Danh xưng là Hội Đồng Gia Tộc (HĐGT). – lequangdang.net

Hội đồng gia tộc là gì

Hội Đồng Gia Tộc là tập họp cuả một nhóm người trong một gia tộc được chỉ định hay tình nguyện tham dự vào việc hoạch định những kế hoạch hay công tác có liên quan đến hoạt động cuả gia tộc đó. Hội Đồng Gia Tộc cuả họ Lê là một tập họp cuả những anh, chị, em và cháu trong Lê tộc từ thế hệ thứ năm và sáu để hoạch định những công tác trong việc quản lý hương quả và điều hợp sinh hoạt cuả gia tộc. Đề nghị một bản nội qui gồm những 17 điều khoản như dươí đây: Điều 1- Danh Xưng: Danh xưng là Hội Đồng Gia Tộc (HĐGT). Điều 2- Nhiệm Vụ: Hội Đồng Gia Tộc là một tập họp những thành viên lão thành và thanh xuân để quyết định và thi hành những đề án cho sinh hoạt cuả gia tộc và gánh những nhiệm vụ như sau: (1) Gìn giữ và phát huy gia đạo, gia kỷ và gia phong. (2) Thờ phụng và tổ chức lễ giỗ tổ tiên. (3) Quản lý và bảo toàn nhà thờ, nhà chung và nền mộ. (4) Quản lý và canh tác vườn và ruộng. (5) Quyết định trợ giúp và bảo trợ những thành viên nghèo hay lâm nạn và hiếu học, từ quỹ tương trợ và học bổng (TT&HB). (6) Ngăn chận và giúp đở để hoàn lương bất cứ thành viên nào lạc vào đường bất thiện. Điều 3- Thành Phần: HĐGT gồm ba thành phần: (1) Điều Hợp Viên, (2) Thành viên chính thức và (3) Thành viên. (1) Điều Hợp Viên: Do HĐGT bầu lên trong phiên họp thường niên vào ngày Đoàn Tụ Gia Đình (family union day). (2) Thành Viên Chính Thức: Thành viên gốm tất cả cháu, con, cháu nội (từ 21 tuổi) cuả ông Lê Văn Bảy như sau:(a) Các cháu cuả ông Lê Văn Bảy (con cuả bác, cô và chú) trong thế hệ thứ năm : (1) Chị Lê Thị Bạch, (2) Chị Nguyễn Thị Bạch Tuyết, (3) Anh Lê Bình, (4) Anh Phạm Văn Hồng, (5) Lê Quang Trọng.(b) Tất cả con cuả ông Lê Văn Bảy: (6) Anh Lê Thành Aí (7) Chị Lê Thị Xít (8) Anh Lê Thành Mác (9) Lê Quang Đẳng (10) Lê Thị Xa (11) Lê Văn Nhữ (12) Lê Đình Nhã (13) Lê Thị Nhặn (14) Lê Quang Hưu (15) Lê Thị The.(c) Tất cả cháu nội cuả Ông Lê Văn Bảy tuổi trên 21: (16) Lê Thị Bé Hai (17) Lê Hữu Bôi (18) Lê Thị Thuý Hằng (19) Lê Thị Mỹ Hằng (20) Lê Hữu Biên (21) Lê Quốc Phủ (22) Lê Thị Lệ Hằng (23) Lê Trọng Hối (24) Lê Thị Bé Hằng (25) Lê Thị Thu Nguyệt (26) Lê Quốc Phục (27) Lê Thị Viễn Phương (28) Lê Thị Mỹ Tiến (29) Lê Thị Diệu Phúc (30) Lê Quang Khang (31) Lê Thị Trọng Yêm (32) Lê Thị Trọng Chỉnh (33) Lê Thị Trọng Hậu (34) Lê Đình Khang (35) Lê Quang Huy (Bổng)Mỗi năm có thêm thành viên mới khi lên đến 21 tuồi được cập nhật trong ngày đoàn tụ. 3- Thành Viên: Tất cả con (dâu và rể) chaú nội và ngoại (dâu và rể), chắt (dâu và rể), chút và chít cuả đức thân phụ Lê Văn Bảy trên 21 tuổi, từ thế hệ thứ 5, 6, 7, 8, 9 … là thành viên cuả HĐGT. Điều 4- Quyền Hạn: (1) Điều Hợp Viên (ĐHV): Nhiệm vụ cuả ĐHV là điều hợp hành chánh (thư ký) và hội họp cuả HĐGT. Một ở Việt Nam và một ở Úc. (2) Thành Viên Chính Thức (TVCT): Quyền bình đẳng về phát biểu ý kiến và đầu phiếu đối với tất cả thành viên