Xác định hiệu lực pháp luật của một văn bản quy phạm pháp luật là một việc làm rất quan trọng. Vậy hiệu lực là gì? Quy định của pháp luật về hiệu lực ra sao? Qua bài viết dưới đây, Công ty Luật ACC sẽ giải đáp thắc mắc về vấn đề này để bạn đọc có thể hiểu rõ hơn nhé.
1. Hiệu lực là gì?
Hiệu lực pháp luật là giá trị pháp lí của văn bản quy phạm pháp luật để thi hành hoặc áp dụng văn bản đó, thể hiện thứ bậc cao thấp của văn bản trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, thể hiện phạm vi tác động hoặc phạm vi điều chỉnh của văn bản về thời gian, không gian và về đối tượng áp dụng.
Trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nước ta, Hiến pháp là đạo luật cơ bản, có hiệu lực pháp lí cao nhất. Sau Hiến pháp là các bộ luật và luật do Quốc hội thông qua. Pháp lệnh của Uỷ ban thường vụ Quốc hội có giá trị sau Hiến pháp và luật, Tiếp đến là các văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ ban hành (nghị định, nghị quyết)…
Về nguyên tắc, văn bản quy phạm pháp luật được ban hành phải phù hợp với Hiến pháp, đảm bảo tính thống nhất, thứ bậc hiệu lực pháp lí của văn bản trong hệ thống pháp luật. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề, thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lí cao hơn.
Hiệu lực pháp luật được thể hiện trên các phương diện sau:
1) Hiệu lực về không gian: chỉ giới hạn phạm vi lãnh thổ mà một văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực;
2) Hiệu lực về thời gian: chỉ khoảng thời gian mà một văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lí bắt buộc thi hành.
Thời điểm để tính hiệu lực về thời gian có thể được ghi ngay trong văn bản đó hoặc theo quy định chung của pháp luật về thẩm quyền và trình tự ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của nước ta thì luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội có hiệu lực kể từ ngày Chủ tịch nước kí lệnh công bố, văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước có hiệu lực kể từ ngày đăng công báo, trừ trường hợp các văn bản đó quy định ngày có hiệu lực khác. Văn bán quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các văn bản quy phạm pháp luật liên tịch có hiệu lực sau mười lăm ngày, kể từ ngày đăng Công báo hoặc có hiệu lực muộn hơn, nêu được quy định tại văn bản đó. Đối với văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ mà nội dung quy định có biện pháp thi hành Dựa vào hiệu lực theo không gian, có thể chia trong tình trạng khẩn cấp, thì có thể quy định ngày các văn bản quy phạm pháp luật làm hai loại có hiệu lực sớm hơn.
2. Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật là khi nào?
Căn cứ vào Điều 151 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định về thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật như sau:
“Điều 151. Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật
1. Thời điểm có hiệu lực của toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại văn bản đó nhưng không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước ở trung ương; không sớm hơn 10 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; không sớm hơn 07 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã.
2. Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì có thể có hiệu lực kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành, đồng thời phải được đăng ngay trên cổng thông tin điện tử của cơ quan ban hành và phải được đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng; đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chậm nhất là 03 ngày kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước ở trung ương; đăng Công báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chậm nhất là 03 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.”
Như vậy, thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước ở trung ương có hiệu lực sau ít nhất 45 ngày; đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ít nhất sau 10 ngày; với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã thì có hiệu lực sau ít nhất 7 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành.
Đối với văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật đó là từ ngày thông qua hoặc ký ban hành.
3. Khi nào thì một văn bản quy phạm pháp luật sẽ hết hiệu lực?
Căn cứ vào Điều 154 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định như sau:
Điều 154 : Thời điểm quy phạm pháp luật hết hiệu lực
Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây:
1. Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản;
2. Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó;
3. Bị bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
4. Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành, văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực.
Như vậy, một văn bản quy phạm pháp luật sẽ hết hiệu lực khi:
+ Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản;
+ Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó;
+ Bị bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành, văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực.
Trên đây là toàn bộ nội dung về “Hiệu lực là gì ? Quy định của pháp luật về hiệu lực” mà chúng tôi muốn mang đến cho bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu, nếu bạn có bất kỳ vấn đề gì thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi, hãy liên hệ ngay với Công ty Luật ACC, chúng tôi sẽ hỗ trợ và giải đáp một cách tốt nhất.
✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc ✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình ✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn ✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật ✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác ✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin