Hữu danh vô thực là gì? Ý nghĩa của câu thành ngữ Hữu danh vô thực. Bài viết nêu ra khái niệm, phân tích mặt ngữ nghĩa để độc giả hiểu rõ câu nói quen thuộc.
Có những câu thành ngữ, tục ngữ chỉ cần nhìn mặt chữ đã có thể hiểu rõ ý nghĩa là gì. Nhưng cũng có những câu thành ngữ nếu nhìn vào mặt chữ vẫn chưa thể hiểu rõ, thậm chí bị hiểu sai vấn đề một cách trầm trọng.
Điển hình như câu thành ngữ: “Hữu danh vô thực”. Bởi mọi người dễ nhầm lẫn chữ “thực” ở đây tức là thức ăn (trong câu “Có thực mới vực được đạo“). Vậy ý nghĩa thực sự của Hữu danh vô thực là như thế nào?
Hữu danh vô thực là gì?
Hữu danh vô thực có nghĩa là “chỉ có tiếng nhưng trong thực tế không có gì”.
- Giải nghĩa lối chiết tự: Hữu = có, Danh = tiếng tăm, Vô = không, Thực = thực tài/thực lực.
Câu nói muốn nhắc nhở chúng ta cần phải coi trọng cái “thực danh”, không nên hám danh. Danh tiếng cần phải tương xứng với năng lực của bản thân khi đó mới bền vững, mới nhận được sự tín nhiệm, khâm phục của mọi người.
Xem thêm: Trong cái rủi có cái may nghĩa là gì?
– Thành ngữ liên quan:
Hữu danh vô thật (đồng nghĩa)Hư hữu kỳ danhThùng rỗng kêu toDanh bất xứng thựcCó tiếng mà không có miếngDanh chi vu thục
Hữu danh vô thực dịch sang ngôn ngữ
- Hữu danh vô thực tiếng Anh là gì? ➜ Nominal; on paper; in name only; figurehead.
- Hữu danh vô thực tiếng Trung là gì? ➜ 有名无实/Yǒu míng wú shí.
- Hữu danh vô thực tiếng Hàn có nghĩa là gì? ➜ 유명무실.
- Hữu danh vô thực tiếng Nhật nghĩa là gì? ➜ ゆうめいむじつ.
Bàn luận về thành ngữ “Hữu danh vô thực”
Thưa các bạn, để phân tích rõ hơn câu thành ngữ “Hữu danh vô thực”. Chúng ta có thể hiểu như sau:
- Hữu danh có nghĩa là có danh, được nổi danh, được nổi tiếng, được nhiều người biết đến.
- Vô thực là không có thực chất, không có thực tài, không có thực lực.
Vậy nôm na ta bảo Hữu danh vô thực tức là “làm mà không làm”. Nhìn vào danh thiếp thì thấy bằng cấp, chức tước, đao to búa lớn. Nhưng thành tích kết quả từng trải, kinh nghiệm lại vô thực.
Đối với Hữu danh vô thực, chúng ta có thể liên hệ tới những câu thành ngữ như: Thùng rỗng kêu to, làm quan mà không có lính, làm thầy mà không có trò, có tiếng mà không có miếng…
Và trong một vài trường hợp, người ta cũng nêu lên trường hợp điển hình cho câu thành ngữ “Rao đầu dê mà bán thịt chó”. Để nhằm ám chỉ những kẻ thích khoác lác, huênh hoang, thích khoe khoang, nhưng thực chất không có tài cán gì.
Văn hóa, văn học để lại những danh ngôn về triết lý Hữu danh, là những tiếng thơm tiếng tốt để lưu danh hậu thế. Điển hình như cụ Nguyễn Công Trứ bàn về chữ Hữu danh, trong bài thơ “Làm cho tỏ mặt nam nhi”:
“Phải có danh mà đối với núi sông. Đi không chẳng lẽ lại về không?”
Cái chi chi, cái chữ danh mà cụ Nguyễn Công Trứ nói ở đây chính là điều cần để lại tiếng thơm, tiếng tốt trong những ngày mình còn sống trên cõi đời.
Xem thêm: Tứ mã nan truy là gì? Hiểu thế nào cho đúng?
Sách châm ngôn trong Thánh Kinh có nhiều lời bàn về chữ Danh rất ý nghĩa:
“Danh thơm tiếng tốt còn hơn tiền của nhiều. Tự cao dẫn đến sự suy vi, Khiêm nhường đem lại sự tôn trọng. Bao nhiêu kẻ khoe thân khoe nghĩa, Nhưng kiếm đâu một kẻ trung thành. Thà vô danh mà có kẻ hầu người hạ, Còn hơn ông này bà nọ mà bụng đói meo.”
Để góp lời bàn về việc Hữu danh một cách tích cực và đích thực, ta có thể nương vào câu “Hữu xạ tự nhiên hương“. Hữu xạ tự nhiên hương là câu thành ngữ dùng để khích lệ tinh thần của những người “vô danh”, không cần xướng danh, mà cũng chẳng cần phải mạo danh.
Vì danh bất hư truyền phải là thanh danh có tiếng thơm, không cần phải hữu danh, mà là hữu xạ (xạ là hương thơm).
Nếu thực sự có tiếng thơm, bởi lẽ đã có thực tài thực lực, có thực chất và cả THỰC LÒNG thì tự nhiên hương thơm tỏa ngát giống như đóa sen tinh khiết giữa bùn lầy.
Vì thế nếu có tài thì hãy cảm ơn trời đã ban cho mình. Nếu có danh hãy cảm ơn đời đã ban cho mình cái danh. Nhưng nếu trời không ban và đời không cho, thì cũng cần phải sống một cách thỏa lòng và trọn với đạo lý làm người.
Thành tài, thành danh tùy thuộc vào sự cố gắng, quyết tâm trong mỗi người. Chứ không phải được ngụy trang, che giấu bởi một thứ gì đó.
Nhìn chung, thành công, thành đạt, thành danh, hay thành tài đều không quan trọng bằng hai chữ “thành nhân”. Đó là điều chúng tôi muốn truyền tải thông qua bài viết này.
Lời kết
Bàn về thành ngữ Hữu danh vô thực, cũng không thể không nhắc tới những thành ngữ đối lập mặt chữ nghĩa, hay liên quan tới lối chiết tự của nó: Hữu danh hữu thực, Hữu thực vô danh…
Người Hữu danh hữu thực là người đã “Danh bất hư truyền”, đã có danh tiếng và được người đời công nhận. Người Hữu thực vô danh là người có tài năng, nhưng không may mắn trong tiếng tăm, hoặc họ chỉ thích lối sống ở ẩn.
Điều đó để cho thấy, mỗi người mỗi tính cách khác nhau. Có người thích khoe mẻ, nhưng có người chỉ thích sự đơn giản. Điều quan trọng nhất vẫn là sống sao cho ý nghĩa cuộc đời và không để lại tiếng xấu muôn đời.