trong HĐGT đều bằng nhau, không phân biệt vai vế, tuổi tác trong tất cả các buổi họp thường niên cũng như bất thường. Được quyền rút tên ra khỏi HĐGT mà không cần giải thích. Nếu vắng mặt vì lý do nào đó thì phải thông báo đến ĐHV cuả HĐGT biết. (3) Thành Viên (TV): Tất cả thành viên được mời tham dự trong tất cả các phiên họp cuả HĐGT, được quyền phát biểu ý kiến và đề nghị những kế hoạch hay công tác. Thành viên (TV) không được quyền đầu phiếu, trừ khi HĐGT đồng thuận thông qua. Điều 5- Trách Nhiệm: Tất cả TV trong HĐGT noí riêng và chung trong gia tộc là phải có trách nhiệm tinh thần về sự hưng thịnh và thanh danh cuả gia tộc trên hai mặt đạo và đời. Có trách nhiệm đóng góp về vật chất cũng như công sức để bảo toàn và gia tăng về số lượng trong phần hương hoả cuả gia tộc (như 6 nhiệm vụ trong điều 2) hầu tạo dựng thêm phúc đức và tài sản nhiều hơn cho các thế hệ tiếp nối. Làm thế nào để: ” Con hơn cha là nhà có phước” và ” Đời sau cao hơn đời trước…” là trách nhiệm cuả tất cả thành viên trong gia tộc noí chung và riêng cho các thành viên trung niên và lão thành. Điều 6 – Hương Hoả: Phần hương hoả cuả gia tộc được liệt kê như sau: (1) Nhà thờ tổ tiên (2) Nền mộ gia tộc (3) Nhà chung: Nhà ở, kế bên dươí nhà thờ và tại thành phố (?) (4) Vườn và ruộng : Chi tiết sẽ liệt kê sau. (5) Quỹ Tương Trợ và Học Bổng. Phần hương hoả nầy phải được tăng chứ không được giãm từng năm và được cập nhật trong phiên họp thường niên cuả gia tộc. Viêc xác định thêm vài cơ sở thuộc về hương hoả sẽ được thảo luận trong năm 2011. Điều 7- Người Quản Lý: Ngươì Quản Lý (NQL) là một thành viên (nam hay nữ) được HĐGT chọn lựa để trao nhiệm vụ nầy. Gồm những nhiệm vụ như sau: (1) Phải nghiêm chỉnh chấp hành tất cả quyết định cuả HĐGT. (2) Tổ chức những lễ giỗ tổ tiên theo truyền thống gia tộc (chi tiết ngày giỗ) (3) Quản lý và bảo toàn nhà thờ, nhà chung và nền mộ. (4) Quản lý và canh tác vườn và ruộng. (5) Quản lý quỹ tương trợ và học bổng. (6) Tường trình chi, thu trước phiên họp thường niện cuả HĐGT. (7) Đề nghị trước HĐGT về những kế hoạch hay công tác trong năm trong nhiệm vụ cuả NQL. Điều 8- Ngày Đoàn Tụ: Lấy ngày giỗ cuả đức thân phụ Lê Văn Bảy: Ngày mùng 6 tháng 6 âm lịch hàng năm làm ngày đoàn tụ. Hai điạ điểm đoàn tụ là Việt Nam và Úc: Việt Nam thì tổ chức tại nhà thờ tổ tiên, tại Úc thì tùy theo sự chọn lựa tại nhà cuả từng thành viên mà luân phiên tổ chức hàng năm (đã có một miếng đất 60 mẫu ta rồi, nhưng hơi xa, có thể đổi lại gần hơn). Tất cả thành viên trong gia tộc phải (bắt buộc) về tham dự ngày giỗ cuả đức thân phụ Lê Văn Bảy và là ngày đoàn tụ gia tộc (một năm bỏ ra một ngày cho gia đình và thân tộc rất nên làm ?). Điều 9- Quỹ Tương Trợ và Học Bổng: HĐGT quyết định chi dùng theo hai mục đích (1) giúp thành viên trẻ đóng tiền trường và sách vỡ, (2) giúp thành viên bệnh hoạn trang trãi thuốc than … Quỹ nầy từ sự tự nguyện đóng góp để đầu tư daì hạn tại ngân