Chữ ký số được xem là công cụ hữu hiệu để đảm bảo sự an toàn, bảo mật trong các giao dịch điện tử. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng USB Token làm thương thức ký số của doanh nghiệp mình, tuy nhiên, USB Token có tốc độ ký thấp, ký phân tán, không dùng được trên Mobile, do vậy, chưa thể đáp ứng được nhu cầu ký số của các doanh nghiệp vừa và lớn.
HSM là gì?
HSM (viết tắt của Hardware Security Module) là một thiết bị điện toán vật lí có chức năng quản trị và bảo vệ các cặp khóa, chứng thư số cho các ứng dụng xác thực mạnh và xử lý mật mã. HSM thường được sản xuất dưới dạng một card PCI cắm vào máy tính hoặc một thiết bị độc lập có kết nối mạng.
Chữ ký số HSM là gì?
Chữ ký số HSM là loại chữ ký số sử dụng công nghệ HSM để lưu trữ cặp hóa và sử dụng các giao thức mạng để truyền nhận và xử lý lệnh ký. Tìm hiểu thêm về chữ ký số là gì? Đăng ký chữ ký số như thế nào? tại đây!
Vậy chứng thứ số HSM là gì?
Chứng thư số là một loại chứng thư điện tử do tổ chức dịch vụ chứng thực chữ ký số cung cấp. Hiểu một cách dễ hiểu nhất thì chứng thứ số giống như là một “chứng minh thư” của doanh nghiệp dùng trong môi trường của internet và máy tính.
Chứng thư số HSM đảm bảo cho người dùng về hiệu năng không giới hạn, hỗ trợ tích hợp với các hệ thống ký số nâng cao (PadES, CadES, XadES), ký đóng dấu thời gian Timestamp, chứng thực điện tử lâu dài LTV, lưu trữ điện tử LTANS… với mô hình ký số quản trị tập trung, kiểm soát đầu cuối (on-premise) hoặc dịch vụ trên nền tảng đám mây.
Chứng thư số và chữ kí số là hai công cụ giúp người dùng xử lí giao dịch hiệu quả. Trong đó, chúng ta có thể hình dung chữ ký số giống như một chiếc bút mực, trong đó: Vỏ chiếc bút mực chính là thiết bị chữ ký số, phần mực của bút chính là khóa bí mật và chứng thư số. Để chiếc bút có thể ký được thì cần có cả vỏ bút và mực. Cũng như vậy, chữ ký số cần phải có cả thiết bị lưu khóa bí mật và chứng thư số.
Khi gia hạn chữ ký số thì người dùng chỉ cần gia hạn chứng thư số, cũng giống như việc “bơm” thêm mực vào bút mà không cần phải mua mới thiết bị. Như vậy, chứng thư số là một phần của chữ ký số. Hiện tại chứng thư số được cung cấp bởi các nhà cung cấp như: NewCA, BkavCA, Viettel, FPT…
Đặc điểm của chữ ký số HSM
So với USB Token, chữ ký số HSM sở hữu những ưu điểm vượt trội như:
- Đây là loại thiết bị phần cứng có thể sinh ra cặp khoá công khai/khoá bí mật và đồng thời, bảo vệ cặp khoá đó.
- Chữ ký số HSM có thể xử lý các tác vụ với tốc độ cao – khoảng 1200 tác vụ/giây.
- Hơn hết, chữ ký số HSM còn phù hợp với các doanh nghiệp có nhu cầu cao về việc ký số hoặc là hỗ trợ ký tự động.
Tuỳ vào đơn vị cung cấp chữ ký số HSM khác nhau mà về nền tảng công nghệ, cũng như về hệ thống của mỗi đơn vị khác nhau mà chữ ký số sẽ có những tính năng, ứng dụng ưu việt khác nhau trong giao dịch. Tuy nhiên, có một số đặc điểm mà mọi chữ ký số HSM đều phải đáp ứng được như sau:
- Thứ nhất, chữ ký số HSM phải có giá trị pháp lý tương đương với chữ ký số doanh nghiệp dạng.
- Thứ hai, thiết bị HSM cần đáp ứng việc ký số tự động.
- Thứ ba, với chữ ký số HSM, việc phân quyền và thực hiện linh động việc ký số cũng cần được đảm bảo chặt chẽ.
Chữ ký số HSM dùng để làm gì? Ứng dụng của chữ ký số HSM
Với sự tiện lợi, nhanh chóng, chữ ký số HSM được sử dụng khi muốn thực hiện giao dịch điện tử như Internet Banking, thanh toán hàng hoá trên các kênh online, các sàn thương mại điện tử, v.v… Hơn nữa, việc sử dụng chữ ký số HSM còn được thực hiện cho các ứng dụng liên quan đến các công văn, hợp đồng hải quan, các hồ sơ, bệnh án và các dịch vụ công khác.
Tóm lại, chữ ký số HSM có ứng dụng có thể nói là tương tự chữ ký số doanh nghiệp, với một tốc độ lớn và nhiều hơn. Chữ ký số HSM đáp ứng nhu cầu chữ ký số trực tuyến thay thế USB token cho tất cả các loại hình và quy mô doanh nghiệp, đảm bảo đáp ứng các quy định của pháp luật; có tốc độ ký số cao, xác thực an toàn; tiện lợi cho người dùng có thể ký số trên các thiết bị di động; giá cả phải chăng, đặc biệt khi áp dụng cho số lượng lớn chứng thư số cá nhân; ký số tập trung thay vì phân tán; phân quyền được nhiều người dùng chung 1 chứng thư số (CTS) của tổ chức, doanh nghiệp.
