Về nguyên tắc hiến định: Đảng chịu sự giám sát của nhân dân và chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình
Hiến pháp năm 2013 đã hiến định: Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình. Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân đã được thể chế hóa, cụ thể hóa trong nhiều văn kiện của Đảng và Nhà nước. Bài viết này tập trung đề cập đến thể chế hóa, cụ thể hóa nguyên tắc hiến định: Đảng chịu sự giám sát của nhân dân và chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình.Bạn đang xem: Hiến định là gì
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm hỏi nông dân Hợp tác xã Hùng Sơn (huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên)
đang gặt lúa, năm 1954. Ảnh: Tư liệu
1. Quá trình phát triển nhận thức về vai trò, thẩm quyền và trách nhiệm của Đảng
Ngay trong cuốn “Đường Cách mệnh” được xuất bản năm 1927, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt vấn đề: Cách mệnh trước hết phải có cái gì? Và Người trả lời: “Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”<1>. Người còn khẳng định “Lực lượng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là rất to lớn, là vô cùng vô tận. Nhưng lực lượng ấy cần có Đảng lãnh đạo mới chắc chắn thắng lợi”<2>.
Đại hội VI của Đảng (năm 1986) xác định: “Đảng Cộng sản Việt Nam là hạt nhân lãnh đạo nền chuyên chính vô sản ở nước ta, tập trung nỗ lực của toàn dân, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trong cả nước, bảo vệ độc lập, thống nhất vĩnh viễn của Tổ quốc”<3>.
Đại hội VII của Đảng (năm 1991) thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã xác định rõ hơn vai trò, thẩm quyền và trách nhiệm của Đảng: “Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy. Đảng liên hệ mật thiết với nhân dân, chịu sự giám sát của dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”<4>. Đây là lần đầu tiên vấn đề Đảng chịu sự giám sát của nhân dân được xác định trong văn kiện Đảng. Đại hội VIII, IX của Đảng tiếp tục khẳng định vai trò, trách nhiệm của Đảng đã được xác định trong Cương lĩnh năm 1991.
Đại hội X của Đảng (năm 2006) tiếp tục xác định rõ hơn, Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân; dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng; đoàn kết và lãnh đạo nhân dân tiến hành sự nghiệp cách mạng. Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị; đồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy. Đảng lãnh đạo, tôn trọng và phát huy vai trò của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị – xã hội.
Đại hội XI của Đảng (năm 2011) thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã xác định rõ hơn Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam. Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) cũng đã bổ sung nhận thức về vai trò, thẩm quyền trách nhiệm của Đảng: “Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội… Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là bộ phận của hệ thống ấy. Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng, chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”<5>. Đây là bước phát triển về tư duy lý luận của Đảng.
Như vậy, vấn đề Đảng chịu sự giám sát của nhân dân đã được khẳng định trong văn kiện Đảng từ Đại hội VII đến nay.
2. Quá trình hiến định vai trò lãnh đạo của Đảng trong Hiến pháp
Hiến pháp năm 1946, năm 1959 chưa hiến định vai trò lãnh đạo của Đảng. Đến Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980, Điều 4 quy định: Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong và bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân Việt Nam, được vũ trang bằng học thuyết Mác – Lênin, là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội; là nhân tố chủ yếu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đảng tồn tại và phấn đấu vì lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam. Các tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp.
Thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, được Đại hội VII của Đảng thông qua, Điều 4, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 tiếp tục hiến định vai trò lãnh đạo của Đảng: Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), kế thừa Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992, Điều 4, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định:
“1. Đảng Cộng sản Việt Nam – Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình.
3. Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”<6>.
Quy định: Đảng Cộng sản gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình là một trong những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 so với các bản Hiến pháp trước đó.
Các bản Hiến pháp của Việt Nam đều được nhân dân thảo luận góp ý kiến và đồng tình. Ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ghi nhận quyền của nhân dân trong xây dựng Hiến pháp. Khoản c, Điều thứ 70 của Hiến pháp năm 1946 quy định: Những điều thay đổi khi đã được Nghị viện ưng chuẩn thì phải đưa ra toàn dân phúc quyết. Khoản 4, Điều 120, Hiến pháp năm 2013 quy định: Hiến pháp được thông qua có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp do Quốc hội quyết định.Xem thêm: Kỹ Năng Sinh Tồn Trong Rừng Khi Bị Lạc, Nếu Một Cái Cây Rơi Trong Rừng
Như vậy, có thể khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội đã bảo đảm tính chính danh.
3. Thực trạng việc thể chế hóa, cụ thể hóa: Đảng chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình
a. Thực trạng việc thể chế hóa, cụ thể hóa: Đảng chịu sự giám sát của nhân dân
Điều lệ Đảng – bộ “luật” của Đảng được Đại hội VII thông qua quy định: Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng quyền làm chủ và chịu sự giám sát của nhân dân, đoàn kết và lãnh đạo nhân dân tiến hành sự nghiệp cách mạng. Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy. Đảng tôn trọng vai trò của Nhà nước, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”<7>. Điều lệ Đảng được thông qua các Đại hội VIII, IX, X, XI và XII đều xác định: Đảng chịu sự giám sát của nhân dân.
Đảng và Nhà nước đã ban hành các văn bản để thể chế hóa, cụ thể hóa: Đảng chịu sự giám sát của nhân dân.
Pháp lệnh số 34 tuy không trực tiếp đề cập đến nhân dân giám sát Đảng mà là giám sát những công việc của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và cán bộ của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, nhưng đã gián tiếp đề cập đến giám sát của nhân dân đối với Đảng. Bởi vì, mọi quyết định của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân đều có vai trò lãnh đạo của Đảng.
b. Thực trạng việc thể chế hóa, cụ thể hóa: Đảng chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình
Trách nhiệm của Đảng trong các quyết định của mình trước nhân dân thể hiện ở nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng. Cương lĩnh năm 1991 xác định: “Đảng lãnh đạo xã hội bằng Cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương công tác; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra và bằng hành động gương mẫu của đảng viên. Đảng giới thiệu những đảng viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo chính quyền và các đoàn thể. Đảng không làm thay công việc của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị”<8>.
Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) đã xác định rõ hơn: “Đảng lãnh đạo bằng Cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương lớn; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra, giám sát và bằng hành động gương mẫu của đảng viên. Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, giới thiệu những đảng viên ưu tú, có đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo của hệ thống chính trị. Đảng lãnh đạo thông qua tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong các tổ chức của hệ thống chính trị, tăng cường chế độ trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu”<9>.
Đại hội XII của Đảng (2016) xác định: “Tiếp tục cụ thể hóa phương thức lãnh đạo của Đảng đã được xác định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) ở tất cả các cấp bằng những quy chế, quy định, quy trình cụ thể. Quy định rõ hơn Đảng phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình; về quyền hạn, trách nhiệm của người đứng đầu và mối quan hệ giữa tập thể cấp ủy, tổ chức đảng với người đứng đầu, bảo đảm thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, đi đôi với phát huy vai trò, trách nhiệm, tính chủ động của người đứng đầu và cơ chế xử lý đối với người đứng đầu khi vi phạm. Quy định rõ hơn về thẩm quyền và trách nhiệm của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp ủy và ban thường vụ cấp ủy các cấp”<10>.
Ban Chấp hành Trung ương các khóa đều ban hành quy chế làm việc, quy định trách nhiệm và quyền hạn của Ban Chấp hành Trung ương, của Ủy viên chính thức, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương; của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; của Tổng Bí thư, của Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, của các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị là Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, của đồng chí Thường trực Ban Bí thư. Về trách nhiệm, quyền hạn của Ban Chấp hành Trung ương, Quy chế quy định: Ban Chấp hành Trung ương là cơ quan lãnh đạo của Đảng giữa hai kỳ Đại hội, chịu trách nhiệm trước toàn Đảng và toàn dân về tình hình mọi mặt của Đảng và của đất nước; quyết định những vấn đề chiến lược và chủ trương, chính sách lớn về kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, công tác xây dựng Đảng, công tác quản lý thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết Đại hội Đảng. Bộ Chính trị quyết định những chủ trương, chính sách, luật pháp lớn nhằm thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết của Đại hội, nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương. Ban Bí thư lãnh đạo công việc hằng ngày của Đảng. Ban Chấp hành Trung ương các khóa cũng đều ban hành quy chế làm việc của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương ngày càng được bổ sung, hoàn thiện. So với Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI và các khóa trước đây, Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã phân định rõ hơn trách nhiệm, quyền hạn, chế độ làm việc và phương pháp công tác của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước; bổ sung, sửa đổi nhiều điểm về quyền hạn của Ban Chấp hành Trung ương, đặc biệt trách nhiệm, quyền hạn của Tổng Bí thư được bổ sung quy định: “Định kỳ hằng tháng và khi cần thiết Tổng Bí thư chủ trì các cuộc làm việc với các đồng chí Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội và đồng chí Thường trực Ban Bí thư”. Cấp ủy các cấp cũng ban hành quy chế làm việc của cấp mình và ngày càng hoàn thiện.
Bên cạnh những ưu điểm trên, việc thể chế hóa, cụ thể hóa nguyên tắc hiến định: Đảng chịu sự giám sát của nhân dân và chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình còn nhiều hạn chế, bất cập, nhất là chưa có những văn bản quy phạm pháp luật về Đảng chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình. Ban Chấp hành Trung ương, cấp ủy các cấp, các khóa, đều ban hành quy chế làm việc, nhưng chỉ lưu hành nội bộ, đảng viên và nhân dân không được biết. Chính vì thế, nhân dân không có đủ căn cứ để giám sát và xem xét trách nhiệm, thẩm quyền của Đảng và nhất là không đủ căn cứ để xem xét xử lý kỷ luật đối với cấp ủy, tổ chức đảng.
