Hplc là gì ? Nguyên tắc hoạt động và phạm vi ứng dụng của phương pháp

Hplc là gì

Hplc là gì? nguồn gốc ra đời và hoạt động của nó như thế nào? nơi tìm mua thiết bị Hplc uy tín ở Tp.HCM? Như chúng ta vẫn thường biết, trong hóa học bao gồm các chất đơn chất và các loại hợp chất khác nhau. Một chất có thể được cấu tạo từ nhiều đơn chất khác nhau, vậy có bao giờ chúng ta thắc mắc rằng làm sao người ta có thể biết được trong thuốc trừ sâu có những thành phần nào? Hoặc trong các viên thuốc tây bạn uống có những loại chất nào?

Để có thể tách các chất và nghiên cứu kỹ về chúng, từ nhiều năm trước đây các chuyên gia đã tìm ra phương pháp Sắc ký lỏng hiệu nâng cao. Vậy phương pháp Sắc ký lỏng hiệu nâng cao – HPCL là gì? Chúng hoạt động dựa theo những nguyên tắc nào? Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để hiểu hơn về nó nhé.

KHÁI NIỆM THẾ NÀO LÀ HPLC

HPLC tên viết tắt của phương pháp Sắc ký lỏng hiệu năng cao tên tiếng Anh là: High-performance liquid chromatography, hay còn được gọi là Sắc ký lỏng áp suất cao.

HPLC là một kỹ thuật trong hóa phân tích dùng để tách, nhận biết, định lượng từng thành phần trong hỗn hợp.

NGUỒN GỐC XUẤT HIỆN CỦA HPLC

Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) ra đời trên cơ sở phát triển và cải tiến từ phương pháp sắc ký cột cổ điển.

Từ viết tắt HPLC, được đưa ra bởi Giáo sư Csaba Horváth cho bài báo Pittcon năm 1970, ban đầu chỉ ra rằng áp suất cao được sử dụng để tạo ra dòng chảy qua cột sắc ký. Ban đầu, máy bơm chỉ có áp suất 500 psi [35 bar]. Điều này được gọi là sắc ký lỏng áp suất cao, hoặc HPLC. Đầu những năm 1970 đã chứng kiến ​​một bước tiến lớn trong công nghệ. Những thiết bị HPLC mới có thể tạo ra áp suất tới 6.000 psi [400 bar] và kết hợp các kim tiêm mẫu, đầu dò và cột cải tiến. HPLC thực sự được sử dụng nhiều vào giữa những năm 1970. Với những tiến bộ liên tục về hiệu suất trong thời gian này [hạt nhồi nhỏ hơn, thậm chí áp suất cao hơn], HPLC từ viết tắt vẫn giữ nguyên, nhưng tên đã được thay đổi thành sắc ký lỏng hiệu năng cao.

Hiện nay phương pháp HPLC ngày càng phát triển và hiện đại hóa cao nhờ sự phát triển nhanh chóng của ngành chế tạo máy phân tích. Trong xã hội phát triển ngày nay, đây là phương pháp được ứng dụng rất lớn trong nhiều ngành kiểm nghiệm nhất là kiểm nghiệm thuốc. Và đây là công cụ đắc lực nhất trong phép phân tích định tính và định lượng các loại dược phẩm đa thành phần.

Có thể bạn quan tâm: MSDS là gì? Những điều bạn cần biết về bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất

NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA PHƯƠNG PHÁP HPLC

HPLC là một phương pháp sử dụng kỹ thuật chia tách trong đó pha động là chất lỏng và pha tĩnh chứa trong cột là chất rắn đã được phân chia dưới dạng tiểu phân hoặc một chất lỏng phủ lên một chất mang rắn, hay một chất mang đã được biến bằng liên kết hóa học với các nhóm chức hữu cơ. Phương pháp này ngày càng được sử dụng rộng rãi và phổ biến vì nhiều lý do: có độ nhạy cao, khả năng định lượng tốt, thích hợp tách các hợp chất khó bay hơi hoặc dễ phân hủy nhiệt.

