Hẳn các bạn đều đã từng nghe đến câu “Họa hổ họa bì nan họa cốt, tri nhân tri diện bất tri tâm” nhưng không hiểu rõ câu này nghĩa là gì. Hãy cùng chúng mình tìm hiểu họa bì là gì và ý nghĩa câu thành ngữ trong bài viết dưới đây nhé.
Họa bì nghĩa là gì?
Họa bì có thể hiểu đơn giản là “Bức tranh da người”. Đây cũng là tên của một tiểu thuyết kinh dị của nhà văn Bồ Tùng Linh, Trung Quốc. Câu chuyện kể về một anh chàng tên Vương Sinh người Sơn Tây, tình cờ gặp được một cô gái vô cùng xinh đẹp trên đường.
Nghe mỹ nhân này nói mình đang lâm nạn phải bỏ nhà ra đi Vương Sinh dù đã có vợ ở nhà nhưng vẫn động lòng đưa cô gái về nhà trú ngụ rồi chung chạ với nhau. Một ngày nọ, có vị đạo sĩ đi ngang qua thấy Vương Sinh đầy tà khí trên người bèn cảnh tỉnh nhưng anh ta xem thường không nghe.
Khi về đến nhà, Vương Sinh lén nhìn qua ô cửa căn phòng cô gái mình đưa về thì phát hiện cô ta thực chất là con quỷ đội lốt da người, đêm đêm đều hiện nguyên hình tô vẽ cho tấm da mỹ nhân xinh đẹp kia. Lúc này, Vương Sinh mới tá hỏa đi tìm đạo sĩ nhờ giúp đỡ nhưng chuyện cũng không thành, con quỷ trong nhà sau khi phát hiện mình bị lộ đã móc tim Vương Sinh rồi bỏ trốn.
Duyên âm là gì? Dấu hiệu nhận biết duyên âm theo đuổi
Vợ Vương Sinh biết tin thì đau đớn đi tìm đạo sĩ hỏi cách cứu chồng, đạo sĩ lúc đầu còn từ chối nhưng do nàng thiết tha nài nỉ nên đã bày cách cho. Vị đạo sĩ dặn đi tìm một người điên nằm trên bãi rác ở chợ, lại dặn dù có bị đánh đập hay làm nhục như thế nào vẫn phải cầu xin người ấy.
Vợ Vương Sinh sau đó tìm được người điên dù bị cào cấu đánh đập nàng vẫn nhẫn nhục. Cuối cùng người điên lại bắt nàng phải nuốt cục đờm của mình rồi đi mất. Không được việc gì lại phải chịu nhục, vợ Vương Sinh tủi hổ về khóc bên xác chồng, bỗng thấy cổ vướng và nôn ra một quả tim rơi vào ngực chồng, nhờ đó mà Vương Sinh sống lại.
Có thể nói Họa Bì đã vạch trần dục vọng và lòng tham của con người, cho thấy con người ta thường dễ bị mờ mắt bởi những giá trị hào nhoáng bên ngoài mà không hay đề phòng những hiểm họa ẩn giấu bên trong. Bài học từ câu chuyện đến tận ngày nay vẫn còn có tính thời sự giữa xã hội hiện đại.
Sân si là gì? Làm sao để bớt sân si trong cuộc sống?
Hoạ hổ hoạ bì là gì?
Người xưa đã đúc rút được câu: “Họa hổ họa bì nan họa cốt, tri nhân tri diện bất tri tâm”. Nghĩa của câu này rất đơn giản là “Vẽ con hổ, chỉ vẽ được da chứ không vẽ được xương, nhìn người chỉ nhìn da mặt chứ không nhìn thấy tận bên trong tấm lòng”. Ý nói nội tâm, suy nghĩ hay con người thật của người nào là điều vô cùng khó đoán khó lường.
Chúng ta có thể tìm hiểu câu thành ngữ này cả trong tiếng Trung Quốc.
Ta có “tri nhân tri diện bất tri tâm:”
(知人知面不知心 / phiên âm zhīrénzhīmiàn bùzhīxīn)
– Dịch 知人 – tri nhân nghĩa là biết, quen biết một người nào đó.
– 知面 – tri diện nghĩa là biết mặt, diện mạo bên ngoài.
– 不知心 – bất tri tâm nghĩa là không biết lòng, không biết về tâm hồn.
Trong tiếng Trung Quốc “tri” nghĩa là biết, “nhân” nghĩa là người, “diện” nghĩa là mặt, “tâm” nghĩa là tâm hồn. Câu thành ngữ này có nghĩa đen là khi biết một người, biết rõ mặt mũi nhưng khó biết tâm tính thật của người đó.
Nhân trung là gì? Đoán vận mệnh qua nhân trung cho nam/nữ
Câu này thường được sử dụng khi muốn khuyên ai đó nên cẩn trọng trong một mối quan hệ. Có rất nhiều người luôn mang một vẻ mặt thân thiện, nếu như chúng ta mới tiếp xúc sẽ cho rằng đây là một người tốt, đáng tin cậy và sẵn sàng tâm sự những chuyện thầm kín cũng như đặt niềm tin vào họ. Tuy nhiên khi đã nắm được những bí mật của chúng ta, chưa chắc họ đã giữ kín và thông cảm mà có khi sẽ lợi dụng những điểm yếu đó để tư lợi. Nếu chẳng may gặp trường hợp như vậy mà chưa kịp phòng bị gì thì có thể chúng ta sẽ bị sốc và có cái nhìn méo mó về cuộc sống. Vậy nên tốt nhất chỉ đánh giá một người sau khi thực sự cùng họ trải qua nhiều sự việc trong cuộc sống.
Trên đây là giải thích họa bì là gì và câu thành ngữ liên quan. Hi vọng bài viết vừa rồi đã hữu ích cho các bạn. Đừng quên đón đọc thêm những nội dung thú vị khác trên website của chúng mình nhé.