hàng ở Việt Nam. Gồm những điểm như sau: – Vốn là 100 ( một trăm) triệu đồng. – Lãi xuất là 10% (trung bình) – Lấy lời 60% hay 80% chi dùng , còn 40% hay 20% đắp vào quỹ. – Lấy lơì ra một lần trong năm. – Những chi tiết khác sẽ bổ túc sau… – Bảng Dự Phóng Tiền Lời ở phần dươí trang. Điều 10 – Tổ Chức Lễ Giổ: Những Lễ giỗ trong năm như sau: (1) Dực là cánh quân lính, Hữu Dực là cánh quân bên phải, Tả Dực là cánh quân bên trái. Cúng Dực Lề là cúng kiến những quân lính (chiến sỹ) đã theo đức Cao Tổ Phụ Lê Văn Nuôi từ lúc thủ thành Mỹ Tho cho đến khi kháng chiến chống Pháp. Hàng năm sau khi thu gặt luá xong muà luá là tỗ chức tiệc ăn mừng và cũng để cúng kiến những anh linh cuả những chiến sỹ đã hy sinh trong công cuộc kháng chiến chống Pháp. Ngươì quản lý phải tổ chức theo truyền thống gia tộc một cách trang nghiêm và đúng ý nghiã. Chi tiết sẽ được qúy thành viên lão thành hướng dẫn… Điều 11- Tinh Thần Làm Việc cuả HĐGT: HĐGT cần làm việc theo 4 tinh thần dươí đây:(1) Dân Chủ và Trong Sáng. Dân chủ là tham khảo đề nghị từng ngươì một trong một nhóm hay tổ chức rồi lấy ý kiến giống nhau cuả đa số (51%) mà thi hành, vì “chín ngươì mươì ý”. Trong sáng là minh bạch, không có mờ ám có nghiã là rõ ràng thấy được sư thật mà không bị che dấu, bưng bít hay bóp méo, chuyện có thì noí có. Lấy không mà noí có, hay biạ chuyện để làm vấn đề trở nên nghiêm trọng hay khẩn trương là thiếu trong sáng, không thể chấp nhận trong sinh hoạt cuả gia tộc. NQL hương hoả không được phép tự tiện làm theo ý riêng mà chấp hành triệt để tinh thần dân chủ và trong sáng nầy. Từ việc trồng trọt, chăn nuôi, sửa nhà, xây đường, lấp mươn, đấp bờ, xây hàng rào, cho mướn ruộng, cho thuê nhà hay cố đất..vv… Phải thông qua HĐGT quyết định trước khi làm. (2) Tương Kính và Tương Nhượng. Tương kính là tôn trọng và quý mến, kính trọng ngươì trên trong gia tộc, theo vai vế, như con kính trọng ông bà, cha mẹ. Em kính trọng anh chị. Cháu kính trọng cô, bác, chú. Kính trọng là không hổn láo, khinh khi và bôi bác. Tương nhượng là nhường nhịn, ngươì lớn biết nhường nhịn em út, con cháu thì caí đức khoan dung mới thâm sâu, cái nghiã huynh đệ mới cao dầy. Có tha thứ và nhường nhịn cho em út và con cháu làm điều sai quấy thì đức khoan dung mới thâm sâu. Có rộng lượng và bao dung với anh chị thì nghiã đệ huynh mới cao dầy thì mới gìn giữ và phát huy gia đạo và gia phong được. Làm một ngươì chân chính và bình thường là phải biết tương kính và tương nhượng nhau trong gia đình, gia tộc và chòm xóm. Vì cái gốc hoá ái đã là cái tánh cuả chân tâm trong ngươì rồi. (3) Tôn Trọng Sự Thật và Lẽ Phải. Sự thật là một cái gì đó có thực, một điều gì đó xảy ra một cách tự nhiên, moị ngươì thấy và nhận nó là thực, vì thấy được, sờ được và nghe được như đã xảy ra hay như hiện hữu. Tôn trọng sự thật là điều căn bản trong sinh hoạt riêng cũng như chung cuả một con ngươì trong xã hội. Sự thật luôn luôn là sự thật cho dù bị