4. Một số kiến nghị
(1) Những năm qua, một số ý kiến đề nghị nên tiến hành nghiên cứu, ban hành luật về Đảng. Các ý kiến đó cho rằng, Đảng lãnh đạo, chỉ đạo ban hành Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Mặt trận, Luật Công đoàn,… Đảng là một tổ chức chính trị cũng nên có luật về Đảng để bảo đảm tính chính danh, minh bạch, công khai vai trò lãnh đạo của Đảng. Ngược lại, nhiều ý kiến cho rằng không nên ban hành luật về Đảng. Hiến pháp đã hiến định vai trò lãnh đạo của Đảng. Điều lệ Đảng, các quy chế, quy định ban hành cũng là những văn bản mang tính chất luật. Vấn đề có ban hành luật về Đảng hay không cần được tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng.
(2)Góp ý vào Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội XIII (sử dụng tại đại hội đảng bộ cấp huyện, cấp tỉnh và tương đương).
Dự thảo Báo cáo chính trị đánh giá 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII, trong đó có đánh giá: “Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị, trọng tâm là đối với Nhà nước còn chậm đổi mới, có mặt còn lúng túng. Cơ chế kiểm soát quyền lực trong Đảng và Nhà nước chưa đầy đủ, đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả chưa cao”. Cần bổ sung đánh giá: “Việc cụ thể hóa phương thức lãnh đạo của Đảng đã được xác định trong Cương lĩnh ở tất cả các cấp bằng những quy chế, quy định, quy trình cụ thể còn chậm. Chưa quy định rõ Đảng phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình; về quyền hạn, trách nhiệm của người đứng đầu và mối quan hệ giữa tập thể cấp ủy, tổ chức đảng với người đứng đầu, bảo đảm thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ và cơ chế xử lý đối với tổ chức đảng và cá nhân khi vi phạm”.
Dự thảo Báo cáo chính trị nêu phương hướng, nhiệm vụ tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị, đặc biệt là với Nhà nước trong điều kiện mới:
“Tiếp tục cụ thể hóa phương thức lãnh đạo của Đảng đã được xác định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) ở tất cả các cấp bằng những quy chế, quy định, quy trình cụ thể. Quy định cụ thể Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình; về quyền hạn, trách nhiệm của người đứng đầu và mối quan hệ giữa tập thể dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, đi đôi với phát huy vai trò, trách nhiệm, tính chủ động của người đứng đầu và cơ chế xử lý đối với người đứng đầu khi vị phạm. Quy định rõ hơn thẩm quyền và trách nhiệm của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp ủy, ban thường vụ, thường trực cấp ủy các cấp. Đẩy mạnh việc phân cấp, phân quyền gắn với kiểm tra, giám sát, kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện phân cấp, phân quyền, chống tha hóa quyền lực; có cơ chế để các địa phương phát huy quyền chủ động, sáng tạo, gắn với đề cao trách nhiệm, đồng thời bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý thống nhất của Trung ương”.Xem thêm: Những Địa Điểm Picnic Ở Tphcm Đẹp Nhất Không Thể Bỏ Lỡ, Các Khu Du Lịch Gần Sài Gòn
Cần thay cụm từ “Tiếp tục” bằng từ “Đẩy mạnh” trong câu: “Tiếp tục cụ thể hóa phương thức lãnh đạo của Đảng…” thành “Đẩy mạnh việc cụ thể hóa phương thức lãnh đạo của Đảng…”. Bởi lẽ, Đại hội XII đã xác định “Tiếp tục cụ thể hóa phương thức lãnh đạo của Đảng…”. Thực tế đòi hỏi phải “Đẩy mạnh cụ thể hóa phương thức lãnh đạo của Đảng…”. Thay cụm từ “Quy định cụ thể” bằng cụm từ “Thể chế hóa, cụ thể hóa” trong câu: “Quy định cụ thể Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình” thành “Thể chế hóa, cụ thể hóa nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình”. Thêm một đoạn: “Công khai hóa các quy chế, quy định để cán bộ, đảng viên và nhân dân biết và giám sát việc thực hiện các quy chế, quy định đó. Có cơ chế xử lý đối với các tổ chức đảng và cá nhân khi vi phạm”. Bởi lẽ, Đại hội XII đã xác định: “Quy định rõ hơn Đảng phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình…”. Thực tế đòi hỏi không chỉ cụ thể hóa mà còn phải thể chế hóa. Đồng thời, phải công khai các quy chế, quy định để nhân dân biết và giám sát.