Tất cả các cơ quan trong bụng đều được ngăn cách và bao bọc bằng một lớp màng hay còn gọi màng phúc mạc. Khi có bất cứ vị trí nào ở thành bụng bị suy yếu thì các cơ quan sẽ chui qua chỗ suy yếu đó và nó được gọi là thoát vị. Trong đó có đến 75% thoát vị bẹn, 10% thoát vị qua vết mổ và 3% thoát vị rốn.
28/06/2021 | Thoát vị bẹn ở người lớn có nguy hiểm không? Nguyên nhân do đâu?24/06/2021 | Các phương pháp điều trị thoát vị bẹn ở trẻ và ưu nhược điểm24/06/2021 | Tìm hiểu về tình trạng và phương pháp điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn
1. Thoát vị bẹn là gì
Bệnh thoát vị bẹn (Inguinal Hernia) là tình trạng khi một tạng hay một phần nào đó trong ổ bụng thoát qua huyết khổng của thành bụng, chui qua ống bẹn sau đó đi xuống bìu hoặc xuống dưới da.
Vùng bẹn là vị trí dễ bị thoát vị nhất do nó là một vùng yếu nhất của thành bụng. Vì thế để giữ cho vùng bẹn vững chắc, nó được giữ vững bởi 2 cơ chế tự nhiên:
Cơ chế 1:
Ở lỗ bẹn sâu có sự dính nhau của cơ ngang bụng và vòng mạc ngang (dây chằng hesselbach) làm cho bờ dưới và bờ trong của lỗ bẹn sâu thêm chắc chắn. Khi co cơ bụng sẽ kéo dây chằng hướng lên trên và đi ra ngoài. Đồng thời khi cơ chéo bụng co sẽ kéo bờ trên và ngoài lỗ bẹn sâu xuống và hướng vào trong. Kết quả, lỗ bẹn có kích thước hẹp nhưng sau chống khả năng thoát bị gián tiếp. Khi cơ chế thứ 1 không hoạt động bình thường kết hợp với bệnh lý tồn tại ống phúc mạc (khi lớn ống này sẽ tiêu biến), gây ra thoát vị gián tiếp.
Cơ chế 2:
Bình thường, cơ ngang bụng sẽ tạo một đường cong hướng lên trên, khi cơ bị tác động bờ dưới sẽ tại thành nắp đậy chỗ yếu của vùng tam giác dây chằng hesselbach chống thoát vị trực tiếp. Khi cơ chế thứ 2 không hoạt động bình thường kết hợp với cơ thành bụng yếu, gây ra bệnh thoát vị trực tiếp.
Tình trạng này có thể gặp ở mọi lứa tuổi
2. Nguyên nhân gây bệnh
Do bẩm sinh
Khi sinh ra thì những di tích phôi thai phải đóng lại và ở đây là do ống phúc tinh mạc không được đóng kín hoàn toàn, để lại khe hoặc lỗ. Sau đó các cơ quan bên trong ổ bụng theo lỗ này mà chui xuống bẹn. Có trường hợp, người bệnh có ống phúc tinh mạc nhưng không hề bị thoát vị bẹn cả đời. Điều này nói lên rằng người bệnh có thể kèm theo các bệnh lý khác như: tràn dịch tinh mạc hay u nang thừng tinh. Trường hợp này tạo nên thoát vị gián tiếp.
Do tuổi tác:
Làm cho thành bụng trở nên bị suy yếu hay một số bệnh làm mất đi lớp collagen trong mô như hội chứng Ehler Danlos, suy dinh dưỡng hoặc béo phì, vết mổ hoặc thương tính ổ bụng. Trường hợp này, tạo nên túi thoát vị trực tiếp.
Do sự gia tăng áp lực ổ bụng liên tục hay không liên tục trong một thời gian kéo dài như:
-
Táo bón vô căn dai dẳng và rặn khi đi đại tiện là yếu tố chủ yếu dẫn đến bệnh.
-
U lành tiền liệt tuyến hay hẹp niệu đạo dẫn đến tiểu khó.
-
Viêm phế quản mạn tính gây ho kéo dài.
-
Có thai, cổ chướng, có khối u trong ổ bụng.
Những yếu tố nguy cơ khác:
-
Do một số ngành nghề phải đứng lâu hay phải mang vác nặng trong thời gian dài.
-
Những người bị ho mạn tính: người thường xuyên hút thuốc, làm những công việc phải nói nhiều làm cho cổ họng luôn bị khô rát cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc thoát vị bẹn.
-
Tính biệt: Ở nam giới thì tỷ lệ mắc cao hơn nữ giới.
Làm việc nặng nhọc lâu dài tăng nguy cơ mắc bệnh
3. Phân loại
-
Thoát vị bẹn gián tiếp: túi thoát vị nằm ngoài động mạch thượng vị dưới.
-
Thoát vị bẹn trực tiếp: túi thoát vị nằm trong động mạch thượng vị dưới.
