Các huyệt đạo trên cơ thể – Bấm đúng huyệt chữa bách bệnh

Huyệt đạo là gì

Châm cứu và bấm huyệt từ lâu đã trở thành một phương pháp chữa bệnh quen thuộc được nhiều người tin dùng. Mục đích của cả hai phương pháp này đều là kích thích vào các huyệt đạo trọng yếu của cơ thể để giải phóng độc tố, kích thích cơ thể hấp thụ và trao đổi chất. Tuy nhiên, có không ít người bệnh vẫn còn thắc mắc huyệt đạo là gì và tác dụng của chúng.

Huyệt đạo là gì?

Huyệt đạo được hiểu là các vị trí quy tụ thần khí của tạng phủ, kinh lạc, gân cơ, xương khớp. Những huyệt này nằm cố định tại một vị trí và được phân bố rải rác trên khắp cơ thể người. Theo Y học cổ truyền, huyệt có mối quan hệ mật thiết với kinh lạc và tạng phủ, do nó nằm trên hoặc được nối trực tiếp với kinh lạc qua các dây thần kinh.

Con người có bao nhiêu huyệt đạo?

Theo Y học Phương Đông, cơ thể con người bao gồm 108 đại huyệt đạo với 36 huyệt nguy hiểm, hay còn gọi là “tử huyệt”. Việc tác động vào các huyệt đạo trên cơ thể có thể gây ra tác hại rất lớn về sức khỏe, thậm chí là tử vong. Các huyệt đạo nằm dọc theo 12 đường kinh chính của cơ thể là:

  • Thái âm phế;
  • Dương minh đại trường;
  • Thiếu âm tâm;
  • Thái dương tiểu trường;
  • Thái âm tỳ;
  • Dương minh vị;
  • Thiếu âm thận;
  • Thái dương bàng quang;
  • Quyết âm can;
  • Thiếu dương đởm;
  • Quyết âm tâm bào;
  • Thiếu dương tam tiêu.

Và 8 mạch kỳ kinh là:

  • Đốc mạch;
  • Nhâm mạch;
  • Xung mạch;
  • Đới mạch;
  • Âm kiểu mạch;
  • Dương kiểu mạch;
  • Âm duy mạch;
  • Dương duy mạch.

10 huyệt đạo thường dùng trên cơ thể

Chính nhờ sự thông thạo về các huyệt đạo trên cơ thể, người xưa đã truyền lại các bài thuốc bấm huyệt đạo để chữa trị bách bệnh mà không cần dùng đến thuốc Tây y. Dưới đây là 10 huyệt đạo thường dùng nhất mà bạn hoàn toàn có thể thực hành tại nhà:

Huyệt phong trì

Vị trí huyệt nằm ở hai cạnh của hai dây chằng lớn phía sau trán, song song với dái tai. Tác dụng chính của huyệt là làm giảm các chứng bệnh đau đầu, chóng mặt, ù tai, căng cứng xương cổ và thư giãn các cơ vùng cổ. Đặc biệt là khi vào mùa đông, khi phải tiếp xúc với luồng khí lạnh đột ngột, bạn nên thường xuyên ấn huyệt phong trì để ngăn ngừa nguy cơ cảm lạnh.

Huyệt hợp cốc

Huyệt hợp cốc nằm ở phần lõm của xương nối giữa ngón trỏ và ngón cái. Huyệt đạo này được biết đến như một liều thuốc giảm đau. Nguyên nhân là do các cơn đau trên da đều có thể được điều trị nhờ vào việc massage huyệt hợp cốc.

Vì vậy, bất kể là bạn bị đau răng, đau đầu hay đau bụng,… bạn hãy dùng ngón tay cái và nhấn vào huyệt hợp cốc trong 15 phút.

Huyệt quan nguyên

Huyệt đạo này có vị trí nằm ở vùng hạ đan điền, trên đường trục giữa cơ thể và dưới rốn khoảng 7 – 8cm. Để áp dụng huyệt này, bạn chỉ cần đặt 4 ngón tay lên bụng, sao cho ngón đầu tiên chạm rốn. Vị trí của ngón tay thứ 4 phía dưới chính là huyệt quan nguyên.

