phần thêm đó là bao nhiêu.
Các thiết bị và phụ kiện giúp cho tủ bếp phát huy được tính hữu ích vốn có của nó. Hiện nay, các thiết bị và phụ kiện rất đa dạng trên thị trường hiện nay, một câu hỏi đặt ra là nên chọn mua của hãng nào.
Nên chọn mua bếp từ của hãng nào?
Giờ có rất nhiều thương hiệu, trong đó có hai dòng chính, dòng thương hiệu của nước ngoài thật sự như Bosch, Teka, Cata, Halefe… và dòng thương hiệu do người Việt mình lập ra rồi lấy tên nước ngoài, đặt hàng tại các nhà máy của Trung Quốc, Malaysia…đã in sẵn tên theo yêu cầu. Canzy, Faster, Giovani, Aber… Hàng thương hiệu chuẩn thì trung bình giá tầm gần chục triệu trở lên. Còn hàng Việt thì giá tầm từ 2.5-3triệu trở lên. Hàng này chất lượng cũng vẫn rất tốt, chỉ khác nhau ở mặt kính. Loại cao cấp mặt kính thường là Schott Ceran.
Một số vấn đề cần chú ý
- Không nên mua thương hiệu lạ (hãng mới) vì hãng này thường chưa được kiểm nghiệm thực tế, công tác bảo hành chưa chắc chắn. Bếp từ thường mặt kính hay bị vỡ khi va đập mạnh, có những bếp lạ và thương hiệu mới có khi chỉ tồn tại một thời gian ngắn nên sau bếp có lỗi, hay mặt kính cần thay sẽ không thể thay thế được. Có khi phải vứt cả bếp hàng chục triệu. (Điều này hay gặp khi khách hàng dùng bếp xách tay tên lạ, kiểu dáng lạ. Mặt kính có vấn đề thì chỉ có bỏ, hoặc mua mới hơn tiền bếp).
- Khi được một đơn vị báo giá cần yêu cầu báo giá chi tiết mã hàng rồi tra giá của các đơn vị khác. Bếp từ thường giá nhập của các cửa hàng như nhau, chiết khấu tầm 20-30% là thường nhưng chi phí mỗi bên một khác nên các nơi chênh nhau tầm 2-3 triệu là bình thường. Dù hàng cùng nhập, cùng bảo hành một nhà phân phối.
- Để kiểm tra hàng thương hiệu chuẩn hay không chỉ cần search google tên web tiếng anh của thương hiệu hay công ty đó là ra.
- Dùng hàng xách tay thì nên dùng thương hiệu phổ thông, bán nhiều ở Việt Nam. Khi bạn mua một bếp tầm 10 triệu thì bạn nên biết mặt kính nếu thay thế sẽ là tầm 6-7triệu.
- Các thương hiệu bếp do người Việt lập ra thì KHÔNG CÓ HÀNG NHÁI, các cửa hàng chỉ đưa ra để ngụy biện cho việc bán đắt hơn chỗ khác vài triệu. Bạn có thể kiểm chứng dễ dàng bằng cách cầm bảo hành và gọi đến công ty mẹ theo thông tin giấy bảo hành, hoặc gọi lên công ty chủ quản hỏi mua ở cửa hàng này cửa hàng kia.
- Bếp từ trên 10tr: Những chiếc bếp được nhập khẩu nguyên chiếc từ Châu Âu của các hãng như: Fagor, Teka, Bosch, Malmo, Bonucci.
- Bếp từ 4-10tr: Những chiếc bếp từ sản xuất tại Châu Á (Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia) với các tên tuổi như: Faster, Faber, Taka, Muchen, Chefs, Giovani, Batani…
- Bếp từ dưới 4tr: Chủ yếu là những bếp từ đơn với các tên tuổi như: Electrolux, Midea, Kangaroo, Bluestone, Sanko, Phillips, Comet…
- Máy hút mùi trên 8tr: Các hãng như Ferroli, Bosch, Panasonic, Teka, Siemens, Chef,…
- Máy hút mùi từ 2-8tr: Các hãng như Faster, Canzy, Malloca…
- Máy hút mùi dưới 2tr: Các hãng như Sunhouse, Electrolux, Arber, Taka, Kaff…
2. Phụ kiện tủ bếp
Hiện nay trên thị trường có 2 loại:
- Phụ kiện của hãng: Được sản xuất theo những kích thước cố định của hãng, chất liệu là thép không gỉ cao cấp (304) hoặc thép mạ Crom (201), những đơn vị thi công, lắp đặt tủ bếp phải quan tâm đến kích thước mà hãng sản xuất đưa ra. Các hãng phổ biến hiện nay như: Eurogold, Hafele, Blum, Cariny,…
- Phụ kiện gia công: Được sản xuất gia công với chất liệu thép không gỉ inox 304. Về kiểu dáng không đẹp bằng những phụ kiện được sản xuất dưới dạng khuôn của hãng, tuy nhiên kích thước có thể thay đổi được và đặc biệt giá cả thấp hơn những sản phẩm của hãng.
==> Trong trường hợp muốn tiết giảm chi phí, những phụ kiện như bản lề giảm chấn, pittong, tay nâng sử dụng của các hãng như Eurogold, Cariny, Blum,…còn những phụ kiện như giá xoong nồi, giá dao thớt, giá bát đĩa có thể sử dụng phụ kiện gia công.
>>>> Xem thêm: Giá bát nâng hạ Eurogold
>>>> Xem thêm: Giá bát cố định Eurogold
Đề cập đến vấn đề phong thủy trong nhà bếp thì lượng kiến thức rất nhiều, tuy nhiên một số kiến thức cơ bản sau mà bất kỳ ai cũng cần nắm được:
- Vị trí đặt chậu rửa và bếp trên mặt đá phải nằm trên 1 đường thẳng hoặc nằm trên 2 đường thẳng song song nhưng vị trí thì lệch nhau (không phải đối diện với nhau-Tủ bếp hình chữ U).
- Bố trí các vật dụng, đồ đạc thuộc nhóm nước (bồn rửa, tủ lạnh) và nhóm lửa (bếp nấu, lò nướng, lò vi sóng) không đặt cạnh nhau hoặc đối diện nhau. Khoảng cách tối thiểu nên là 60cm.
- Hướng bếp đun và hướng nhà bếp nên đặt theo hướng lành của người chủ trong gia đình.
- Tủ bếp chính không nên đặt ở giữa phòng bếp mà nên tựa lưng vào một mặt tường, tựa vào hướng xấu với người chủ gia đình. Vị trí đặt ở khu vực sau cùng của ngôi nhà, càng xa cửa chính càng tốt.
- Bếp nấu tuyệt đối không được đặt dưới xà ngang, không nên thiết kế gần cửa sổ.
- Không đặt bếp nấu đối diện cửa nhà vệ sinh hoặc phía dưới nhà vệ sinh.
Với những kiến thức cơ bản bên trên, Nội thất Chim Gõ Gỗ hy vọng phần nào giúp được các bạn có cái nhìn tổng thể về tủ bếp-một trong những nội thất đầu tiên được quan tâm khi chuyển đến nhà mới- cũng như là khu vực đem lại sự ấm cúng trong gia đình bạn.
>>> Xem thêm: Tủ bếp gỗ công nghiệp phủ Melamine
>>> Xem thêm: Tủ bếp Acrylic cao cấp
>>> Xem thêm: Tủ bếp gỗ sồi Nga
Mọi chi tiết xin liên hệ: Hotline (zalo) 0987.901.556. Fb: CGGfurniture. Website: Chimgogo.com.