Từ sâu trong tâm thức người Việt, Hermit Crab gắn liền với tên gọi dân gian là “ Ốc mượn hồn ” vì đặc tính sống nhờ vào một chiếc vỏ mượn. Tên gọi “ốc mượn hồn” có thể đúng về hình thức bên ngoài khi chiếc vỏ chiếm gần hết hình ảnh của loài sinh vật này nhưng về bản chất là sai. Hermit crab là một loài giáp xác có họ gần với cua nên tên gọi khoa học chính xác hơn và dịch sát nghĩa với tên tiếng Anh phải là “Cua Ẩn Sĩ” – Cũng có đôi chút khác biệt trong cách đặt tên loài này tiếng Anh, cua ẩn sĩ là một cách gọi sai cho những con ốc mượn hồn này, vì đôi khi chúng sống trong các nhóm lớn từ một trăm hoặc nhiều hơn trong tự nhiên chứ không phải kiểu sống 1 mình ẩn dật.
PHÂN LOẠI KHOA HỌC
- Tên gọi chung: Ốc mượn hồn (cua ẩn sĩ, tôm kí cư, tôm ở nhờ,…)
- Tên khoa học: Paguroidea
- Ngành: Động vật không xương sống
- Bộ: Giáp xác mười chân
- Vòng đời: Lên đến 40 năm
- Kích thước: Từ 10g đến 5kg
Ốc mượn hồn (Hermit crab, cua ẩn sĩ, tôm ở nhờ, tôm kí cư) là một loài giáp xác sống trên cạn hoặc dưới biển. Không như loài cua (crab), Ốc mượn hồn có phần ruột mềm, dễ bị tổn thương và để bảo vệ bản thân khỏi những kẻ săn mồi, nó chui vào những vỏ ốc trống thường tìm thấy trên các bãi biển. Nhờ phần bụng mềm có cấu tạo xoắn ốc nên chúng có thể dễ dàng chui vào bên trong các vỏ ốc. Thói quen sống nhờ vào vỏ ốc là nguồn gốc của cái tên “hermit crab” hay “cua ẩn sĩ” vì nó giống như một ẩn sĩ sống một mình trong cõi riêng – vỏ ốc. Dù vậy, trái với tên gọi của mình, ốc mượn hồn trong tự nhiên lại sống theo bầy đàn từ vài chục đến vài trăm con. Phần lớn chúng sống thân thiện với đồng loại. Đôi lúc chúng cũng cắn nhau để giành vỏ ốc, nhưng rất hiếm gặp trường hợp một con ốc mượn hồn lại tỏ ra hung hãn với đồng loại của mình.
“Ốc mượn hồn là một loài giáp xác thuộc họ Decapoda. Phần lớn loài ốc mượn hồn có cơ thể không đối xứng và sống, di chuyển ngay trong chiếc vỏ ốc mượn”
PHÂN LOẠI ỐC MƯỢN HỒN:
Loài này được chia thành hai loại theo môi trường sống:
Sống phần lớn thời gian trên cạn (land hermit crab)
Đây cũng là loài ốc mượn hồn được nuôi làm cảnh phổ biến nhất. Tất cả chúng đều thuộc họ Coenobitidae. Tuy vậy loại này vẫn cần tiếp xúc với cả nước thường lẫn nước mặn để sinh tồn và sinh sản (breed). Chúng có mang (gill) và cần độ ẩm cao (một số loại còn giữ nước trong vỏ của chúng) để cho mang được ẩm để hô hấp nên nếu mang bị khô thì chúng sẽ ngộp thở. Cách hô hấp này khá giống cách hô hấp qua da của các loài lưỡng cư. Một số loài: Ốc mượn hồn, cua ẩn sĩ, cua dừa,…
Ngoài ra, có duy nhất một loài ốc mượn hồn sống trong nước ngọt – Clibanarius fonticola.
Sống trong môi trường nước biển (marine hermit crab)
Loài marine hermit crab hiếm khi rời khỏi môi trường dưới nước. Chúng chiếm số lượng đông đảo do thuộc các họ ốc mượn hồn còn lại. Tôm ở nhờ, tôm kí cư là đại diện tiêu biểu của loài này.
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC ỐC MƯỢN HỒN
KÍCH THƯỚC
Ốc mượn hồn có phạm vi kích thước và hình dạng, từ các loài có một mai (carapace) dài chỉ vài mm đến những loài Coenobita brevimanus, cua dừa (Birgus latro) có thể sống 12-40 năm và có thể đạt đến kích thước của một quả dừa trong đó Cua dừa là loài động vật không xương sống trên cạn lớn nhất thế giới.
Chúng có một cái đuôi cuộn tròn với một cái móc cho phép cơ thể của chúng nằm gọn trong những chiếc vỏ mượn này. Đôi khi muốn thay vỏ, ốc mượn hồn sẽ xoay bụng, tạo thành một dòng, từ lớn nhất đến nhỏ nhất, để xem chiếc vỏ nào phù hợp nhất và được chọn làm nhà.
TẬP TÍNH SINH HOẠT
LỘT XÁC
Lột xác là điều hoàn toàn bình thường ở ốc mượn hồn bởi thực chất chúng là loài giáp xác. Chúng sẽ cần lột xác để loại bỏ lớp vỏ cứng cũ, thay bằng lớp vỏ mới. Đồng thời, những con bị mất chân, càng trước đó sẽ nhân lúc lột xác này để tái tạo bộ phận mới.