Đối với nam giới, massage huyệt quan nguyên giúp bổ thận, tráng dương, khai thông kinh lạc. Còn đối với phụ nữ, bấm huyệt giúp điều trị các bệnh phụ khoa như: Đau bụng kinh, tắc kinh, khí hư,.. Ngoài ra, nó còn có tác dụng cải thiện rất tốt các trường hợp tiêu chảy, trĩ, tiểu ra máu,… và giúp tăng cường sức đề kháng rất tốt.

Huyệt túc tam lý

Trên mặt trước của cẳng chân, dưới đầu gối 7 – 8 cm, ở giữa nơi tiếp nối 2 cẳng xương chính là vị trí của huyệt túc tam lý. Huyệt có tác dụng trị đau dạ dày, nôn mửa, tiêu hóa kém, viêm ruột, liệt chi dưới, cơ thể, thần kinh suy nhược.

Để thực hiện, bạn dùng ngón tay trỏ hoặc ngón cái của cả hai tay bấm đồng thời huyệt túc tam lý của cả hai chân liên tục từ nhẹ đến mạnh.

Huyệt tam âm giao

Huyệt tam âm giao nằm ở vùng mặt trong của cổ chân, tính từ đỉnh xương mắt cá trong tiến lên khoảng 4 ngón tay. Chị em thường xuyên ấn huyệt này sẽ giúp đả thông kinh mạch, điều hòa chức năng của tử cung và buồng trứng. Ngoài ra, nó còn có thể trị tàn nhang, xóa nếp nhăn, trị mụn và dị ứng da rất tốt.

Huyệt ủy trung

Huyệt này nằm ở giữa nếp gấp phía sau đầu gối, có vai trò điều trị thoát vị đĩa đệm, đau đầu gối, đau thắt lưng vô cùng hiệu quả. Đối với huyệt ủy trung, bạn nên tiến hành ấn 1 lần rồi thả 1 lần và phối hợp co duỗi chân.

Huyệt dũng tuyền

Trước tiên, bạn co bàn chân, gập các ngón chân lại. Chỗ lõm xuất hiện ngay ở 2/3 gan bàn chân chính là vị trí của huyệt. Thông qua huyệt dũng tuyền, con người có thể thúc đẩy hệ thống lưu thông máu, kích thích thải độc qua thận và ổn định nội tiết.

Huyệt nội đình

Vị trí huyệt nội đình nằm ở sau xương đốt 1 của ngón chân thứ 2, giữ kẽ ngón chân thứ 2 và 3. Việc massage huyệt nội đình có thể làm giảm nóng trong, phòng ngừa các bệnh về nướu, đau họng, loại bỏ mùi hôi của hơi thở và ngăn ngừa táo bón.

Huyệt cực tuyền

Huyệt xuất hiện ở nơi lõm xuống ở giữa nách, có tác dụng rõ rệt trong điều trị các cơn đau thắt ngực, bệnh viêm mạch vành, viêm màng ngoài tim. Vì vậy, việc massage huyệt cực tuyền mỗi ngày chính là cách rất tốt giúp nâng cao chức năng trái tim.

Huyệt đại chùy

Huyệt nằm trên đường thẳng của xương cột sống, dưới đốt sống cổ thứ 7, tức là phần nhô cao nhất sau đầu và cổ. Tác dụng chính của huyệt là khơi thông tình trạng tắc kinh lạc, trừ phong, loại bỏ gió lạnh.

Bạn ngồi thẳng lưng, đầu hơi cúi về phía trước, dùng ngón cái hoặc ngón trỏ ấn một lực tương đối mạnh vào huyệt rồi thả lỏng theo nhịp của tay.

Trên đây là các huyệt đạo trên cơ thể con người. Mong rằng qua bài viết trên, bạn đã áp dụng được vai trò của huyệt đạo vào việc trừ bệnh và nâng cao sức khỏe cho bản thân.

Thu Trang

Nguồn tham khảo: Tổng hợp