che dấu hay bưng bít thì không sớm hay muộn sẽ được phơi bày. Lẽ phải là điều đúng, hợp đạo lý, moị ngươì phải tuân thủ và công nhận mà không cần nhắc nhở hay bênh vực. Mọi ngươì phải mặc nhiên chấp nhận mà không cần giãi thích hay biện hộ. Phải biết tôn trọng sự thật và lẽ phải trong sinh hoạt cuả gia tộc cũng như ngoài xã hội. Không được bưng bít hay bóp méo sự thật mà phải nhìn nhận và tôn trọng sự thật và lẽ phải thì tránh làm điều bất thiện, bất nhân, bất nghiã và bất hợp pháp. (4) Cống Hiến và Xây Dựng. Cống hiến là cho đi, đóng góp hay biếu tặng không điều kiện. Một trong những bổn phận (bất thành văn) cuả một ngươì con trong gia đình hay một thành viên trong gia tộc là phaỉ cống hiến cho gia đình và gia tộc vô điều kiện những gì có được từ vật chất đến tinh thần. Cho đi chứ không được đòi về. Tuỳ theo từng hoàn cảnh cuả từng ngươì mà cống hiến như thanh danh, uý tín, tiền bạc, nhà cửa, ruộng vườn, xe cộ …vv… Một khi đã cống hiến thì không được đòi lại khi bất hoà xảy ra. Vì sự cống hiến là tự nguyện mà không bắt buộc. Ngươì quản lý hay thừa kế không được phép từ chối những cống hiến cuả bất cứ thành viên nào trong gia tộc mà phải nhận lấy không điều kiện. Ngươì cống hiến cho không điều kiện và ngươì thừa nhận lấy cũng không điều kiện. Vì đó là hương hoả cuả gia tộc, là cuả chung nên chỉ có thừa nhận, chấp nhận, ghi nhận và thu nhận mà không được phép chối từ hay đặt ra một điều kiện nào cả từ hai bên cho (cống hiến) và nhận (thưà kế). Xây dựng là làm nên caí gì đó, tạo dựng caí gì đó từ tinh thấn đến vật chất, từ gia đạo đến hương hoả là bổn phận cuả từng thành viên một trong gia tộc , vì hoàn cãnh sống mà đóng góp công sức hay tiền bạc một cách không điều kiện. Làm cho gia đạo thêm hưng thịnh, tạo dựng thêm phúc đức cao dầy là bổn phận cuả mỗi thành viên trong gia đình mà không được đổi thừa vì lý do nầy hay khác. Điều 12- Họp Thường Niên và Bất Thường: Mỗi năm có ít nhất là một lần họp để NQL báo cáo tình hình hoạt động cuả gia tộc trong năm qua và những đề nghị cho năm tới. Ngày họp thường niên là ngày mùng 6 tháng 6 âm lịch, cũng là ngày giỗ cuả đức thân phụ Lê Văn Bảy. Tất cả các thành viên trong gia tộc đều được quyền đề nghị kế họach hay công tác có liên quan đến gia tộc để HĐGT quyết định áp dụng hay thực thi, đều được hoan nghênh. Trong trường hợp khẩn cấp NQL yêu cầu ĐHV triệu tập buổi họp bất thường để giải quyết hay quyết định. ĐHV Biên bản buổi họp và những quyết định liên hệ phải được thông báo đến tất cả những thành viên có mặt và vắng mặt bởi ĐHV cuả HĐGT. Điều 13- Chương Trình Nghị Sự cuả HĐGT: Chuơng trình được đề nghị như sau: – Một phút tưởng niệm đến tổ tiên, tất cả thành viên khấn: ” cuí xin cữu huyền thất cuả Lê tộc giúp chúng con thêm sức sáng và sức mạnh để gìn giữ và phát huy gia đạo càng ngày càng thêm tốt đẹp…” và ” cuí xin phù hộ và độ trì cho chúng con luôn được mạnh khoẻ, an vui và đùm bọc lẫn nhau…” – Chương