-
Thoát vị dây chằng khuyết.
-
Thoát vị bẹn trượt: Thoát vị bên phải chứa manh tràng, bên trái thì chứa kết tràng. Nguyên nhân do dính không kỹ vào màng phúc mạc nên bị trượt ra khỏi ổ bụng.
4. Triệu chứng lâm sàng
Hầu hết thoát vị bẹn không có triệu chứng gì, bệnh nhân chỉ tình cờ phát hiện khi vô tính sờ thấy một khối ở vùng bẹn. Một số trường hợp được phát hiện khi đi khám sức khỏe, khi bệnh nhân mô tả có cảm giác co kéo hoặc bị đau lan xuống bìu.
Triệu chứng điển hình của thoát vị bẹn là có thể nhìn thấy và sờ nắn được một khối phồng ở vùng bẹn khi người bệnh đứng hoặc ho, rặn hoặc khi mang vác nặng. Khi nằm hoặc dùng tay ấn vào tự động khối phồng biến mất.
Đối với túi thoát vị nhỏ không thể nhìn thấy, khi đó dùng ngón tay đội da bìu đề sờ lỗ bẹn nông; cảm thấy có một khối gì đó chạm vào ngón tay khi người bệnh ho. Hoặc lỗ bẹn nông quá nhỏ thì khó xác định có phải là khối thoát vị hay không. Ngược lại, khi lỗ bẹn nông quá rộng, không thể nhận định nó là thoát vị, cần phải thấy có thành phần trong bụng đi xuống theo ống bẹn khi bệnh nhân ho để chẩn đoán chính xác là thoát vị.
5. Chẩn đoán
Dựa trên triệu chứng điển hình: có thể nhìn thấy hoặc sờ được khối phồng vùng bẹn khi ho hay rặn và tự xẹp xuống khi nằm.
Thoát vị bẹn không có biến chứng: cổ thoát vị hẹp và khối thoát vị nhỏ gây cảm giác tức, đau khi gia tăng áp lực ổ bụng do đứng lâu hoặc làm quá sức. Đối với các khối thoát vị lớn có khả năng cản trở việc đi lại, lao động hay sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.
Thoát vị bẹn có biến chứng:
-
Thoát vị bẹn nghẹt: khối thoát vị căng phồng to, nắn cảm thấy rất chắc và đau. Đau nhiều nhất ở cổ của khối phồng, không thể dùng tay nắn hay đẩy để làm nhỏ lại khối phồng. Nếu không được phát hiện sớm gây ra hiện tượng hoại tử ruột.
-
Thoát vị bẹn cầm tù hay còn gọi là thoát vị kẹt: cơ quan trong ổ bụng thoát vị chui vào vùng bẹn và dính vào túi thoát vị hoặc là tạng dính lại với nhau. Do đó không dùng tay đẩy lên được.
Cần chẩn đoán, phân biệt thoát vị bẹn với một số bệnh: tinh hoàn xuống nửa chừng, u nang thừng tinh, tràn dịch tinh mạc, u hay viêm xoắn tinh hoàn, giãn tĩnh mạch thừng tinh.
Thoát vị nghẹt nếu không chữa trị có thể gây hoại tử ruột
6. Nguyên tắc và phương pháp điều trị bệnh
Khi điều trị bệnh có liên quan đến các thủ thuật ngoại khoa thì cần tuân thủ các nguyên tắc để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân, cũng như tỷ lệ điều trị thành công cao. Dưới đây sẽ là một số nguyên tắc và phương pháp điều trị:
Nguyên tắc để điều trị bệnh
-
Trừ trường hợp trẻ sơ sinh, còn lại phải chờ thời gian để cho ống phúc tinh mạc tự bít. Người lớn bị thoát vị bẹn phải can thiệp bằng phẫu thuật.
-
Cần phải loại trừ hoặc giảm thiểu những bệnh hoặc những nguy cơ gia tăng áp lực ổ bụng tránh trường hợp tái phát.
Phương pháp điều trị
Bệnh thoát vị bẹn không thể tự hết và càng không được tự ý dùng thuốc hay điều trị tại nhà mà cần điều trị bằng phẫu thuật. Theo đó, bệnh nhân sẽ được tiến hành đóng lại lỗ thoát vị và tái tạo thành bụng. Hiện nay, phương pháp phẫu thuật được sử dụng nhiều là tái tạo lại thành bụng bằng cách khâu các lớp tổ chức hay tăng cường sức bền của thành bụng bằng đặt tấm lưới tổng hợp.
Lưới Hernia Mesh được dùng trong phẫu thuật thoát vị
Qua những thông tin mà Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC vừa cung cấp, chắc hẳn đã giúp được bạn đọc phần nào trong việc tìm hiểu về thoát bị bẹn. Liên hệ với chúng tôi thông qua số tổng đài 1900 56 56 56 để được đặt lịch và tư vấn 24/7 về bất kỳ vấn đề nào khác liên quan đến sức khỏe.