Ảnh minh họa
Huyết áp là chỉ số phản ánh áp suất lên thành mạch máu, biểu hiện bằng huyết áp tâm trương tương ứng với sức bóp lớn nhất của tim và huyết áp tâm thu tương ứng với sức ép nhỏ nhất lên thành động mạch. Huyết áp bình thường huyết áp tâm thu ổn định dưới 120 mmHg và huyết áp tâm trương ổn định dưới 80 mmHg. Giữa huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương cũng cần duy trì khoảng cách phù hợp, đảm bảo cho hoạt động tuần hoàn máu của cơ thể diễn ra bình thường.
Huyết áp kẹt là tình trạng khoảng cách giữa huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương nhỏ hơn hoặc bằng 20 mmHg.
-
Nguyên nhân kẹt huyết áp
-
Do bị mất máu nội mạch: Thường gặp trong các trường hợp biến chứng của suy tim hay sốt xuất huyết làm dịch thoát ra khỏi lòng mạch hoặc do bị chấn thương.
-
Do các bệnh lý về van tim mà chủ yếu là do hẹp van động mạch chủ và hẹp van hai lá. Trong bệnh cảnh hẹp van động mạch chủ, huyết áp tâm thu sẽ giảm do bị giảm lượng máu tống ra khỏi thất trái. Ngược lại, trong hẹp van hai lá, huyết áp tâm trương lại bị tăng lên do máu bị ứ lại ở thì tâm trương. Các hiện tượng này xảy ra đều gây nên tình trạng huyết áp kẹp.
-
Do các bệnh lý khác ở tim như suy tim, cổ trướng, tràn dịch ngoài màng tim gây chèn ép tim…
Khi xác định được nguyên nhân gây kẹt huyết áp, việc kiểm soát và điều trị sẽ trở nên dễ dàng hơn. Đôi khi biến chứng sức khỏe do bệnh lý nguy hiểm hơn là rủi ro do huyết áp kẹt gây ra.
Huyết áp kẹt làm giảm hiệu lực bơm máu của tim gây nên tình trạng giảm tuần hoàn hoặc tuần hoàn bị ứ trệ. Biểu hiện:
-
Đau đầu, hoa mắt chóng mặt, choáng váng.
-
Tức ngực khó thở, hơi thở ngắn, có thể hụt hơi.
-
Suy giảm trí nhớ, khả năng tập trung kém và đôi khi có cảm giác ớn lạnh.
-
Huyết áp kẹp nếu kéo dài dễ dẫn đến suy tim do tạo ra lực cản ngoại vi lớn làm phì đại thất trái.
-
-
Nên làm gì khi bị huyết áp kẹt?
Huyết áp kẹt là tình trạng sức khỏe nguy hiểm, càng kéo dài càng ảnh hưởng tới chức năng tim và hoạt động tuần hoàn máu. Do đó, bệnh nhân cần có kiến thức để phát hiện sớm và xử lý đúng cách nếu gặp phải tình trạng này.
Cách xử trí khi bị huyết áp kẹt
-
Nằm nghỉ ngơi thư giãn.
-
Cố gắng hít thở sâu và đều.
-
Ngừng các hoạt động công việc gắng sức để đảm bảo cho hoạt động của tim được điều hòa và ổn định.
-
Liên hệ ngay bác sĩ có chuyên môn để được chỉ định dùng thuốc ổn định huyết áp kịp thời.Nhiều bệnh nhân thường mất bình tĩnh, lo lắng khi có triệu chứng huyết áp kẹt. Điều này chỉ khiến dao động huyết áp tăng lên. Khi triệu chứng giảm cũng không nên chủ quan, cần sớm tới khám bác sĩ để được chỉ định điều trị.
-
Nếu bệnh nhân có bệnh lý tim mạch hoặc huyết áp đã chẩn đoán, cần dùng thuốc ổn định huyết áp kịp thời. Lưu ý dùng thuốc phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Biện pháp phòng ngừa huyết áp kẹt và biến chứng hiệu quả
Phòng ngừa tái phát và biến chứng luôn được ưu tiên hơn điều trị và khắc phục khi biến chứng đáng tiếc đã xảy ra. Đầu tiên bệnh nhân phải hiểu rõ tình trạng huyết áp bất ổn của mình để giữ tâm lý ổn định, có thái độ quan tâm chăm sóc hơn đến sức khỏe.
Các biện pháp sau vừa giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, sức đề kháng và hạn chế huyết áp kẹt tái phát, tiến triển thành biến chứng nặng.
-
-
Theo dõi huyết áp thường xuyên
Người bệnh hoặc người nhà cần trang bị thiết bị kiểm tra huyết áp tại nhà để theo dõi thường xuyên tình trạng huyết áp. Nếu huyết áp dao động nhiều bất thường thì nên thông báo với bác sĩ để được tư vấn, chẩn đoán kỹ hơn.
-
Có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học
Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và lành mạnh, sinh hoạt khoa học tăng cường sức khỏe là biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả để huyết áp của bạn ổn định hơn.
-
Tập thể dục phù hợp và đều đặn
Tập luyện thể thao, vận động cơ thể hàng ngày được chứng minh có lợi ích lớn cho sức khỏe nói chung và hoạt động của tim mạch nói riêng. Điều này cũng giúp người bệnh kiểm soát huyết áp tốt hơn, ngừa huyết áp kẹt biến chứng.
-
Tuân thủ điều trị
Nếu được chỉ định điều trị huyết áp kẹt bằng thuốc hoặc các bệnh lý tim mạch khác, hãy tuân thủ điều trị, không tự ý dừng, bỏ hoặc tăng liều thuốc. Bệnh lý tim mạch có thể biến chứng nguy hiểm bất cứ lúc nào nên không được chủ quan với bệnh.
Như vậy, huyết áp kẹt là bệnh lý huyết áp nguy hiểm, có thể gây nhiều biến chứng đe dọa đến sức khỏe con người. Do đó không nên chủ quan nếu có dấu hiệu bệnh nghi ngờ hoặc được chẩn đoán, cần điều trị kịp thời và tích cực./.
Bùi Thành (t/h)