trình (1) Báo cáo công tác trong năm (2) Báo cáo chi , thu và tình hình tài chánh trong năm (3) Thảo luận và quyết định những đế án mới (nếu có) (4) Thảo lau65n vá quyết định chi tron an8m mới (5) Cập nhật thành viên mới và tin tức trong năm như thi đậu, du học hay có việc làm..vv… (6) Giải đáp những thắc mắc nếu có. (7) Bế mạc : hen nhau ngaỳ nầy năm tới tại đây (nhà thờ) và tại đâu ở Úc (?) Điều 14- Cập Nhật Thành Viên Mới: Mỗi năm trong phiên họp cuả HĐGT cần một mục là cập nhật thành viên mới cuả gia tộc và HĐGT. Thành viên mới trong gia tộc nào mới giáng trần phải được báo cáo đến ĐHV về họ và tên (điều 14), ngày sanh, con cháu cuả ai , trong thế hệ thứ mấy. ĐHV cuả HĐGT ghi vào biên bản và thông báo đến tất cả thành viên trong gia tộc bằng phương tiên truyền tin riêng như trang mạng LQĐ nầy Thành viên mới trong HĐGT, bất cứ thành viên đích tôn (mang họ Lê) nào tới 21 tuổi là tự động được làm thành viên cuả HĐGT, trừ khi xin rút tên. Điều 15- Đặt Tên Thành Viên Mới: Để tránh sự trùng tên và phạm phải những điều kỵ, tên những thành viên mới cần được bậc ông bà và cha mẹ lưu ý những điểm như sau: (1) Không được trùng tên với tên cuả bậc ông bà hay cô bác chú, như thế hệ thứ 7 không được trùng tên với thế hệ thứ 5 hay 6. (2) Ý nghiã cuả tên không được nghịch hay phản nghiã với tên cuả cha mẹ trong nhà, thí dụ mẹ tên là “ngày” thì con không được tên “đêm” bởi vì ngày khắc đêm, có ngày thì không có đêm hay có đêm thì không có ngày. Muốn biết thêm chi tiết cần tham khảo với các thành viên trung niên hay lão thành … (3) Ý nghiã tên cuả thành viên mới phải có ý nghiã về đạo hơn là về đời, về tinh thần hơn là vật chất. Vì tên cuả một thành viên sẽ được nhận linh lực cuả tổ tiên hộ trì suốt cuộc đời cuả thành viên đó và tạo được thiện cãm với nhân quần trong xã hội. Nên mang ý nghiã cao thượng, lương thiện và trong sáng tốt hơn là nghe êm tai hay oai phong. (4) Phải trình lên tổ tiên họ và tên thành viên mới trong ngày đầy tháng và xin phò trợ để được thành ngươì con hiêú thảo vơí cha mẹ, thuận hoà với anh em và thành ngươì hữu dụng với xã hội. Điều 16- Giáo Dục: Trách nhiệm giáo dục các thành viên (khi lên 16 tuổi cho tới 21 tuổi) trong gia tộc phải được thực thi một cách nghiêm chỉnh , bởi cha mẹ về những bài học căn bản như sau: (1) Chín Điều Tâm Niệm. (2) Gia Đạo (3) Gia Kỷ (4) Gia Huấn Thư ..vv… Trong ngày đoàn tụ sau phần Lễ Giỗ đức thân phụ Lê Văn Bảy là phần “Đố vui để học” có phần thưởng là dịp để ôn bài và nhắc nhở tất cả thành viên trong gia tộc. Điều 17- Tu Chính: Bản nội qui nầy được sự đồng thuật thông qua cuả 2/3 (67%) thành viên tham dự trong HĐGT thì mới có hiệu lực và được áp dụng. Một hay nhiều điều trong bản nội qui nầy sẽ được sử đổi hay hủy bỏ nếu được sự đồng thuận cuả 2/3 thành viên. Những điều khoản mới bổ túc cũng phải được sự đồng thuận đa số tuyệt đối (67%) mới có giá trị ./. Còn tiếp Sơ thảo bởi: Lê Quang ĐẳngNgày 18/1/2011