Bảng giá chữ ký số HSM
So với USB Token hay Smartcard thì thiết bị chữ ký số HSM có nhiều tính năng, ưu điểm vượt trội hơn nhằm đáp ứng nhu cầu ký số của các doanh nghiệp lớn. Vậy, khi muốn sử dụng chữ ký số HSM thì thì Quý khách hàng cần bỏ ra số tiền bao nhiêu? Hãy tham khảo bảng giá qua bài viết của chúng tôi dưới đây.
Bảng giá chữ ký số HSM (Đơn vị: VND)
Hiện tại, với việc FastCA hợp tác cùng NewCA để triển khai cung cấp dịch vụ, hỗ trợ và chăm sóc khách hàng đã và đang sử dụng chữ ký số, bảng giá chữ ký số HSM hiện tại như sau:
Thời gian sử dụng 1 năm 2 năm 3 năm Giá dịch vụ 8.000.000 13.500.000 16.500.000 VAT (10%) 800.000 1.350.000 1.650.000 Tổng thanh toán 8.800.000 14.850.000 18.150.000
Đối với dich vụ NewCA-CyberHSM hợp tác với FastCA, bảng giá hiện hành như sau:
Thời gian sử dụng 1 năm 2 năm 3 năm Giá dịch vụ 1.500.000 2.550.000 2.950.000 VAT (10%) 150.000 225.000 295.000 Tổng thanh toán 1.650.000 2.805.000 3.245.000
Một số lưu ý khi sử dụng chữ ký số HSM
Cần nắm được giá trị pháp lý của chữ ký số
Với chữ ký số, doanh nghiệp, cá nhân hay nhân viên cần nắm được những giá trị pháp lý được quy định tại Điều 8, Nghị định 130/2018/NĐ-CP ngày 27/9/2018 như sau:
- Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằng chữ ký số và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
- Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký số cơ quan, tổ chức và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
Cần đảm bảo hệ thống phù hợp với hình thức kinh doanh
Với chữ ký số HSM, do được thiết kế với một tốc độ xác thực và mã hoá có phần nhỉnh hơn so với USB Token và Smartcard, cùng với lượng giao dịch lớn và diễn ra mọi lúc, mọi nơi nên những doanh nghiệp lớn, có hệ thống, quy mô hạ tầng tốt cùng những trang thiết bị hiện đại sẽ thường lựa chọn giải pháp này như một lựa chọn tối ưu.
Cần quan tâm tới những ưu nhược điểm của chữ ký số HSM
Khi sử dụng chữ ký số HSM, cần quan tâm những ưu điểm và nhược điểm chính trước khi sử dụng như sau:
Ưu điểm
- Khả năng xác định nguồn gốc
- Tính pháp lý cao
- Tính toàn vẹn và bảo toàn văn bản
- Không tốn thời gian, công sức
- Sử dụng được mọi lúc, mọi nơi
- Hỗ trợ lượng lớn giao dịch
Nhược điểm
- Lệ thuộc vào OTP/Username-Password/Biometrics
- Có thời hạn nhất định
- Khó kiểm soát luồng giao dịch
Mua chữ ký số HSM ở đâu? Dịch vụ chữ ký số HSM nào uy tín?
Hiện nay, doanh nghiệp có thể mua chữ ký số HSM theo quy định về chữ ký số tại Việt Nam của rất nhiều doanh nghiệp, nổi bật nhất là nhà cung cấp chữ ký số công cộng FastCA. Điểm đặc biệt của FastCA so với các nhà cung cấp khác là dịch vụ chứng thực chữ ký số Việt Nam đầu tiên và duy nhất trang bị cặp khóa được đảm bảo an toàn trong thiết bị chuyên dụng bảo mật HSM đáp ứng tiêu chuẩn FIPS PUB 140-2 level 3/4.
Với phương châm cung cấp dịch vụ nhanh chóng, thủ tục đơn giản, thuận tiện cho khách hàng, hỗ trợ đối tác và khách hàng tận tình, FastCA rất mong muốn được hợp tác với tất cả các đối tác kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ doanh nghiệp và chữ ký số trên toàn quốc với nhiều chính sách, tỷ lệ chiết khấu và nhiều chương trình ưu đãi.
Lời kết
Trên đây, FastCA đã tổng hợp và giải thích một cách ngắn gọn về chữ ký số HSM, cũng như một số ứng dụng cơ bản của chữ ký số này. Hi vọng thông qua bài viết, quý độc giả có thể hiểu rõ hơn về chữ ký số HSM, cũng như có thể áp dụng để phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp cũng như của cá nhân.
Trong quá trình sử dụng chữ ký số HSM, có thể một số doanh nghiệp hoặc cá nhân chưa áp dụng được một cách tối ưu nhất, và chúng tôi – FastCA, với thiết bị HSM đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn FIPS PUB 140-2 level 3/4 – có thể hỗ trợ quý khách hàng.
Mọi thông tin chi tiết về đăng ký chữ ký số xin vui lòng liên hệ:
- Website: https://fastca.vn/
- Hotline: 1900 2158
- Email: info@fastca.vn