HPLC được phân biệt với sắc ký lỏng truyền thống áp suất thấp bởi vì áp suất hoạt động của nó cao hơn nhiều (50-350 bar), trong khi sắc ký lỏng thông thường chỉ dựa trên lực hút trái đất để pha động đi qua cột. Do chỉ có một lượng nhỏ mẫu được tách bằng phân tích HPLC, cột có kích thước 2.1-4.6 mm cho đường kính và 30-250 mm cho chiều dài. Cột HPLC cũng đổ với kích thước hạt hấp phụ nhỏ hơn (trung bình kích thước hạt 2-50 micro met). Điều này mang lại HPLC hiệu quả phân giải cao (khả năng tách biệt từng chất) khi mà tách hỗn hợp, làm cho nó trở thành phương pháp sắc ký phổ biến.

PHÂN LOẠI HPLC

Dựa vào sự khác nhau về cơ chế tách chiết sử dụng trong HPLC, có thể chia HPLC thành 4 loại như sau:

    • Sắc ký hấp phụ hay sắc ký lỏng rắn (adsorption/liquid chromatography).
    • Sắc ký phân bố (partition chromatography).
    • Sắc ký ion (ion chromatography).
    • Sắc ký rây phân tử (size exclusion/gel permeation chromatography).

Trong đó, sắc ký phân bố (SKPB) được ứng dụng nhiều nhất vì có thể phân tích được những hợp chất từ không phân cực đến những hợp chất rất phân cực, hợp chất ion có khối lượng phân tử không quá lớn (<3000).

PHẠM VI ỨNG DỤNG CỦA PHƯƠNG PHÁP HPLC

  • Phạm vi ứng dụng của phương pháp HPLC rất rộng, hiện nay phương pháp HPLC là phương pháp rất phổ biến và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành khác nhau như: phân tích các hợp chất thuốc trừ sâu, thuốc kháng sinh, các chất phụ gia thực phẩm trong lĩnh vực thực phẩm, dược phẩm, môi trường…
  • Vì ưu điểm của phương pháp này có độ nhạy cảm cao, có khả năng định lượng tốt, mức độ chính xác cao, đặc biệt thích hợp để tách các chất khó bay hơi và các chất dễ bị phân hủy nhiệt nên nó được sử dụng khá nhiều cho những mục đích sản xuất, nghiên cứu thí nghiệm, pháp lý và y dược.
  • HPLC còn có ứng dụng đối với ngành môi trường, phương pháp này có nhiều ứng dụng quan trọng trong phân tích môi trường bao gồm để phân tích các loại hóa chất hydrazine, formaldehyd, bisphenol A và các phân tử hữu cơ khác với độ chính xác cao đến một phần triệu. HPLC cho phép xác định các hợp chất dễ bay hơi và nhiệt độ thấp. Kỹ thuật này rất hữu ích trong việc phân tích các chất gây ô nhiễm thực phẩm, bao gồm cả dư lượng thuốc trừ sâu.

Tìm hiểu thông tin thêm: Ec là gì? TDS là gì? Vai trò và cách đo EC/TDS đơn giản nhất

THIẾT BỊ HPLC VÀ NƠI MUA THIẾT BỊ HPLC UY TÍN

THIẾT BỊ HPLC VÀ NƠI MUA THIẾT BỊ HPLC UY TÍN

Với tốc độ phát triển chóng mặt của các thiết bị công nghệ ngày nay, người tiêu dùng có rất nhiều lựa chọn cho mình. Tuy nhiên để tìm được một nơi uy tín để có thể có được một sản phẩm chất lượng và phù hợp giá thành thì thực sự không dễ dàng. Nếu khách hàng đang lo lắng về điều đó, hãy để Trung Sơn giúp bạn. Công ty chúng tôi chuyên phân phối các thiết bị công nghệ đảm bảo chất lượng tiêu chuẩn. Với uy tín làm việc trong ngành công nghệ, chúng tôi rất hy vọng được phục vụ bạn một cách tận tình nhất.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi nếu có bất kì thắc mắc nào về sản phẩm, hy vọng rằng qua bài viết này sẽ giúp khách hàng có thể hiểu hơn về đặc điểm và công dụng của HPLC.

Thông tin thêm: EDTA là gì? Tính chất và ứng dụng của hoá chất này