1- LÊ THÀNH ÁI

2- LÊ THỊ XÍT

3- LÊ THÀNH MÁC

4- LÊ QUANG ĐẲNG

5- LÊ THỊ XA

6- LÊ VĂN NHỮ

7- LÊ ĐÌNH NHÃ

8- LÊ THỊ NHẶN

9- LÊ QUANG HƯU

10- LÊ THỊ THE

Ngoài ra trong Hội Đồng cần có thêm sự chứng kiến và cố vấn của Các Anh Chị, Con của các Bác, Cô, Chú (Anh Chị Em của Ba)

1- LÊ THỊ BẠCH (Chị Út Bạch con của Bác Ba LÊ VĂN HỌC)

2- NGUYỄN THỊ BẠCH TUYẾT (Chị Út Tuyết Con của Cô Tư LÊ THỊ NĂNG)

3- LÊ BÌNH (Anh Bảy Bình Con của Bác Năm LÊ VĂN MẬU)

4- PHẠM VĂN HỒNG (Anh Tám Hồng Con của Cô Sáu LÊ THỊ HỨNG)

5- LÊ QUANG TRỌNG (Ba Trọng Con của Chú Tám LÊ VĂN TRIỆU)

Hiện tại Chúng Ta có tất cả 10 Anh Chị Em, 6 Anh Em Trai và 4 Chị Em Gái.

Bổn Phận- Trách Nhiệm- Quyền Hạn

Tất cả Anh Chị Em và Các Cháu đều có bổn phận, trách nhiệm và quyền hạn như nhau, không phân biệt giàu nghèo, tuổi tác. Những đóng góp về tài chánh hay nhân lực đều được đánh giá ngang nhau. Bất cứ ai sao lãng tinh thần trách nhiệm thì phải tự trách mình chứ đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh.

Trong những trường hợp cấp bách, hay tạm thời thì tại Việt Nam, Anh Hai nhóm họp Anh Chị Em Cháu bàn bạc để quyết định công việc cần làm ngay và chỉ thông báo cho Anh Chị Em bên Úc biết sau.

Còn lại tất cả những chuyện mang tính lâu dài liên quan đến việc phụng dưỡng Mẹ Già, quản lý vườn ruộng hương hỏa và tổ chức Lể Giỗ phải được bàn bạc để đi đến quyết định chung. Tất cả mọi người có quyền đề xuất ý kiến của mình, những ý kiến cá nhân chưa được Hội Đồng Gia Tộc thông qua thì không có giá trị và sẽ không được thực hiện. Những ai cố tình đi ngược lại quyết định của Hội Đồng Gia Tộc coi như tự mình tách ra khỏi LÊ GIA TỘC và mãi mãi sẽ là tội đồ của TỘC HỌ LÊ.

Có một điều mà Anh Chị Em Cháu của Chúng Ta cần thấu hiểu, rỏ ràng và không lẩn bất kỳ ẩn ý nào. Phần Hương Hỏa này sẽ không thuộc về tài sản riêng cho bất cứ ai, tại Việt Nam hay tại Úc, trong hiện tại cũng như trong tương lai.

Phụng Dưỡng Mẹ Già

Chuyện phụng dưỡng cho Mẹ Già là chuyện của tất cả Chúng Ta, năm 2007 Cô Út (LÊ THỊ THE) đã hoàn thành trách nhiệm. Xin cảm ơn về sự đóng góp trực tiếp của Cô Út trong thời gian vừa qua, trong tương lai khi nào cần đến sẽ bàn với Cô sau. Bây giờ Chúng Ta xoay vòng để tất cả Anh Chị Em Cháu, ai cũng có cơ hội đóng góp công sức của mình cho Đại Gia Đình.

tiệc hay bệnh hoạn. Ngoài ra kính xin tất cả các Anh Chị Em khác hãy sẵn sàng ứng chiến tùy theo đòi hỏi của tình hình lúc đột biến.