Luôn luôn tìm kiếm những dấu hiệu lột xác khác, chẳng hạn như: Hay bò lang thang, hoạt động của râu ít, và màu da bên ngoài bị xỉn, màu sắc cơ thể chuyển sang màu xám hoặc tái nhợt, đầu chân hoặc càng có màu hơi trắng (như màu đục thủy tinh thể) Một số con sẽ tự cô lập mình ra khỏi đàn. Tự tìm đến một gõ khuất nào đó và “gặm nhấm” đếm ngược thời gian cho đến ngày lột xác.
Những con ốc mượn hồn sống trong những cái vỏ quá nhỏ không thể lớn nhanh bằng những con khác với vỏ ốc phù hợp. Tuy nhiên, trong giai đoạn lột xác, ốc mượn hồn có thể tạm thời chui vào vỏ ốc nhỏ hơn để hạn chế cát lọt vào trong vỏ khi nó chui xuống cát. Cũng có trường hợp ngược lại, ốc mượn hồn chọn những vỏ ốc to hơn để lột xác khi mà nó không thể chui xuống cát.
THAY VỎ
Vì là loài nửa cua, nửa ốc, sống nhờ vào vỏ ốc biển đi mượn nên ốc mượn hồn khi lớn lên sẽ cần chiếc vỏ tương ứng. Ốc mượn hồn lớn lên, nó phải tìm một vỏ ốc khác thay thế vỏ cũ đã chật chội. Chúng sẽ tìm một chiếc vỏ mới, vừa với kích thước cơ thể, không bị nấm mốc hay sứt mẻ để làm cho mình một “ngôi nhà di động”
Cách giao tiếp của các loại ốc là dùng râu chạm vào đối phương. Một điều đặc biệt là ốc có tập tính xếp hàng theo thứ tự để đổi vỏ cho nhau. Khi bầy ốc tìm thấy một vỏ ốc trống phù hợp, cả bầy sẽ quây xung quanh cái vỏ này và xếp hàng theo thứ tự từ nhỏ đến lớn. Con ốc mượn hồn lớn nhất chui vào vỏ ốc mới, con lớn thứ hai trong bầy sẽ chui vào vỏ ốc trống con lớn nhất vừa để lại và cứ tiếp tục như thế cho đến con cuối cùng. Cũng có một số trường hợp chúng tấn công con khác để giành lấy vỏ ốc mà nó muốn.
CỘNG SINH CÙNG HẢI QUỲ
Một mối quan hệ giữa hai cá thể (ở đây là ốc mượn hồn biển & hải quỳ) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai bên đều được lợi – đó là quy luật cộng sinh.
Loài hải quỳ thường cắm thân vào một bề mặt cứng hay những tảng đá dưới đáy biển và sống cố định ở đó. Tuy nhiên khi thức ăn khan hiếm hoặc mạng sống bị đe dọa thì loài ruột khoang này không còn cách nào khác phải bỏ nhà đi tìm chỗ trú ẩn an toàn. Khi đó, chúng sẽ bám lên vỏ của ốc mượn hồn biển (Hoặc cũng có trường hợp ốc chủ động cắp những con hải quỳ và gắn lên vỏ của chúng)
Sự hợp tác này cả 2 hai bên đều có lợi. Theo đó, khi các chú ốc mượn hồn biển này di chuyển thì hải quỳ được quá giang miễn phí và kiếm thức ăn trên đường đi. Trong khi đó, các con ốc lại được nguỵ trang và bảo vệ bởi những xúc tu đầy chất độc của vị khách này.
GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA ỐC MƯỢN HỒN:
Ấu Trùng
Con non phát triển trong các giai đoạn, từ ấu trùng giáp xác (crustacean larvae) diễn ra bên trong trứng. Hầu hết ấu trùng ốc mượn hồn nở ở giai đoạn thứ ba, giai đoạn zoea. Trong giai đoạn này, ốc mượn hồn ấu trùng có nhiều gai (spine) dài, bụng (abdomen) dài hẹp, và râu (antennae) có tua (fringed) lớn. Một vài thay lông (molts) theo sau bởi các giai đoạn ấu trùng cuối cùng (megalopa hoặc post-larva)
Trưởng Thành
Ốc mượn hồn có 4 cặp chân, tuy nhiên chỉ 2 cặp chân là có thể nhìn thấy được bên ngoài và có chức năng giúp chúng di chuyển. 2 cặp chân còn lại có cấu tạo nhỏ hơn rất nhiều so với 2 cặp chân ngoài và được ốc giấu bên trong vỏ ốc với nhiệm vụ giữ cho vỏ ốc bám chặt vào thân. Hai chiếc càng ngoài việc hỗ trợ di chuyển ra nó còn để bảo vệ và xé thức ăn. Chiếc càng trái to hơn đảm nhiệm chức năng tấn công/bảo vệ còn chiếc càng còn lại nhỏ hơn dùng để xé thức ăn và uống nước. Khi rúc vào trong vỏ ốc, chiếc càng lớn sẽ chắn phần miệng vỏ ốc để bảo vệ ốc khỏi kẻ săn mồi.
* Ốc mượn hồn không sinh sản tốt trong điều kiện nuôi nhốt , và vì vậy, rất nhiều con trong số chúng được thấy trong các cửa hàng vật nuôi và cửa hàng du lịch được bắt từ tự nhiên gây ảnh hưởng đa dạng sinh học.