Đêm hôm cần người đàn ông ngủ tại nhà của Má, phần này kính mong Anh Hai và Anh Chín hợp tác nhau để sắp xếp và chu tất cho chuyện này. Em không muốn nhờ đến Dượng Mười Một hay Dượng Út làm chuyện này, bởi vì Hai Anh là Con Trai mà chính Má đã sinh ra, không ai thương yêu Má của mình hơn mình đâu Anh ạ, mình không thương Má mình thì đâu ai dại gì mà đi thương Má thay cho mình, thế nên Em kính nhờ Hai Anh thay phần trách nhiệm của Em mà giúp Em phần nào trả hiếu cho Má vậy. Kính mong Hai Anh thương Em mà đừng chấp, để khi nào Má trăm tuổi già Em sẽ về chuộc lại lỗi lầm của Em với Hai Anh sau.

Về đất hương hỏa cần phải gom lại một Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất. Phần này bao gồm:

1- Phần đất do Ba đứng tên (LÊ VĂN BẢY) 5465 m2

2- Phần đất do Út The đứng tên dùm cho Ba, 2754,6 m2

3- Phần đất sang lại của Bé Năm con Chú Chín Minh, (ai đứng ra sang thì người đó chịu trách nhiệm về giấy tờ nếu thất lạc).

Nhằm chuyên canh cho vườn và ruộng, cần có người chăm bón thường xuyên hơn. Trong Anh Chị Em của Chúng Ta ai cũng có đất đai ruộng vườn riêng, cho nên công việc khá bề bộn và nặng nhọc. Do đó, chuyện vườn ruộng của phần hương hỏa đề nghị Dượng Mười Một chuyên lo cho phần quản lý và chăm sóc (theo đề xuất của Anh Sáu và Chú Mười Hai). Đề nghị Chị Năm giúp dùm chuyện chi xuất tài chánh.

Về trách nhiệm, ruộng thì lo điều hành như mướn người cày, sạ, làm cỏ, bón phân và thu hoạch. Vườn thì chăm bón như tưới nước, bón phân, làm cỏ, thu hoạch…Mương vườn thì cải tạo lại để nuôi cá.

Công việc của Dượng Mười Một giai đoạn đầu thì bên này sẽ bồi hoàn cho công lao động. Tất cả chi phí thì bàn với Chị Năm như chi mua phân bón, thuốc trừ sâu, mướn làm cỏ, công thu hoạch…Khi đến lúc thu hoạch thì bàn giao lại cho Chị Năm để Chị Năm sắp xếp mối lái đến mão và tiền đó sẽ do Chị Năm quản lý và chi dùng.

Tổ Chức Lễ Giỗ

Đến bây giờ, Anh Chị Em của Chúng Ta may mắn còn đủ mặt, thế nên việc hợp nhau để lo lể giỗ là cần thiết để tạo sinh khí họ hàng thân tộc và ngày càng gắn bó nhau hơn trong tinh thần tương thân tương ái.

Tiếp tục truyền thống của Ba Mẹ trong việc tổ chức Lể Giỗ cho Tổ Tiên Ông Bà. Dựa vào phương châm “Liệu Cơm mà Gắp Mắm” để tổ chức Lể Giỗ cho Ông Bà, phải dựa vào thực lực, không phô trương, không ỷ lại mà phải tự lực cánh sinh trong tinh thần đại đoàn kết gia tộc. Từ nay trở đi, đề nghị tất cả Anh Chị Em Cháu của mình hợp sức lại để tổ chức Lể Giỗ.

Thí dụ bây giờ còn hơn 6 tháng nửa mới đến Giỗ của Ba, Anh Hai là Anh Cả đứng ra họp Anh Chị Em lại để bàn, dự định tổ chức đám giỗ của Ba ra sao? Mọi người cùng bàn, sau đó mỗi người tự phân công và chuẩn bị, người thì nuôi 5 con gà, người nuôi 10 con vịt, người nuôi con heo…Đến chừng còn khỏan 1 tuần lể nửa là đến đám giỗ, họp Anh Chị Em Cháu lại thêm một lần nửa để xem ai nuôi được bao nhiêu gà, vịt, heo, đã chuẩn bị đến đâu rồi. Sau khi tổng hợp lại thì có thể ước lượng đồ ăn có thể đãi được cho bao nhiêu khách rồi từ đó đưa ra sự phân công rạch ròi, danh sách mời là bao nhiêu người, sẽ mời ai và ai sẽ phụ trách đi mời… Thế thì đám giỗ sẽ được tổ chức một cách trang trọng như hồi thời của Ba mình đã từng làm.